Vẫn giấc mơ an cư
Nỗ lực hiện thực hóa giấc mơ an cư của công nhân | |
Kỳ cuối: Hiện thực hóa giấc mơ an cư | |
Bài 2: Tiên phong vì giấc mơ an cư |
Canh cánh nỗi lo ở trọ
Cuối buổi chiều, sau giờ tan ca của các công nhân, chúng tôi tìm đến thôn Nghĩa Hảo, xã Phú Nghĩa, huyện Chương Mỹ nơi có rất nhiều phòng trọ cho công nhân đang làm việc tại khu công nghiệp Phú Nghĩa. Dọc con đường dẫn vào thôn hai bên hàng quán mọc lên san sát, không khí mua bán sôi động, tấp nập. Đi sâu vào một ngõ nhỏ, không gian như trầm lắng, bớt nhộn nhịp hơn, thay vào đó là sự yên tĩnh đến bởi phía trong là các dãy phòng trọ san sát nhau, đó là nơi các công nhân thuê.
Vì đồng lương ít ỏi, nhiều công nhân phải sống ở những căn phòng thuê nhỏ, điều kiện sinh hoạt không đảm bảo |
Các khu nhà trọ tại đây được xây dựng với nhiều mức giá, nhiều dãy được xây tạm bợ, đa phần là nhà cấp 4, lợp mái fibro xi măng, chia thành nhiều phòng với nhiều diện tích khác nhau, có phòng 8m2, 10m2, 15m2… Có những khu trọ, các phòng không được thiết kế theo kiểu khép kín mà người thuê trọ phải sử dụng chung khu vực vệ sinh, gây ra nhiều bất tiện cho hoạt động sinh hoạt của mỗi cá nhân.
Ngoài ra, tại các khu trọ này còn không đảm bảo an ninh, chất lượng dịch vụ chưa tốt… nhưng do giá thuê rẻ với mức từ 500.000 đồng - 700.000 đồng/phòng/tháng, phù hợp với nguồn thu nhập nên nhiều công nhân vẫn chấp nhận thuê. Chứng kiến cuộc sống của hàng nghìn công nhân trong các phòng trọ chật hẹp chỉ khoảng 10m2 mới thấu hiểu được nguyện vọng “an cư” để “lạc nghiệp” của người lao động lớn như thế nào.
Vợ chồng anh Nguyễn Trọng Đài rời quê từ Yên Bái xuống khu công nghiệp Phú Nghĩa làm việc được hơn 4 năm nay, cũng là từng đó năm anh, chị thuê căn phòng rộng hơn 10m2 làm nơi sinh hoạt của gia đình. Đã có hai con nhỏ đang theo học tiểu học nhưng anh chị đành gửi con ở quê nhờ ông bà chăm giúp để giảm bớt chi phí chi tiêu dưới Thủ đô. Với thu nhập hơn 8 triệu đồng/tháng sau khi chi trả mọi chi phí sinh hoạt từ tiền nhà, điện, nước, tiền ăn… vợ chồng anh luôn tiết kiệm để có thể gửi tiền về quê cho ông bà chăm con.
Đó cũng là thực trạng chung của nhiều công nhân đang thuê trọ tại khu vực này. Kể về hoàn cảnh của các công nhân đang sống tại xóm trọ, anh Phùng Văn Thực (quê Ba Vì) cho hay: “Hầu hết công nhân sống ở đây đều là người tỉnh lẻ, có hoàn cảnh khó khăn, ở quê không có khu công nghiệp nên ra Hà Nội lập nghiệp.
Với đồng lương ít ỏi, chi phí sinh hoạt cao nên chúng tôi phải ở trong các phòng trọ nhỏ chứ chẳng dám ở những phòng rộng rãi, lịch sự. Để tiết kiệm chi phí, những công nhân chưa lập gia đình thường ở chung 2-3 người trong căn phòng khoảng 10m2”.
Theo anh Thực trên địa bàn vẫn có nhiều khu nhà trọ luôn trong tình trạng mất nước, bụi bẩn từ các công trình xung quanh, đặc biệt là vào hè, phòng trọ nóng nắng như một lò nung, ngoài ra ở một số khu vực còn có tình trạng trộm cắp, an ninh trật tự không đảm bảo. Do đó so với nhiều khu trọ trong khu vực thì dãy trọ mà anh đang ở vẫn khá thoải mái, có sân chơi rộng, chủ trọ nhiệt tình, cởi mở, người thuê trọ trong dãy thân thiện, xem nhau như anh em, họ hàng, ai gặp khó khăn là cả dãy cùng chung tay san sẻ, giúp đỡ.
Bên cạnh đó, một số công nhân lao động dù đã làm việc trong các khu công nghiệp và chế xuất một thời gian nhưng chỗ ở vẫn chưa đâu vào đâu khiến họ thật sự mệt mỏi, gây ảnh hưởng không nhỏ đến năng suất lao động và nguồn thu nhập.
Chị Lê Thị Mỹ (quê Thanh Hóa) đang làm việc cho một công ty nước ngoài tại khu công nghiệp Phú Nghĩa chia sẻ: “Tôi đã làm việc tại khu công nghiệp được hơn 3 năm, công việc thì đã ổn định nhưng chỗ ở thì chưa đâu vào đâu, trong hơn 3 năm qua, tôi đã chuyển trọ vài lần nhưng vẫn chưa tìm được nơi ở thực sự ưng ý. Mỗi lần tìm, chuyển chỗ trọ tôi thấy rất mệt mỏi. Đa số những lần tôi chuyển trọ, nguyên nhân chủ yếu là do ý thức của người cùng thuê trọ trong khu đó chưa tốt, thường xuyên gây ồn ào, không có ý thức giữ gìn vệ sinh chung, an ninh trật tự trong khu vực thiếu sự an toàn… điều này làm ảnh hưởng đến không gian sống chung của cả tập thể”.
Mong an cư để yên tâm sản xuất
Với nhiều công nhân lao động, mặc dù cuộc sống còn muôn vàn vất vả nhưng xác định làm việc lâu dài tại Thủ đô, sau một thời gian miệt mài làm việc, tích cóp được một khoản tiền họ mong muốn được cải thiện cuộc sống, mong muốn sở hữu một căn hộ để thoát khỏi cảnh sống nay đây mai đó trong các xóm trọ lụp xụp, nhếch nhác.
Chị Trần Thị Thu (quê Thái Nguyên) đang làm việc trong khu công nghiệp Thăng Long chia sẻ: “Hai vợ chồng tôi đều làm trong khu công nghiệp Thăng Long, lương tháng của mỗi người trung bình cũng được 6 - 7 triệu đồng/tháng, nếu tăng ca đều đặn thì cũng được gần chục triệu đồng/tháng. Ngoài ra, thời gian rảnh, tôi còn bán đồ online trên mạng, nhờ đó mà hàng tháng tôi cũng có thêm một khoản thu nhập.
Sau khi trừ các khoản chi phí tiền phòng trọ, điện nước, phí sinh hoạt và tiền gửi về quê nhờ ông bà chăm con thì vợ chồng tôi cũng dư dả được 7 - 10 triệu đồng/tháng. Hiện tại, vợ chồng tôi đã tích cóp được một khoản tiền và đang có ý định chuyển chỗ ở hoặc mua một căn hộ nhỏ để nâng cao chất lượng cuộc sống giúp chúng tôi an tâm làm việc”.
Chị Thu cho biết phòng trọ của vợ chồng chị hiện tại có giá thuê là 500.000 đồng/tháng, diện tích được khoảng 10m2. Vì khu trọ của chị không có chủ nhà quản lý nên an ninh cũng không được đảm bảo, thực tế đã nhiều lần xảy ra mất trộm nên lúc nào vợ chồng chị cũng lo lắng, bất an.
Điều mà vợ chồng chị Thu lo lắng nữa là chất lượng dịch vụ của khu trọ không đảm bảo, nguồn nước mà cả khu trọ dùng là nước giếng khoan chứ không phải nước sạch, lo sợ ảnh hưởng đến sức khỏe nên chị đã phải mua nước đóng bình về để sử dụng cho việc nấu nướng. “Mong muốn có một căn hộ, đảm bảo an ninh và chất lượng dịch vụ để ổn định cuộc sống, yên tâm lao động sản xuất có lẽ không chỉ là mong ước của riêng vợ chồng tôi mà còn là mong ước của rất nhiều công nhân khác”, chị Thu chia sẻ.
Cùng chung mong muốn đó, chị Nguyễn Thị Trang (công nhân Công ty TNHH Yamaha Motor Việt Nam, Khu công nghiệp Nội Bài) cho hay, phần lớn công nhân xa gia đình về Hà Nội làm việc, lúc đầu do kinh tế eo hẹp nên phải ở trọ trong những căn phòng nhỏ, thiếu tiện nghi. Ngày làm việc vất vả, đêm về ngủ trong căn phòng ngột ngạt vì thế sau một thời gian dài làm việc, khi đã tích góp được một khoản tiền nho nhỏ ai cũng mong muốn được thuê nhà chung cư do thành phố xây phục vụ công nhân với giá rẻ và càng khao khát được sở hữu căn nhà của chính mình để cuộc sống phần nào vơi bớt những khó khăn, nhọc nhằn.
“Tôi làm cho một công ty nước ngoài tại khu công nghiệp với mức lương được 6 triệu đồng/tháng chưa tính tăng ca, chồng tôi làm cho một công ty xây dựng, thu nhập được hơn chục triệu/tháng. Tính ra hai vợ chồng thu nhập được gần hai chục triệu đồng/tháng. Vợ chồng tôi đang thuê một phòng trọ với giá 900.000 đồng/tháng, cuộc sống cũng tương đối ổn định, hiện tại đã có chút dư dả.
Khi rời quê xuống Hà Nội mưu sinh vợ chồng tôi xác định sẽ gắn bó lâu dài với nơi đây nên đã đặt mục tiêu cố gắng mua được một căn hộ vì chỉ có an cư mới lạc nghiệp. Thời gian qua, mặc dù công đoàn các cấp đã có những chính sách chăm lo cho người lao động, nhiều khu nhà ở cho công nhân đã được xây dựng tuy nhiên tôi mong muốn sẽ có nhiều hơn nữa các khu nhà ở giá rẻ cho công nhân để chúng tôi có cơ hội mua được ngôi nhà gần nơi làm việc”, chị Trang chia sẻ.
Hoa Nguyễn
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Hà Nội được chọn đăng cai Lễ mở ký Công ước Liên hợp quốc về Tội phạm mạng
TP.HCM: Đảm bảo an toàn giao thông đường thủy dịp lễ, Tết
Cấp cứu liên khoa cứu sống người bệnh đứt lìa cổ chân do máy cắt cỏ
Quận Bắc Từ Liêm tổng kết công tác mặt trận năm 2024
Quy định mới về kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi
Lộ đội hình Việt Nam gặp Singapore tại bán kết lượt đi AFF Cup 2024
Công đoàn Viên chức Việt Nam tổ chức chuỗi hoạt động chăm lo cho đoàn viên, người lao động dịp Tết Ất Tỵ
Tin khác
Tập trung chăm lo Tết cho người lao động
Đời sống 24/12/2024 07:51
Tặng quà của Chủ tịch nước cho người có công dịp Tết Ất Tỵ 2025 kịp thời, đầy đủ
Đời sống 21/12/2024 17:35
Hầu hết các ngành nghề có triển vọng lương tích cực
Đời sống 21/12/2024 17:35
Kết quả cuộc thi “Sống Đẹp” mùa 4: Lan tỏa yêu thương qua từng tác phẩm
Đời sống 20/12/2024 13:59
Đồng Nai: Thưởng Tết Nguyên đán Ất Tỵ cao nhất 380 triệu đồng
Đời sống 19/12/2024 09:53
Những tín hiệu lạc quan thưởng Tết 2025
Đời sống 19/12/2024 09:30
Nóng trong người khi liên tục tiệc tùng cuối năm: Làm gì để thanh lọc, làm mát cơ thể ?
Đời sống 14/12/2024 22:00
Bình Dương: Doanh nghiệp thưởng Tết cao nhất dự kiến khoảng 375 triệu đồng
Đời sống 14/12/2024 20:41
Làm việc vào ngày nghỉ Tết Dương lịch, người lao động được tính thêm 300% lương
Đời sống 14/12/2024 10:22
Người trẻ sốt ruột, nóng trong người vì áp lực công việc ngày cuối năm
Đời sống 13/12/2024 15:51