Nỗi buồn sau đám cưới công nhân
Cưới xong mang nợ
Thu (quê Hoài Đức) và Cường (Sơn Tây), cùng làm công nhân trong KCN Bắc Thăng Long đã yêu nhau hơn 3 năm. Thu vốn xinh đẹp, dịu hiền, được xem là hoa khôi của công ty; còn Cường cũng đẹp trai và luôn được công ty đánh giá là lao động xuất sắc. Nhưng, cũng chính vì được nhiều người ngưỡng mộ, trong khi tính của Cường có phần “sĩ diện” nên khi tính chuyện đám cưới, anh muốn đám cưới của mình phải “hoành tráng, xứng tầm”. Dù cho số tiền dành dụm chẳng được là bao, sự hỗ trợ từ hai gia đình cũng ít, nhưng Cường đã lên kế hoạch chi tiết cho đám cưới với rất nhiều hạng mục, nào chụp hình ngoại cảnh, quay video clip; nào nhờ họa sỹ thiết kế riêng thiếp mời, in đẹp; rồi đặt tiệc tại khách sạn hạng sang với hàng trăm bàn tiệc. Thay vì thuê vest, váy cưới giản dị như bạn bè, Cường đặt may hẳn một bộ áo dài để Thu mặc ngày ăn hỏi và may riêng áo cưới cho hai vợ chồng. Ngày cưới, Cường còn thuê hai chuyến xe, một để đón họ hàng, người thân ở quê, một đón bạn bè đồng nghiệp ở công ty, bạn bè ở khu nhà trọ đến khách sạn. Thấy chồng “vung tay”, Thu không khỏi lo lắng, nhưng Cường thì cười: “Làm nhỏ thì người ta mừng nhỏ, làm to, người ta ắt mừng to. Tiền mừng thừa sức để thanh toán các khoản”. Trấn an vợ như vậy nhưng trong lòng Cường cũng thấy lo l. Bởi vậy mà ngay khi người khách cuối cùng ra về, dù cô dâu, chú rể vẫn còn nguyên đồ cưới, Cường đã kéo Thu ra một góc kiểm tiền mừng. Anh méo mặt vì thấy tiền mừng chỉ đủ trả tiền cỗ, còn các khoản khác... đã trở thành món nợ không biết khi nào mới trả được.
Hãy để đám cưới thực sự là cột mốc mở đầu cho cuộc sống hạnh phúc
Cũng vì cưới mà mắc nợ như vợ chồng Cường là vợ chồng Tuấn, Huyền, công nhân KCN Nội Bài.
Hạnh phúc không tròn
Đám cưới vừa xong, chưa kịp hưởng dư âm hạnh phúc, vợ chồng Cường Thu đã phải lên kế hoạch làm ăn để trả nợ. Thu cần mẫn tăng ca, còn Cường, vất vả làm thêm đủ nghề ngoài nhà máy. Nhưng công việc ngày càng khó khăn mà giá cả tiêu dùng lại vùn vụt tătng, làm lụng mấy, hai vợ chồng cũng chỉ đủ trang trải cho những khoản không thể không chi trong cuộc sống hàng ngày… |
Đám cưới vừa xong, chưa kịp hưởng dư âm hạnh phúc, vợ chồng Cường Thu đã phải lên kế hoạch làm ăn để trả nợ. Thu cần mẫn tăng ca, còn Cường, vất vả làm thêm đủ nghề ngoài nhà máy. Nhưng công việc ngày càng khó khăn mà giá cả tiêu dùng lại vùn vụt tăng, làm lụng mấy, hai vợ chồng cũng chỉ đủ trang trải cho những khoản không thể không chi (tiền nhà trọ, điện nước, cả trả nợ miệng). Để trả nợ, vợ chồng Cường phải bóp mồm, bóp miệng. Ăn uống kham khổ cộng với những lo toan nợ nần khiến Thu kiệt sức, gầy gò. Nhiều người nhận xét: “Ngày xưa Thu đẹp thế, vậy mà giờ trông như như con mắm”. Hỏi đến chuyện sinh con, Thu chỉ thở dài: “Nợ còn chưa trả hết, đẻ ra lấy gì nuôi con?”. Còn Cường thì bảo: “Thèm có con lắm, nhưng không dám. Gia đình không có tiếng con trẻ, thật buồn, nhưng bây giờ phải lo cày trả nợ”... Trong khi đó, vợ chồng Tuấn, Huyền cũng sớm lâm cảnh “ông chằng, bà chuộc”, cắn rứt lẫn nhau chỉ vì khó khăn kinh tế. Huyền kể, lấy nhau về không có nhà để ở nên hai vợ chồng phải thuê trọ và đối mặt với rất nhiều khó khăn. Thương con gái đang sống cảnh đầy đủ, được nuông chiều giờ phải vất vả, bố mẹ Huyền nhiều lần ca cẩm con rể khiến Tuấn bất mãn. Đi thì chớ, về nhà là Tuấn đá thúng, đụng nia gây sự với Huyền và hai vợ chồng thường xuyên xung đột. “Em thật mệt, hạnh phúc chưa ngấm, đã thấy chán ngấy chồng con”, Huyền nói.
Đám cưới là chuyện quan trọng cả đời người, do đó mỗi công nhân nên có sự chuẩn bị, tính toán kỹ sao cho phù hợp với hoàn cảnh, khả năng kinh tế của mình. Hãy để đám cưới thực sự mở đầu cho một cuộc sống hạnh phúc chứ đừng lấy đó làm cột mốc đánh dấu bước ngoặt vào con đường nợ nần.
Hiện nay, tại thành phố Hồ Chí Minh, Trung tâm hỗ trợ thanh niên công nhân đang đứng ra tổ chức các đám cưới tập thể cho công nhân với chi phí gọn nhẹ, nhưng không kém phần trang trọng, tươm tất, văn minh. Còn tại Hà Nội, theo Phó Chủ tịch LĐLĐ thành phố Nguyễn Thị Thanh Hà, tổ chức CĐ rất mong muốn được tổ chức đám cưới tập thể để chia sẻ khó khăn tài chính với công nhân. Hiện LĐLĐ thành phố đã thành lập một số điểm sinh hoạt văn hóa công nhân, trong đó có điểm sinh hoạt văn hóa công nhân ở Khu công nghiệp Bắc Thăng Long có mặt bằng rộng rãi. Đây sẽ là địa điểm lý ttưởng để tổ chức đám cưới tập thể. |
Tú Anh
Nên xem
LĐLĐ quận Đống Đa: Nhiều hoạt động chăm lo cho đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh khó khăn
Thành đoàn Hà Nội tuyên dương cán bộ công chức, viên chức trẻ xuất sắc
Gen Z mùa deadline cuối năm: Đa nhiệm, stress nhưng vẫn luôn tận hưởng cuộc sống
Học bổng ABG Future Leaders cho các nhà lãnh đạo trẻ
Luật Công nghiệp công nghệ số: Luật hóa trí tuệ nhân tạo, tài sản số
Thành phố Hồ Chí Minh: Kết nối hỗ trợ hơn 2,3 triệu tỷ đồng cho doanh nghiệp khởi nghiệp
Quận Bắc Từ Liêm phát triển công nghiệp văn hóa vươn tầm cùng Thủ đô
Tin khác
LĐLĐ quận Đống Đa: Nhiều hoạt động chăm lo cho đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh khó khăn
Vì lợi ích đoàn viên 23/11/2024 16:31
Dư âm đẹp từ Giải bóng đá thường niên Tổng Công ty Vận tải Hà Nội năm 2024
Vì lợi ích đoàn viên 23/11/2024 12:19
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động
Vì lợi ích đoàn viên 22/11/2024 21:40
Cụm thi đua số 6 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Thực hiện tốt chức năng đại diện
Hoạt động 22/11/2024 15:21
Cụm thi đua số 5: Nhiều đổi mới, sáng tạo trong hoạt động công đoàn
Hoạt động 22/11/2024 13:01
Phát huy vai trò giám sát, phản biện xã hội của Công đoàn
Hoạt động 22/11/2024 06:06
Nâng cao kiến thức, kỹ năng cho cán bộ Công đoàn Viên chức Việt Nam
Hoạt động 21/11/2024 16:45
Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ hướng tới sự hài lòng của người bệnh
Hoạt động 21/11/2024 15:49
Cụm thi đua số 4 triển khai hiệu quả công tác chăm lo đời sống cho đoàn viên
Hoạt động 21/11/2024 14:15
Tổng LĐLĐ Việt Nam tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ tham mưu công tác truyền thông Công đoàn
Hoạt động 21/11/2024 10:27