Vui buồn đám cưới công nhân
Cô dâu, chú rể đau đầu
9 giờ 30 sáng chủ nhật, trong phòng chờ của tiệm ảnh viện áo cưới trên phố Sài Đồng, chú rể Quốc Hùng đi lại bồn chồn không yên. Khoác trên người bộ vest đen sang trọng, nhưng cử chỉ lóng ngóng vẫn nói lên dáng dấp chân quê của anh. Thỉnh thoảng Hùng lại ngó vào phòng trong, nơi cô dâu Thanh Loan đang trang điểm. Chỉ còn khoảng một giờ đồng hồ nữa, đám cưới sẽ diễn ra.
Hùng (quê Thanh Hóa) và Loan (quê Nghệ An) cùng làm công nhân trong khu công nghiệp Sài Đồng đã được 5 năm và yêu nhau hơn 3 năm. Gia đình nhiều lần giục giã chuyện cưới xin nhưng Hùng- Loan cứ lần lữa mãi, vì điều kiện công nhân xa nhà nhiều khó khăn. Năm nay, khi Loan đã 27 tuổi, Hùng cũng vào tuổi 30, không thể chần chừ hơn nữa, họ quyết định làm đám cưới. “Người ta tính chuyện trăm năm mà dạt dào hạnh phúc, mình thì cũng mừng đấy nhưng mà lo toát mồ hôi”, Hùng cho biết. Mọi việc chuẩn bị cho đám cưới, Hùng và Loan đều phải chủ động. Bắt đầu là việc chọn ngày. Hùng bảo, người ta cưới thì xem ngày đẹp, tuổi hợp; còn công nhân cưới thì phải xem ngày lĩnh lương, hoặc là ngày nghỉ, ngày không phải tăng ca. Và công nhân thường chọn ngày cưới vào chủ nhật, đầu tháng. Giải thích cho lý do này, Hùng cho biết, thông thường, ngày lĩnh lương rơi vào đầu tháng, nên công nhân được mời đi đám cưới khi mới lĩnh lương cũng đỡ đắn đo hơn. Kinh nghiệm từ những người đi trước cho thấy, nếu cưới vào cuối tháng thì bàn tiệc sẽ vắng hoe, tiền phong bì cũng ít hơn... “Ngày nghỉ, hoặc ngày không phải tăng ca, anh em bạn bè mới có thời gian để đi đám cưới, chứ vào ngày tăng ca, công ty chỉ cho một số người đi đại diện thì ế cỗ là cái chắc”, Hùng nói.
Chọn ngày phải tính, tổ chức tiệc cưới càng phải tính toán hơn. Hùng bảo, tiền nong dư dả thì không nói làm gì, đằng này hai đứa ky cóp cả mấy năm trời mới được chưa đầy hai chục triệu, nên phải hết sức tiết kiệm. Vậy nên, Hùng và Loan phải “khoanh vùng” khách mời chủ yếu là bạn bè đồng hương, đồng nghiệp thân thiết, gia đình hai bên vài người đại diện, gói gọn trong khoảng 10 mâm. Áo cưới thì chọn loại rẻ, ảnh cũng chỉ chụp ít. “Tiết kiệm mà anh, chỉ cần “không đến nỗi” là được”, Hùng giải thích.
Người dự cưới cũng lo
Đám cưới của Hùng và Loan phản ánh thực tế đám cưới của đa số CNLĐ. Thu nhập thấp, bố mẹ hai bên lại ở tít xa và đa số cũng nghèo khó không thể hỗ trợ, nên các cô dâu, chú rể công nhân đều phải tính toán thật kỹ, dè sẻn tối đa để sau ngày vui không phải lo gánh nặng nợ nần... Tuy nhiên, đối với đám cưới công nhân, không chỉ có cô dâu chú rể phải đau đầu tính toán, mà những công nhân được mời dự cũng lo ngay ngáy. Luyến, công nhân Công ty Canon, KCN Bắc Thăng Long, tâm sự: “Nhiều khi nhận được thiệp cưới, miệng nói chúc mừng nhưng trong bụng thì lo. Lương thì thấp, đủ thứ tiền phải chi, tháng nào nhận được một, hai thiếp mời thì méo mặt”. Cũng chính vì khó xử nên nhiều công nhân cũng “tính toán”: Với những người bạn thân thiết, bắt buộc phải mượn tiền đi ăn cưới, còn với những người không thân thiết lắm thay vì dự tiệc mất tiền mừng 200.000 đồng (mức tiền mừng cưới phổ biến hiện nay trong công nhân) thì gửi bạn bè mừng giùm.
Đám cưới là chuyện quan trọng cả đời người, do đó mỗi công nhân nên có sự chuẩn bị kỹ. Đừng để đám cưới trở thành gánh nặng cho cô dâu, chú rể lẫn khách mời. Đám cưới nên đơn giản, gọn nhẹ trong khả năng của mỗi cặp vợ chồng. Khách mời cũng nên chọn lọc, vì nếu không thân quen cũng khó xử cho họ và quan trọng hơn là tránh cảnh “đìu hiu”.
Phó Chủ tịch LĐLĐ thành phố Nguyễn Thị Thanh Hà: Cưới xin là chuyện hệ trọng của cuộc đời mỗi con người. Với vai trò đại diện chăm lo, bảo vệ CNLĐ, tổ chức CĐ Thủ đô rất quan tâm tới mọi mặt đời sống vật chất, tinh thần, trong đó có chuyện cưới xin của công nhân. Hiện tại, KCN Bắc Thăng Long có điểm sinh hoạt văn hóa công nhân với mặt bằng khá rộng rãi. Tổ chức CĐ mong muốn được tổ chức đám cưới tập thể cho CNLĐ tại đây để chia sẻ khó khăn tài chính với công nhân. Nếu CNLĐ có nhu cầu tổ chức đám cưới riêng, thì đây cũng là một địa điểm tổ chức đám cưới lý tưởng, và sẽ được hỗ trợ phần nào về giá thuê địa điểm cũng như công tác khánh tiết. |
Ngọc Tú
Nên xem
LĐLĐ quận Đống Đa: Nhiều hoạt động chăm lo cho đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh khó khăn
Thành đoàn Hà Nội tuyên dương cán bộ công chức, viên chức trẻ xuất sắc
Gen Z mùa deadline cuối năm: Đa nhiệm, stress nhưng vẫn luôn tận hưởng cuộc sống
Học bổng ABG Future Leaders cho các nhà lãnh đạo trẻ
Luật Công nghiệp công nghệ số: Luật hóa trí tuệ nhân tạo, tài sản số
Thành phố Hồ Chí Minh: Kết nối hỗ trợ hơn 2,3 triệu tỷ đồng cho doanh nghiệp khởi nghiệp
Quận Bắc Từ Liêm phát triển công nghiệp văn hóa vươn tầm cùng Thủ đô
Tin khác
LĐLĐ quận Đống Đa: Nhiều hoạt động chăm lo cho đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh khó khăn
Vì lợi ích đoàn viên 23/11/2024 16:31
Dư âm đẹp từ Giải bóng đá thường niên Tổng Công ty Vận tải Hà Nội năm 2024
Vì lợi ích đoàn viên 23/11/2024 12:19
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động
Vì lợi ích đoàn viên 22/11/2024 21:40
Cụm thi đua số 6 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Thực hiện tốt chức năng đại diện
Hoạt động 22/11/2024 15:21
Cụm thi đua số 5: Nhiều đổi mới, sáng tạo trong hoạt động công đoàn
Hoạt động 22/11/2024 13:01
Phát huy vai trò giám sát, phản biện xã hội của Công đoàn
Hoạt động 22/11/2024 06:06
Nâng cao kiến thức, kỹ năng cho cán bộ Công đoàn Viên chức Việt Nam
Hoạt động 21/11/2024 16:45
Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ hướng tới sự hài lòng của người bệnh
Hoạt động 21/11/2024 15:49
Cụm thi đua số 4 triển khai hiệu quả công tác chăm lo đời sống cho đoàn viên
Hoạt động 21/11/2024 14:15
Tổng LĐLĐ Việt Nam tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ tham mưu công tác truyền thông Công đoàn
Hoạt động 21/11/2024 10:27