Nỗ lực hiện thực hóa giấc mơ an cư của công nhân
Kỳ cuối: Hiện thực hóa giấc mơ an cư | |
Bài 2: Tiên phong vì giấc mơ an cư |
Mong muốn an cư để yên tâm lao động sản xuất
Cảnh sống tạm bợ tại các khu nhà trọ không đảm bảo an ninh và chất lượng cuộc sống ở xung quanh các khu công nghiệp và chế xuất đã khiến cho không ít CNLĐ cảm thấy mệt mỏi, gây ảnh hưởng đến năng suất lao động và nguồn thu nhập. Chính vì thế, sau thời gian dài miệt mài làm việc, tích cóp được một khoản tiền, nhiều CNLĐ bày tỏ mong muốn được sở hữu một căn nhà để ổn định cuộc sống và yên tâm lao động sản xuất.
Khu nhà ở dành cho công nhân tại KCN Thăng Long. |
Chị Nguyễn Thị Linh (quê Thái Nguyên) đang làm việc tại KCN Sài Đồng cũng chia sẻ: “Tôi làm cho một công ty nước ngoài tại KCN Sài Đồng, lương tháng được 6 triệu/tháng chưa tính tăng ca, chồng tôi làm cho một công ty ở ngoài, thu nhập được hơn chục triệu/tháng. Tính ra hai vợ chồng thu nhập được gần hai chục triệu/tháng.
Vợ chồng tôi đang thuê một phòng trọ tại khu vực Thạch Bàn (quận Long Biên) với giá 700.000 đồng/tháng, cuộc sống cũng tương đối ổn định và có chút dư dả. Nhưng vì hai vợ chồng xác định rời quê xuống Hà Nội mưu sinh nên cũng đã đặt mục tiêu cố gắng mua được một căn hộ vì người xưa dạy rồi “an cư, lạc nghiệp”.
Thực hiện kế hoạch của Thủ tướng Chính phủ giai đoạn 2016 – 2020, thành phố Hà Nội có trách nhiệm xây hơn 6 triệu m2 nhà ở cho các đối tượng thuộc diện hưởng nhà ở xã hội. Sau hơn 2 năm triển khai đã hoàn thành chỗ ở trên 8.000 căn nhà cho công nhân thuê, với giá thành 29.000 đồng/m2/tháng; hoàn thành 181.000 m2 nhà ở xã hội, trong đó đối tượng là công nhân mua nhà theo giá Chính phủ quy định. Hiện nay, thành phố Hà Nội có 41 dự án nhà ở xã hội đang thi công, đến năm 2019-2020 dự án hoàn thành, sẽ có 3,5 triệu m2 cho các đối tượng nhà ở xã hội.Theo kế hoạch, thành phố còn 2,8 triệu m2, tiếp tục xây nhà ở theo thiết chế công đoàn cho số công nhân có thu nhập thấp; đồng thời xây dựng kế hoạch lấy quỹ đất 2% trong khu đô thị, phấn đấu dưới 200 triệu đồng/căn để bán cho công nhân. UBND thành phố Hà Nội sẽ phối hợp với Tổng LĐLĐ Việt Nam xây dựng nhà thiết chế đầu tiên tại huyện Quốc Oai vào cuối năm 2019 cho công nhân Khu Công nghệ cao Hòa Lạc. |
Chính vì thế, vợ chồng tôi đang cố gắng làm và tiết kiệm để đạt được mục tiêu mình đặt ra trong thời gian sớm nhất. Đồng thời, chúng tôi cũng mong nhà nước và các doanh nghiệp có chính sách hỗ trợ để CNLĐ, đặc biệt là những CNLĐ có thu nhập thấp có được một chốn an cư để ổn định cuộc sống và yên tâm lao động sản xuất.”
Anh Nguyễn Văn Tường (quê Lào Cai) đang làm việc trong KCN Thăng Long chia sẻ: “Hai vợ chồng tôi làm việc tại KCN Thăng Long đến nay đã ngót nghét chục năm, lương tháng trung bình được 6 - 7 triệu/người, nếu tăng ca đều đặn thì cũng được gần chục triệu/tháng. Ngoài ra, thời gian rảnh vợ tôi còn bán đồ online trên mạng, nhờ đó mà hàng tháng cũng có thêm một khoản thu nhập kha khá.
Sau khi trừ các khoản chi phí tiền phòng trọ, điện nước, phí sinh hoạt và tiền gửi về quê nhờ ông bà chăm con thì hai vợ chồng dành dụm được 7 - 10 triệu/tháng. Hiện tại, vợ chồng tôi đã tích cóp được một khoản tiền và đang có ý định chuyển chỗ ở hoặc mua một căn hộ nhỏ để nâng cao chất lượng cuộc sống, chứ cứ ở trọ như thế này thì không ổn.”
Theo anh Tường, phòng trọ của vợ chồng anh hiện tại có giá thuê là 500.000 đồng/tháng, diện tích được khoảng 10m2. Vì khu trọ của anh không có chủ nhà quản lý nên an ninh cũng không được đảm bảo, thực tế đã nhiều lần xảy ra mất trộm nên lúc nào vợ chồng anh cũng lo lắng, bất an.
Điều mà vợ chồng anh Tường lo lắng nữa là chất lượng dịch vụ của khu trọ không đảm bảo, nguồn nước mà cả khu trọ dùng là nước giếng khoan chứ không phải nước sạch, lo sợ ảnh hưởng đến sức khỏe nên anh chị đã phải mua nước đóng bình về để sử dụng cho việc nấu nướng, còn nước ở khu trọ chỉ để giặt giũ, tắm rửa. “Mong muốn có một căn hộ, đảm bảo an ninh và chất lượng dịch vụ để ổn định cuộc sống, yên tâm lao động sản xuất có lẽ không chỉ là mong ước của riêng vợ chồng tôi mà còn là mong ước của rất nhiều CNLĐ khác” – anh Tường chia sẻ.
Luôn quan tâm đến vấn đề nhà ở cho công nhân
Mới đây, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định 370/QĐ-TTg về lãi suất cho vay ưu đãi nhà ở xã hội tại Ngân hàng Chính sách xã hội theo quy định tại Nghị định số 100/2015/NĐ-CP của Chính phủ. Cụ thể, lãi suất cho vay ưu đãi tại Ngân hàng Chính sách xã hội đối với các đối tượng mua, thuê mua nhà ở xã hội; xây dựng mới hoặc cải tạo sửa chữa nhà để ở theo Nghị định 100/2015/NĐ-CP ngày 20/10/2015 của Chính phủ về phát triển và quản lý nhà ở xã hội trong năm 2018 là 4,8%/năm (0,4%/tháng). Lãi suất nợ quá hạn được tính bằng 130% lãi suất khi cho vay. Theo Nghị định số 100/2015/NĐ-CP, có 10 đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội, trong đó có người lao động đang làm việc tại các doanh nghiệp trong và ngoài khu công nghiệp. |
Chia sẻ tại chương trình gặp gỡ, thảo luận của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và các thành viên của Chính phủ với các đại biểu tham dự Đại hội XII Công đoàn Việt Nam, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung cho biết: Thời gian vừa qua, thực hiện sự chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, thành phố Hà Nội luôn quan tâm đến vấn đề nhà ở cho công nhân và các gia đình chính sách.
Năm 2018, Hà Nội sẽ phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Xây dựng tiếp tục xây dựng gần 600 nghìn căn nhà cho người nghèo, cho người nghèo vay gấp đôi số tiền thông qua Ngân hàng chính sách xã hội, hoàn thành vào ngày 17/10/2018.
Đối với các nhà ở cho các đối tượng chính sách, trong những năm qua, thực hiện kế hoạch của Thủ tướng Chính phủ giao giai đoạn 2016 – 2020, thành phố Hà Nội có trách nhiệm xây hơn 6 triệu m2 nhà ở cho các đối tượng thuộc diện hưởng nhà ở xã hội như: Cán bộ, viên chức ban ngành Thành phố Hà Nội, nhà ở cho sinh viên và công nhân.
Trong nhóm nhà ở dành cho công nhân, UBND thành phố Hà Nội đã phối hợp với Tổng LĐLĐ Việt Nam, bố trí quỹ đất 2% còn lại tại các khu đô thị, xây dựng và thiết kế nhà ở cho công nhân theo tiêu chuẩn Tổng LĐLĐ Việt Nam đưa ra và theo kế hoạch được Thủ tướng phê duyệt.
Về phía thành phố Hà Nội, sau hơn 2 năm triển khai đã hoàn thành chỗ ở trên 8.000 căn nhà cho công nhân thuê, với giá thành 29.000 đồng/m2/tháng; hoàn thành 181.000 m2 nhà ở xã hội, trong đó đối tượng là công nhân mua nhà theo giá Chính phủ quy định. Hiện nay, thành phố Hà Nội có 41 dự án nhà ở xã hội đang thi công, đến năm 2019-2020 dự án hoàn thành, sẽ có 3,5 triệu m2 cho các đối tượng nhà ở xã hội.
Theo kế hoạch, thành phố còn 2,8 triệu m2, tiếp tục xây nhà ở theo thiết chế công đoàn cho số công nhân có thu nhập thấp; đồng thời xây dựng kế hoạch lấy quỹ đất 2% trong khu đô thị, phấn đấu dưới 200 triệu đồng/căn để bán cho công nhân. UBND thành phố Hà Nội sẽ phối hợp với Tổng LĐLĐ Việt Nam xây dựng nhà thiết chế đầu tiên tại huyện Quốc Oai vào cuối năm 2019 cho công nhân Khu Công nghệ cao Hòa Lạc.
Mai Quý
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô
Tin khác
Hà Nội: 30 nhà giáo tham gia Hội giảng Nhà giáo giáo dục nghề nghiệp toàn quốc năm 2024
Đời sống 30/10/2024 22:30
Đề xuất tiêu chí xác định người lao động có thu nhập thấp
Đời sống 23/10/2024 16:06
Trình Thủ tướng phương án nghỉ Tết Âm lịch 9 ngày
Đời sống 23/10/2024 06:00
Giá điện, giá chung cư đều tăng: Người lao động càng thêm gánh nặng!
Lao động 12/10/2024 21:01
Thu nhập của người lao động tiếp tục được cải thiện
Đời sống 08/10/2024 06:17
Hàn Quốc ân hạn với lao động nước ngoài cư trú bất hợp pháp tự nguyện về nước
Đời sống 05/10/2024 11:45
Hà Nội: Hộ gia đình nuôi 2 con học đại học, cao đẳng được hỗ trợ vay vốn chính sách
Đời sống 04/10/2024 15:49
Đề nghị bỏ đề xuất sinh viên làm thêm không quá 24 giờ mỗi tuần
Đời sống 25/09/2024 22:33
Từ 1/7/2025, tạm dừng hưởng lương hưu với người xuất cảnh trái phép
Đời sống 23/09/2024 10:31
Tết Nguyên đán Ất tỵ 2025 đề xuất được nghỉ 9 ngày
Đời sống 17/09/2024 13:40