Vui buồn đám cưới công nhân. Kỳ 1: Nỗi lo của hai bên
Nỗi buồn sau đám cưới công nhân | |
Vui buồn đám cưới công nhân |
Cuối năm, nhiều đôi lứa yêu nhau tiến tới tổ chức lễ cưới. Với các bạn trẻ có điều kiện thì lễ cưới có khi được tổ chức rất trang trọng, thậm chí xa hoa, lộng lẫy. Còn trong những xóm trọ công nhân, đám cưới bên cạnh niềm vui, hạnh phúc vẫn xen lẫn nhiều nỗi lo toan, trăn trở.
Không ít công nhân lao động mong muốn có những đám cưới tập thể vui như thế này. Ảnh minh họa. |
Từ nỗi lo tổ chức cưới…
Mấy tháng nay, cứ sau giờ tan ca, cặp đôi Mạnh - Thoa (quê Thanh Hóa - Ninh Bình) cùng làm tại KCN Bắc Thăng Long (Hà Nội) lại chở nhau chạy quanh các hiệu chụp ảnh cưới và nhà hàng tiệc cưới trong vùng tìm những địa chỉ giảm giá để chụp ảnh cưới và đặt chỗ.
Cưới nhau trong hoàn cảnh thu nhập không cao, giá cả lại leo thang, “cặp đôi hoàn cảnh” này đã rất ý thức việc tằn tiện, bấm bụng cắt nhiều khoản chi tiêu sao cho thật tiết kiệm. Tuy nhiên chuyện trăm năm, chả ai tính trước hết được chi phí. Thoa cho biết: “Giá thuê chụp ảnh cưới thấp nhất cũng 2 triệu đồng. Tiền thuê váy cưới, áo dài cưới khoảng 1 triệu/ ngày. Rồi còn bao nhiêu khoản chi phí phát sinh khác”.
Nghe tin bạn bè chuẩn bị đám cưới, các đồng nghiệp công nhân cũng thấp thỏm lo việc chuẩn bị tiền mừng trong gói đồng lương ít ỏi. Nhiều bạn công nhân kể mình đã từng có thời điểm lâm vào cảnh túng thiếu vì quá nhiều đám cưới. |
Còn chàng rể tương lai cho biết thêm: “Đấy là còn chưa kể đến khoản tốn kém nhất là tiệc cưới, địa điểm tổ chức lễ cưới. Giá chung bây giờ thấp cũng 800 nghìn đồng/ mâm. Mà phải đặt ít nhất chục mâm họ mới bố trí lịch tổ chức cho mình. Tính ra, để tổ chức một đám cưới trọn vẹn cũng phải tốn cả năm lao động vất vả của 2 đứa”.
Dù muốn lập gia đình từ lâu, nhưng ba năm nay việc tổ chức đám cưới của Mạnh và Thoa nhiều lần phải hoãn. Kinh tế hai gia đình đều khó khăn, lương công nhân thì eo hẹp, cố gắng tăng ca nhiều cũng chỉ được xấp xỉ 5 triệu đồng/ tháng.
Đã vậy, công việc còn chưa được ổn định, rồi lại phải lo tiền thuê phòng trọ, tiền điện nước, lâu lâu cũng phải gửi về cho bố mẹ và các em ăn học… tháng nào tiết kiệm lắm cũng chỉ bỏ ra được 1 triệu đồng.
Năm nay, khi Mạnh đã bước sang tuổi 30, Thoa cũng chuẩn bị đón cái Tết thứ 28 của mình, không thể chần chừ hơn được nữa họ quyết định giá nào cũng phải làm đám cưới. "Người ta tính chuyện trăm năm mà trong lòng dạt dào hạnh phúc, mình thì vừa mừng vừa lo. Chỉ nghĩ đến cũng đủ toát mồ hôi", Mạnh chia sẻ.
Thoa kể: "Ban đầu, 2 đứa mình dự định sẽ về quê tổ chức đám cưới nhưng nhà hai đứa cách nhau hàng trăm cây số. Mà tổ chức ở quê không chỉ tốn kém tiền cỗ còn phải tốn thêm tiền thuê xe rước dâu (khoảng 5 - 7 triệu đồng) và nhiều khoản chi phí khác.
Gia đình đôi bên lại khó khăn nên bọn mình quyết định làm một tiệc cưới nhỏ mời anh em, bạn bè cùng công ty ở Hà Nội rồi sau đó xin nghỉ phép vài ngày để về quê tổ chức bữa cơm thân mật ra mắt họ hàng hai bên”.
Trường hợp của Mạnh - Thoa là vậy, còn các trường hợp khác cũng chẳng khác là bao. Chị Nguyễn Thị Loan (quê ở Hà Tĩnh) làm công nhân sản xuất linh kiện điện tử trong KCN Bắc Thăng Long cho biết, anh trai chị (tên Hải) cũng vừa tổ chức đám cưới. Anh Hải làm công nhân ở đây với mức lương 5 triệu đồng/ tháng cũng ngót nghét 6 – 7 năm mà không có nổi chục triệu làm đám cưới. Chị Loan kể: “Hai anh chị ấy yêu nhau cũng phải đến 4 năm. Đợt vừa rồi quyết định làm đám cưới, tổ chức có chục mâm mà cũng phải vay ngược vay xuôi mới đủ”.
Nghe đến đề tài cưới hỏi, nam công nhân tên Thế (quê ở Hải Dương) chậc lưỡi: “Ở đây không ít công nhân phải mượn tiền, vàng của bạn để làm đám cưới. Tôi cũng gần 30 tuổi mà chưa biết khi nào mới dám lấy vợ. Tháng nào cũng cày từ sáng đến đêm mới kiếm được hơn trăm nghìn chỉ đủ tiền lo cái ăn cái mặc hằng ngày cho mình”
… đến nỗi lo mừng đám cưới
Nghe tin bạn bè chuẩn bị đám cưới, các đồng nghiệp công nhân cũng thấp thỏm lo việc chuẩn bị tiền mừng trong gói đồng lương ít ỏi. Nhiều bạn công nhân kể mình đã từng có thời điểm lâm vào cảnh túng thiếu vì quá nhiều đám cưới. Có bạn còn phải nhịn ăn hoặc chỉ sống bằng mì tôm vào cuối tháng để tiết kiệm tiền đi mừng đám cưới.
Bạn Lương Thế Quyền (quê ở Thanh Hóa) tính: “Từ đầu tháng tới giờ mình nhận được 3 chiếc thiệp mời, cứ tính mỗi đám mừng 200 đến 300 ngàn, vị chi mất gần một triệu/ tháng. Có tháng cao điểm mình nhận được 5 – 7 chiếc thiệp thì coi như tháng ấy không có đồng nào bỏ ra, thậm chí còn bị âm lương”.
“Nhiều khi nhận được thiệp cưới, miệng nói chúc mừng nhưng trong bụng thì lo. Đi làm cả tháng, bao nhiêu công sức vất vả, nặng nhọc chỉ trông chờ vào ngày lấy lương để có tiền trả tiền phòng trọ và chi tiêu ăn ở hàng ngày. Nhưng tiền lương thì ít, thiệp mời lại nhiều, được mấy đồng ăn tiêu không đủ đã phải lo mừng đám cưới” - Bạn Phùng Văn Khiên (quê ở Bắc Giang) chia sẻ.
Đa phần đám cưới công nhân chọn vào ngày lĩnh lương, ngày nghỉ, không tăng ca. Mạnh lý giải: “Ngày lĩnh lương, đồng nghiệp được mời đi cưới sẽ dư dả hơn ngày thường. Khách đến đông đúc và tiền mừng cưới cũng tươm tất hơn. Ngày thường thì chả có khách, cùng lắm cũng chỉ mấy anh em rất thân với nhau. Nhiều người nếu được mời dự tiệc trước ngày lĩnh lương phải “muối mặt” đi vay tiền ăn cưới.
Cũng vì khó khăn nên nhiều công nhân cũng phải tính toán khi đi ăn cưới. Hùng, công nhân sản xuất linh kiện điện tử tại KCN Bắc Thăng Long, tâm sự: “Đám nào phải rất thân thiết, phải mừng tiền nhiều thì mình mới đến để dự tiệc. Còn thì hầu hết là gửi vì bây giờ đi ăn đám cưới mà mừng có trăm ngàn đồng thì xấu hổ lắm”.
Đa số các cặp vợ chồng đều phải bù lỗ sau khi cưới. Với công nhân, sau cưới họ phải lo nhiều khoản phát sinh. Khi còn độc thân, mỗi phòng trọ có thể ở từ bốn đến sáu người; anh chị em chia nhau tiền ăn, tiền phòng, điện nước.
Nhưng khi lập gia đình, các khoản tiền trên tăng gấp đôi, gấp ba. Phùng Xuân Định, KCN Bắc Thăng Long nhẩm tính: “Một phòng cho hai vợ chồng giá rẻ nhất cũng đã 1 triệu đồng/tháng. Đó không phải là số tiền nhỏ đối với thu nhập của công nhân. Chưa kể đến chuyện có con…”.
Trên địa bàn TP Hà Nội và các tỉnh lân cận như Bắc Ninh, Thái Nguyên, Bắc Giang,… có rất nhiều Khu công nghiệp tập trung đông đảo công nhân. Những câu chuyện như của Mạnh và Thoa đã rất phổ biến trong những xóm trọ công nhân. Ít tiền, phải vay mượn để làm đám cưới, sau đó lại “cày” để trả nợ, cái vòng luẩn quẩn này cứ cuốn lấy cuộc sống người công nhân.
Nguyễn Công
Kỳ 2: Mong thay đổi thủ tục
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Phường đầu tiên của quận Tây Hồ nhận danh hiệu “Phường đạt chuẩn đô thị văn minh”
Dư âm đẹp từ Giải bóng đá thường niên Tổng Công ty Vận tải Hà Nội năm 2024
Bắt giữ đối tượng "ngáo đá" cướp ô tô, dùng xẻng đánh người
Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi
Từ 1/1/2025, ứng dụng ngân hàng không được ghi nhớ mật khẩu đăng nhập
Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm
Tỷ giá USD hôm nay 23/11: Giá USD trên thị trường tự do giảm sâu
Tin khác
Đề xuất, khuyến nghị Chính phủ phương án lương tối thiểu vùng phù hợp
Đời sống 22/11/2024 06:02
Yêu cầu các địa phương báo cáo thưởng Tết trước ngày 15/12
Đời sống 07/11/2024 16:30
Hà Nội: 30 nhà giáo tham gia Hội giảng Nhà giáo giáo dục nghề nghiệp toàn quốc năm 2024
Đời sống 30/10/2024 22:30
Đề xuất tiêu chí xác định người lao động có thu nhập thấp
Đời sống 23/10/2024 16:06
Trình Thủ tướng phương án nghỉ Tết Âm lịch 9 ngày
Đời sống 23/10/2024 06:00
Giá điện, giá chung cư đều tăng: Người lao động càng thêm gánh nặng!
Lao động 12/10/2024 21:01
Thu nhập của người lao động tiếp tục được cải thiện
Đời sống 08/10/2024 06:17
Hàn Quốc ân hạn với lao động nước ngoài cư trú bất hợp pháp tự nguyện về nước
Đời sống 05/10/2024 11:45
Hà Nội: Hộ gia đình nuôi 2 con học đại học, cao đẳng được hỗ trợ vay vốn chính sách
Đời sống 04/10/2024 15:49
Đề nghị bỏ đề xuất sinh viên làm thêm không quá 24 giờ mỗi tuần
Đời sống 25/09/2024 22:33