Tuyệt đối tránh nhiễm trùng vết mổ bệnh nhi sau phẫu thuật
Các cách sơ cứu kịp thời khi trẻ bị chấn thương ở mắt | |
Cẩn trọng khi nặn mụn, nhọt | |
Nhận diện sớm bệnh viêm màng não và viêm não |
Vì sao lại nói việc chăm sóc sau mổ của bệnh nhân nói chung trong đó có bệnh nhi là rất quan trọng, bởi sau mổ là giai đoạn có nhiều rối loạn về sinh lý bao gồm các biến chứng về hô hấp, tuần hoàn, kích thích, đau, rối loạn chức năng thận, rối loạn đông máu, hạ nhiệt độ… gây ra do gây mê hoặc do phẫu thuật. Vì vậy, điều quan trọng trong giai đoạn này là đòi hỏi phải có sự chăm sóc tỉ mỉ và không bao giờ được để bệnh nhân nhi nằm một mình khi chưa hết thuốc mê.
“Chăm sóc bệnh nhi sau mổ đòi hỏi sự kết hợp chặt chẽ giữa thầy thuốc và gia đình người bệnh. Nhân viên y tế phải có trình độ và được đào tạo chuyên sâu, bên cạnh đó, gia đình bệnh nhân cũng cần được hướng dẫn một số theo dõi cần thiết để phòng và phát hiện sớm các biến chứng có thể xảy ra với bệnh nhi. Điều đặc biệt quan trọng trong giai đoạn này là việc trẻ dễ có những hành động quấy khóc, nhiều trẻ kích động tâm lý dẫn đến việc làm tổn thương vết mổ, gây nhiễm trùng vết mổ, nhiễm trùng huyết và có thể tử vong nếu không phát hiện kịp thời” – Bác sĩ Ngọc nhấn mạnh.
Trong quá trình chăm sóc trẻ, ngoài việc lưu ý tránh nhiễm trùng vết mổ thì gia đình cần phải chú ý nhiều đến tư thế nằm của trẻ. Theo Bác sĩ Ngọc, phải cho trẻ nằm ngửa đầu (kê gối dưới vai), đầu nghiêng sang một bên để tránh hiện tượng nôn trào ngược vào đường hô hấp. Đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, tư thế trung gian đầu hơi ngửa và nghiêng sang một bên, thời điểm sau thoát mê bệnh nhi bắt đầu có cảm giác đau vì vậy cần luôn bên cạnh động viên an ủi trẻ cũng như báo nhân viên y tế dùng thuốc giảm đau kịp thời cho trẻ. Thông thường mức độ đau giảm dần trong khoảng 3 ngày đầu sau mổ.
“Trong giai đoạn trẻ hồi phục, tùy từng bệnh của trẻ có thể được ăn hoặc phải nhịn theo y lệnh của bác sĩ. Thông thường, các phẫu thuật liên quan tới vùng bụng, hệ thống tiêu hóa bệnh nhi sẽ nhịn ăn tới khi có nhu động ruột trở lại (trung tiện được). Bệnh nhân sẽ được truyền dịch hoặc đạm thay thế dinh dưỡng qua đường miệng. Người nhà bệnh nhân cần biết khi bắt đầu cho ăn, thường ăn từ lỏng tới đặc, từ ít tới nhiều, thông thường cho bệnh nhân uống nước hoặc nước đường trước khi ăn các thức ăn đặc hơn. Sau khi cho uống thử, nếu bệnh nhân có nôn thì ngừng khoảng 30 phút – 1 giờ sau mới cho ăn thử lại” – BS Ngọc khuyên.
Ngoài ra, trong thời gian trẻ về nhà, gia đình vẫn phải tuân thủ những chỉ dẫn của bác sĩ về chế độ ăn uống, sinh hoạt, vệ sinh cá nhân... Giai đoạn này tuy vết mổ đã lành hơn, và dù cơ thể đã ổn định hơn, nhưng vết mổ vẫn chưa hoàn toàn hồi phục nên khả năng nhiễm trùng trở lại là vẫn có.
Thu Trang
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Người phụ nữ giàu lòng nhân ái
Luật quy định như thế nào về hành vi gian lận bảo hiểm?
Ngày 24/12: Giá dầu thế giới giảm nhẹ
Kiểm soát an ninh hàng không dịp Tết 2025
Đường vành đai 4 - Vùng Thủ đô được triển khai tới đâu?
Mở rộng tiêm phòng sởi cho trẻ dưới 9 tháng tuổi
Noel trong tôi
Tin khác
Mở rộng tiêm phòng sởi cho trẻ dưới 9 tháng tuổi
Y tế 24/12/2024 08:35
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết
Y tế 23/12/2024 16:40
"Quả ngọt" sau hành trình 11 năm mòn mỏi mong con
Y tế 22/12/2024 06:02
Hoàn thiện Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức và Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 trong năm 2025
Y tế 20/12/2024 20:37
Trang bị kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản cho vị thành niên, thanh niên
Xã hội 20/12/2024 09:58
Hạnh phúc của những cặp vợ chồng quân nhân hiếm muộn
Y tế 19/12/2024 17:38
Tình trạng các nạn nhân vụ cháy trên đường Phạm Văn Đồng đang điều trị tại Bệnh viện E
Y tế 19/12/2024 16:43
Sôi nổi Hội thi Rung chuông vàng tìm hiểu kiến thức về sức khỏe sinh sản vị thành niên
Y tế 17/12/2024 20:52
Thời tiết chuyển lạnh, nhiều người nhập viện vì mắc sởi
Y tế 17/12/2024 08:06
Nhiều người cần tham vấn tâm lý trong điều trị bệnh “khó nói”
Y tế 17/12/2024 06:39