Xếp lương, nâng bậc lương tại công ty cổ phần

Bà Phó Thị Kim Ngân (kimnganpmc@...) đề nghị hướng dẫn việc xếp lương, nâng bậc lương đối với người lao động tại công ty cổ phần đã được chuyển đổi từ doanh nghiệp Nhà nước.

Thêm chế độ với nhân viên nấu ăn trong các trường mầm non công lập
Lương siêu khủng của Bầu Đức: 3,4 tỷ năm 2014
Hệ số lương giảng viên cao cấp lên tới 8,0
Tăng lương 2015: Các đối tượng được tăng lương thêm 8%

Công ty nơi bà Ngân làm việc là công ty cổ phần được chuyển đổi từ doanh nghiệp Nhà nước, đang áp dụng thang bảng lương Nhà nước theo Nghị định số 205/2004/NĐ-CP. Vừa qua, công ty tuyển dụng thêm một số lao động làm nghề xoắn bện cáp (bảng A1, thang lương 7 bậc, ngành 6, nhóm 2) và nghề bọc trộn nhựa (bảng A2, thang lương 6 bậc, ngành 2, nhóm 3), số lao động trên đã tốt nghiệp các trường cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và cao đẳng nghề.

Công ty đã ký hợp đồng đào tạo tại chỗ 3 tháng trước khi tuyển dụng, sau khóa đào tạo công ty tổ chức thi lý thuyết và thực hành, số lao động trên đều đạt tiêu chuẩn công nhân bậc 3/7 và 3/6 của 2 nhóm nghề trên. Sau đó công ty ra quyết định tuyển dụng vào làm công nhân bậc 2/7 và 2/6. Tuy nhiên, khi công ty làm thủ tục tham gia BHXH cho số lao động trên thì cơ quan BHXH chỉ chấp nhận cho 1 lao động có bằng tốt nghiệp cao đẳng nghề được đóng BHXH ở bậc 2/6 (hệ số 2,13), số còn lại (tốt nghiệp cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp, không phải trường nghề) chỉ được chấp nhận đóng BHXH ở bậc 1/7 (hệ số 1,67) và 1/6 (hệ số 1,78).

Xếp lương, nâng bậc lương tại công ty cổ phần

Bà Ngân hỏi, các trường hợp tuyển dụng của công ty phải thực hiện xếp bậc lương như thế nào cho đúng quy định? Văn bản nào hướng dẫn xếp lương cho lao động mới tuyển dụng (bao gồm cả lao động đã có sổ BHXH và lao động chưa có sổ BHXH)? Thời gian nâng bậc lương thường xuyên đối với công nhân sản xuất tại doanh nghiệp đang áp dụng thang lương bảng lương do Nhà nước quy định tại Nghị định số 205/2004/NĐ-CP như thế nào?

Luật sư Trần Văn Toàn, Văn phòng luật sư Khánh Hưng - Đoàn luật sư Hà Nội trả lời vấn đề bà Ngân hỏi như sau:

Hiện nay, ở công ty TNHH một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu; hoặc công ty cổ phần và công ty TNHH hai thành viên trở lên được chuyển đổi từ công ty Nhà nước, công ty TNHH một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu, đang xếp lương theo thang lương, bảng lương ban hành kèm theo Nghị định số 205/2004/NĐ-CP (mà chưa thực hiện việc xây dựng thang lương, bảng lương, phụ cấp lương, chuyển xếp lương đối với người lao động sang thang lương, bảng lương do công ty ban hành theo quy định Nghị định số 49/2013/NĐ-CP), thì việc xếp lương đối với người lao động tốt nghiệp cao đẳng nghề, trung cấp nghề, sơ cấp nghề tiếp tục áp dụng quy định tại khoản 1, Điều 3 của Thông tư số 25/2011/TT-BLĐTBXH ngày 26/9/2011của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn xếp lương đối với người tốt nghiệp cao đẳng nghề, trung cấp nghề, sơ cấp nghề làm việc trong các doanh nghiệp, đã được sửa đổi theo Điều 1 Thông tư số 20/2012/TT-BLĐTBXH ngày 27/8/2012 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

Xếp lương đối với người tốt nghiệp cao đẳng nghề

- Làm công việc của chức danh cán sự, kỹ thuật viên thì xếp vào bậc 2 của chức danh cán sự, kỹ thuật viên theo bảng lương viên chức chuyên môn, nghiệp vụ.

- Làm công việc của chức danh nhân viên văn thư thì xếp vào bậc 3 của chức danh nhân viên văn thư; làm công việc của chức danh nhân viên phục vụ thì xếp vào bậc 4 chức danh nhân viên phục vụ theo bảng lương nhân viên thừa hành, phục vụ.

- Làm công việc của công nhân, nhân viên trực tiếp sản xuất, kinh doanh thuộc các ngành, nhóm ngành cơ khí, điện, điện tử - tin học; xây dựng cơ bản; luyện kim, hóa chất, địa chất, đo đạc cơ bản; khai thác mỏ lộ thiên; khai thác mỏ hầm lò và dầu khí thì xếp vào bậc 4 trong thang lương 7 bậc hoặc thang lương 6 bậc của ngành, nhóm ngành tương ứng. Làm công việc của công nhân, nhân viên trực tiếp sản xuất, kinh doanh thuộc các ngành, nhóm ngành còn lại thì xếp vào bậc 3 trong thang lương 7 bậc hoặc thang lương 6 bậc của ngành, nhóm ngành tương ứng.

- Làm công việc của công nhân, nhân viên trực tiếp sản xuất, kinh doanh theo các chức danh của bảng lương công nhân, nhân viên trực tiếp sản xuất, kinh doanh có từ 3 bậc trở lên thì xếp vào bậc 2 của chức danh thuộc bảng lương tương ứng.

- Làm công việc của công nhân, nhân viên trực tiếp sản xuất, kinh doanh theo các chức danh của bảng lương công nhân, nhân viên trực tiếp sản xuất, kinh doanh có 2 bậc thì xếp vào bậc 1 của chức danh thuộc bảng lương tương ứng.

Xếp lương đối với người tốt nghiệp trung cấp nghề

- Làm công việc của chức danh cán sự, kỹ thuật viên thì xếp vào bậc 1 của chức danh cán sự, kỹ thuật viên theo bảng lương viên chức chuyên môn, nghiệp vụ.

- Làm công việc của chức danh nhân viên văn thư thì xếp vào bậc 2 của chức danh nhân viên văn thư; làm công việc của chức danh nhân viên phục vụ thì xếp vào bậc 3 của chức danh nhân viên phục vụ theo bảng lương nhân viên thừa hành, phục vụ.

- Làm công việc của công nhân, nhân viên trực tiếp sản xuất, kinh doanh thuộc các ngành, nhóm ngành cơ khí, điện, điện tử - tin học; xây dựng cơ bản; luyện kim, hóa chất, địa chất, đo đạc cơ bản; khai thác mỏ lộ thiên; khai thác mỏ hầm lò và dầu khí thì xếp vào bậc 3 trong thang lương 7 bậc hoặc thang lương 6 bậc của ngành, nhóm ngành tương ứng. Làm công việc của công nhân, nhân viên trực tiếp sản xuất, kinh doanh thuộc các ngành, nhóm ngành còn lại thì xếp vào bậc 2 trong thang lương 7 bậc hoặc thang lương 6 bậc của ngành, nhóm ngành tương ứng.

- Làm công việc của công nhân, nhân viên trực tiếp sản xuất, kinh doanh theo các chức danh của bảng lương công nhân, nhân viên trực tiếp sản xuất, kinh doanh thì xếp vào bậc 1 của chức danh thuộc bảng lương tương ứng.

Xếp lương đối với người tốt nghiệp sơ cấp nghề

- Làm công việc của chức danh nhân viên thừa hành, phục vụ thì xếp vào bậc 1 của chức danh nhân viên thừa hành, phục vụ theo bảng lương nhân viên thừa hành, phục vụ.

- Làm công việc của công nhân, nhân viên trực tiếp sản xuất, kinh doanh theo các ngành, nhóm ngành của các thang lương 7 bậc hoặc thang lương 6 bậc thì xếp vào bậc 1 của ngành, nhóm ngành thuộc thang lương tương ứng.

- Làm công việc của công nhân, nhân viên trực tiếp sản xuất, kinh doanh theo các chức danh của bảng lương công nhân, nhân viên trực tiếp sản xuất, kinh doanh thì xếp vào bậc 1 của chức danh thuộc bảng lương tương ứng.

Xếp lương cho người tốt nghiệp cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp

Do các bảng lương ban hành kèm theo Nghị định số 205/2004/NĐ-CP không có quy định xếp lương cho người tốt nghiệp cao đẳng, trung cấp nói chung; cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và cao đẳng, trung cấp nghề nói riêng, vì vậy, theo luật sư, các doanh nghiệp có thể vận dụng hướng dẫn xếp lương cho người tốt nghiệp cao đẳng, trung cấp nghề tại điểm a, điểm b khoản 1, Điều 3 của Thông tư số 25/2011/TT-BLĐTBXH đã được sửa đổi theo Điều 1 Thông tư số 20/2012/TT-BLĐTBXH để xếp lương cho người tốt nghiệp cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp.

Chế độ nâng bậc lương thường xuyên

Đối với công ty TNHH một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu; hoặc công ty cổ phần và công ty TNHH hai thành viên trở lên được chuyển đổi từ công ty Nhà nước, công ty TNHH một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu, hiện đang xếp lương theo thang lương, bảng lương ban hành kèm theo Nghị định số 205/2004/NĐ-CP, chế độ nâng bậc lương tiếp tục thực hiện theo quy định tại khoản 1, Mục VI, Thông tư số 12/2003/TT-BLĐTBXH ngày 30/5/2003 đã được sửa đổi theo Mục 4, Thông tư số 18/2008/TT-BLĐTBXH ngày 16/9/2008 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, như sau:

- Hàng năm, căn cứ vào nhu cầu công việc, tình hình sản xuất, kinh doanh, sau khi tham khảo ý kiến của Ban chấp hành công đoàn cơ sở, công ty lập kế hoạch và tổ chức nâng bậc lương cho người lao động làm việc trong công ty;

- Căn cứ để nâng bậc lương đối với lao động trực tiếp sản xuất, kinh doanh là tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật ứng với công việc đảm nhận; đối với viên chức chuyên môn, nghiệp vụ, nhân viên thừa hành, phục vụ là tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ viên chức và thâm niên làm việc trong công ty;

- Điều kiện xét để nâng bậc lương hằng năm là phải thường xuyên hoàn thành công việc được giao về số lượng, chất lượng ghi trong HĐLĐ đã ký kết; Không trong thời gian bị thi hành kỷ luật lao động theo quy định của Bộ luật Lao động và nội quy lao động của công ty;

Đối với viên chức chuyên môn, nghiệp vụ, nhân viên thừa hành phục vụ có thời gian giữ bậc lương hiện hưởng tại doanh nghiệp ít nhất 2 năm (đủ 24 tháng) đối với các ngạch có hệ số mức lương khởi điểm (bậc 1) thấp hơn 2,34; có ít nhất 3 năm (đủ 36 tháng) đối với các ngạch có hệ số mức lương khởi điểm (bậc 1) từ 2,34 trở lên quy định tại Nghị định số 205/2004/NĐ-CP.

Đối với công nhân viên trực tiếp sản xuất, kinh doanh đạt kết quả thi nâng bậc theo tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật ứng với công việc đảm nhận, nếu thi đạt bậc nào thì xếp lương theo bậc đó.

Theo Chinhphu.vn

Nên xem

Chủ động triển khai các hoạt động phòng, chống dịch bệnh

Chủ động triển khai các hoạt động phòng, chống dịch bệnh

(LĐTĐ) Bộ Y tế vừa có Công văn số 2197/BYT-DP về việc chủ động triển khai các hoạt động phòng, chống dịch bệnh.
Cảnh báo cuộc gọi mạo danh nhân viên điện lực hoàn tiền điện cho khách hàng

Cảnh báo cuộc gọi mạo danh nhân viên điện lực hoàn tiền điện cho khách hàng

(LĐTĐ) Trong thời gian gần đây, Trung tâm Chăm sóc khách hàng Điện lực miền Bắc (Tổng Công ty Điện lực miền Bắc - EVNNPC) đã nhận được nhiều phản ánh về việc khách hàng nhận được cuộc gọi mạo danh là nhân viên điện lực cung cấp thông tin do điện lực tính sai hóa đơn tiền điện trong kỳ thay đổi Lịch ghi chỉ số về những ngày cuối tháng nên liên hệ để hoàn tiền % theo hóa đơn, hoặc trả tiền điện thừa cho khách hàng.
Mỗi người dân chung tay xây dựng đường sạch, Hồ Tây không rác

Mỗi người dân chung tay xây dựng đường sạch, Hồ Tây không rác

(LĐTĐ) Sáng 27/4, Ủy ban nhân dân (UBND) quận Tây Hồ, Ban Quản lý Hồ Tây đã tổ chức Lễ phát động ra quân đảm bảo vệ sinh môi trường, trật tự đô thị xung quanh Hồ Tây năm 2024.
Mời bạn đọc gửi câu hỏi giao lưu trực tuyến “Sức khỏe và an toàn lao động tại nơi làm việc”

Mời bạn đọc gửi câu hỏi giao lưu trực tuyến “Sức khỏe và an toàn lao động tại nơi làm việc”

(LĐTĐ) Sáng 3/5, Báo Lao động Thủ đô sẽ phối hợp với Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Thanh Oai tổ chức buổi Đối thoại - Giao lưu trực tuyến - Truyền thông chính sách chuyên đề: “Sức khỏe và an toàn lao động tại nơi làm việc”. Trân trọng mời quý bạn đọc theo dõi gửi câu hỏi để các chuyên gia trả lời.
Gần 1.500 VĐV môn Vovinam Việt Võ Đạo tranh tài tại Hội khỏe Phù Đổng năm học 2023 - 2024

Gần 1.500 VĐV môn Vovinam Việt Võ Đạo tranh tài tại Hội khỏe Phù Đổng năm học 2023 - 2024

(LĐTĐ) Ngày 25/4, Đại hội Thể thao học sinh Thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM) -Hội khỏe Phù Đổng năm học 2023 - 2024, môn Vovinam Việt Võ Đạo - Cúp Nestlé MILO lần thứ VII vừa chính thức khai mạc tại Nhà thi đấu Phú Thọ (Quận 11, TPHCM), thu hút gần 1.500 vận động viên tham gia tranh tài.
Ngân hàng thế giới dự báo bất động sản Việt Nam sẽ phục hồi mạnh

Ngân hàng thế giới dự báo bất động sản Việt Nam sẽ phục hồi mạnh

(LĐTĐ) Ở nửa cuối năm 2024, bất động sản dự kiến phục hồi với nhiều cải cách thể chế được thực hiện như Luật Đất đai năm 2023 có hiệu lực thực thi, trái phiếu doanh nghiệp có tín hiệu tốt từ cuối năm 2023.
Sơn Tây: Phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động và Tháng Công nhân

Sơn Tây: Phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động và Tháng Công nhân

(LĐTĐ) Ngày 27/4, Ủy ban nhân dân thị xã và Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thị xã Sơn Tây phối hợp tổ chức Lễ phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động và Tháng Công nhân; khai mạc Hội thao công nhân viên chức lao động (CNVCLĐ) thị xã năm 2024.

Tin khác

Để lao động phi chính thức không bị “lọt lưới an sinh”

Để lao động phi chính thức không bị “lọt lưới an sinh”

(LĐTĐ) Sáng 23/4, tại trụ sở Báo Kinh tế Đô thị đã diễn ra buổi tọa đàm với chủ đề Giảm nguy cơ “lọt lưới an sinh”. Đây là một trong những hoạt động thuộc Chương trình truyền thông “Những cống hiến thầm lặng” do Báo Kinh tế & Đô thị cùng Tổ chức ActionAid Quốc tế tại Việt Nam, Quỹ Hỗ trợ chương trình, dự án An sinh Xã hội Việt Nam (AFV) phối hợp triển khai.
Kênh hỗ trợ người lao động thoát khỏi “tín dụng đen”

Kênh hỗ trợ người lao động thoát khỏi “tín dụng đen”

(LĐTĐ) Nhiều năm qua, tổ chức tài chính vi mô CEP (CEP) là bạn đồng hành của công nhân lao động. Nhờ CEP, nhiều hoàn cảnh khó khăn đã thoát khỏi “tín dụng đen”.
Người lao động cần nhận diện các "chiêu trò" lừa đảo, để tránh bị chiếm đoạt tài sản

Người lao động cần nhận diện các "chiêu trò" lừa đảo, để tránh bị chiếm đoạt tài sản

(LĐTĐ) Thời gian gần đây, các nhóm lừa đảo thường “đánh” vào tâm lý của nạn nhân, đưa ra những tình huống khơi dậy lòng tham hoặc nỗi lo sợ của nạn nhân, ví dụ như người thân đang bị tai nạn cấp cứu, tài khoản ngân hàng của nạn nhân bị khóa, trúng giải độc đắc... để có thể thao túng tâm lý nạn nhân trong thời gian ngắn, hòng chiếm đoạt tài sản.
Người lao động ở một số địa phương có thể được tăng lương 2 lần từ ngày 1/7

Người lao động ở một số địa phương có thể được tăng lương 2 lần từ ngày 1/7

(LĐTĐ) Nếu đề xuất tăng mức lương tối thiểu vùng thêm 6% từ ngày 1/7 năm nay và điều chỉnh lại một số địa bàn hưởng lương tối thiểu vùng được thông qua, người lao động ở một số địa phương sẽ được tăng lương 2 lần kể từ ngày 1/7 tới đây.
Hơn 7.300 lao động được trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

Hơn 7.300 lao động được trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

(LĐTĐ) Trong năm 2023, cơ quan Bảo hiểm xã hội đã giải quyết hưởng mới trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo hai hình thức hằng tháng, và một lần cho hơn 7.300 người.
Trình Thủ tướng quyết định việc nghỉ 5 ngày dịp lễ 30/4 - 1/5

Trình Thủ tướng quyết định việc nghỉ 5 ngày dịp lễ 30/4 - 1/5

(LĐTĐ) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đề xuất hoán đổi ngày làm việc 29/4 và làm bù vào ngày 4/5 để người lao động được nghỉ 5 ngày dịp lễ 30/4 và 1/5 năm nay.
Những vũ nữ Chăm dưới ngôi Tháp bà nghìn tuổi

Những vũ nữ Chăm dưới ngôi Tháp bà nghìn tuổi

(LĐTĐ) Duới ngọn tháp hàng nghìn năm tuổi, Tháp bà Ponagar (TP. Nha Trang, tỉnh Khánh Hoà) hình ảnh các cô gái Chăm múa uyển chuyển, nhịp nhàng theo nhạc đã dần trở nên quen thuộc với nhiều du khách đến Nha Trang.
Hà Nội: Chuyển biến tích cực trong công tác An toàn, vệ sinh lao động

Hà Nội: Chuyển biến tích cực trong công tác An toàn, vệ sinh lao động

(LĐTĐ) Theo báo cáo của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, năm 2023, nhờ thực hiện tốt công tác đảm bảo An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ), tình hình tai nạn lao động, cháy nổ trên địa bàn Hà Nội đã được phòng ngừa; kiềm chế sự gia tăng tai nạn lao động, giảm thiểu thiệt hại về người, góp phần quan trọng ổn định tình hình an ninh, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn.
Hà Nội: Quý I, hơn 14 nghìn người được hưởng trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp

Hà Nội: Quý I, hơn 14 nghìn người được hưởng trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp

(LĐTĐ) Quý I/2024, cơ quan chức năng của thành phố Hà Nội đã ra đã quyết định hưởng trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp cho 14.002 người, riêng trong tháng 3/2024, có 4.011 người được tiếp nhận và ra quyết định hỗ trợ bảo hiểm thất nghiệp…
Lao động nữ phấn khởi khi được tư vấn kiến thức chăm sóc sức khỏe, làm đẹp

Lao động nữ phấn khởi khi được tư vấn kiến thức chăm sóc sức khỏe, làm đẹp

(LĐTĐ) Trong khuôn khổ chương trình Ngày hội việc làm do Ban Nữ công Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam, Tạp chí Lao động và Công đoàn, LĐLĐ tỉnh Bắc Ninh, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Bắc Ninh tổ chức ngày 31/3, đông đảo lao động nữ đã được các bác sĩ, chuyên gia tư vấn kiến thức chăm sóc sức khỏe, làm đẹp.
Xem thêm
Phiên bản di động