Cẩn trọng khi nặn mụn, nhọt
Chảy máu sau sinh, nguy cơ tử vong cao | |
Trên 60% trẻ lứa tuổi học đường bị sâu răng | |
Ba trường hợp tử vong mắc viêm màng não do não mô cầu | |
Sai lầm của bố mẹ khiến con ngày càng còi cọc |
Bệnh nhân Nguyễn Thị X, 60 tuổi, ở Phú Xuyên (Hà Nội) bị nhiễm trùng huyết nặng trên nền bệnh đái tháo đường (tiểu đường), nguyên nhân ban đầu được xác định là do nặn một cái nhọt ở mông. Sau khi nặn, nhọt sưng tấy khiến bệnh nhân không đi lại được và sốt cao. Sau 3 ngày sốt, bệnh nhân rơi vào hôn mê, được gia đình đưa vào cấp cứu tại BV Việt Đức. Tại đây kết quả chụp CT scanner phát hiện nhiều ổ tổn thương di căn bệnh ở gan, lách, não và được chuyển điều trị tại BV Bệnh nhiệt đới Trung ương. Tuy nhiên, sau khi được các bác sĩ điều trị tích cực bệnh nhân vẫn không qua khỏi nguy kịch, gia đình đã xin đưa bệnh nhân về nhà.
Bác sĩ Nguyễn Trung Cấp, phụ trách khoa cấp cứu Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương cho biết, bệnh viện đã tiếp nhận nhiều trường hợp nhiễm trùng máu do tự ý chích nhọt, nặn mụn non. Đã có trường hợp tử vong do áp xe, nhiễm trùng máu do không được điều trị kịp thời. Các mụn, nhọt thường do tụ cầu khuẩn gây ra. Khi xuất hiện mụn, nhọt, cơ thể sẽ tạo hàng rào khu trú ổ nhiễm khuẩn tạo thành các ngòi mủ. Việc chích nặn non là nguy cơ phá vỡ hàng rào này tạo thành cửa cho vi khuẩn xâm nhập vào máu gây nhiễm trùng máu; tạo nên các ổ di bệnh ở nhiều cơ quan khác. Với người có sức đề kháng kém có thể dẫn đến nhiễm trùng máu, tổn thương các cơ quan nội tạng, nếu không cấp cứu kịp thời có thể dẫn đến tử vong.
Theo bác sĩ Cấp, khi nặn mụn không đúng cách rất dễ dẫn đến việc bị nhiễm trùng huyết, gây nên tình trạng nhiễm độc toàn thân với biểu hiện như sốt, da xanh tái, nổi ban, rối loạn tâm thần kinh (mệt mỏi, li bì, lơ mơ hoặc vật vã kích thích, nặng nhất là hôn mê), rối loạn ý thức, kèm theo rất nhiều biểu hiện của hệ tim mạch, hô hấp, tiết niệu..., có thể dẫn đến tử vong nếu không được điều trị cấp cứu kịp thời.
Nặn mụn không đúng cách rất dễ dẫn đến việc bị nhiễm trùng huyết |
“Trong các loại mụn, nhọt, bệnh nhiễm trùng da nói chung, cần chú ý đến mụn đinh râu là mụn ở quanh vùng mũi, miệng. Do cấu trúc hệ mạch máu nối thông với các tĩnh mạch trong sọ nên khi nặn mụn đinh râu dễ có nguy cơ đẩy vi trùng vào hệ tĩnh mạch xoang hang trong sọ não. Đây là bệnh lý nguy hiểm, có nguy cơ tử vong cao. Ngoài ra, việc nặn mụn đinh râu có thể gây viêm nhiễm các dây thần kinh ở vùng đầu, mặt khiến mặt, miệng bị méo... Do đó, khi có mụn đinh râu cần đến các cơ sở y tế để được xử lý hoặc hướng dẫn xử lý, tránh việc tự ý nặn, bóp, tác động vào mụn. Việc chích rạch cần được thực hiện đúng thời điểm theo chỉ định của bác sĩ và phải được giữ sạch, chống bội nhiễm”, bác sĩ Cấp khuyến cáo.
Cùng quan điểm với bác sĩ Cấp, PGS.TS Nguyễn Văn Thường, Giám đốc bệnh viện Da liễu trung ương, khuyến cáo, với các trường hợp bị mụn, tuyệt đối không tự ý nặn, đặc biệt với mụn to, mưng mủ. Nặn mụn sai cách có thể bị nhiễm trùng huyết. “Tốt nhất bệnh nhân nên đến các bệnh viện, trung tâm da liễu để được điều trị bằng máy móc và các phương tiện hiện đại, tránh tai biến xảy ra. Đặc biệt, với những bệnh nhân đái tháo đường bị biến chứng rất dễ bị nhiễm trùng, chỉ cần một vết thương nhỏ như đứt tay… cũng sẽ dẫn đến nhiễm trùng máu gây nguy hiểm tính mạng”, PGS.TS Nguyễn Văn Thường khuyên.
Bác sĩ Nguyễn Trung Cấp, phụ trách khoa cấp cứu Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cho biết, bệnh viện đã tiếp nhận nhiều trường hợp nhiễm trùng máu do tự ý chích nhọt, nặn mụn non. Đã có trường hợp tử vong do áp xe, nhiễm trùng máu do không được điều trị kịp thời. |
Theo PGS.TS Nguyễn Duy Hưng, Trưởng phòng chỉ đạo tuyến, Bệnh viện Da liễu trung ương, ngoài không tự ý nặn mụn, nhọt, bệnh nhân không nên tự ý mua và sử dụng thuốc trị mụn không có chỉ dẫn của bác sĩ. Không phải loại thuốc trị mụn nào cũng an toàn với da và trị được tất cả các loại mụn.
Cũng theo ông Hưng, trên thị trường xuất hiện nhiều loại thuốc trị mụn kém chất lượng, chứa thành phần độc hại gây kích ứng da, bào mòn, viêm nhiễm nặng. Khi mới phát hiện vết sưng đỏ, chưa có mủ cần dùng bông chấm cồn iốt 1-3% lên chỗ sưng nhiều lần trong ngày. Không tự đắp các loại lá trực tiếp lên chỗ sưng đau vì có thể gây ngứa hoặc nhiễm trùng dẫn đến bội nhiễm, rất nguy hiểm. Khi mủ đã chín, người bệnh nên đến thầy thuốc hoặc y tá tháo mủ theo đúng quy trình kỹ thuật và chế độ vô khuẩn, vô trùng. Để phòng ngừa mụn nên chú ý giữ vệ sinh tốt, tắm gội, lau mồ hôi, giữ da thông thoáng bằng việc rửa mặt 2 - 3 lần mỗi ngày bằng nước sạch. Không nên ăn đồ quá nóng, quá cay vì đó cũng có thể là một trong những nguyên nhân gây lên những nốt mụn, nhọt không mong muốn.
Trang Thu
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Không khí Giáng sinh rộn ràng tại Nhà thờ Lớn Hà Nội
Hà Nội gỡ vướng một số dự án kéo dài, chậm đưa vào sử dụng
Hà Nội: Nhiều tuyến phố bị cấm dịp Giáng sinh
Bảng giá đất mới, giải phóng mặt bằng sẽ nhanh
Hai yếu tố tạo nên chất lượng “tiến vua” của Cam tươi FVF
Ban hành Quy chế thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025
Phụ nữ Thủ đô sẵn sàng bước vào kỷ nguyên mới
Tin khác
Hà Nội: Tiếp tục đẩy mạnh chuyển đổi số trong khám chữa bệnh
Y tế 24/12/2024 16:35
Bộ Y tế tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy theo hướng tinh gọn, hiệu quả
Y tế 24/12/2024 16:01
Mở rộng tiêm phòng sởi cho trẻ dưới 9 tháng tuổi
Y tế 24/12/2024 08:35
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết
Y tế 23/12/2024 16:40
"Quả ngọt" sau hành trình 11 năm mòn mỏi mong con
Y tế 22/12/2024 06:02
Hoàn thiện Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức và Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 trong năm 2025
Y tế 20/12/2024 20:37
Trang bị kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản cho vị thành niên, thanh niên
Xã hội 20/12/2024 09:58
Hạnh phúc của những cặp vợ chồng quân nhân hiếm muộn
Y tế 19/12/2024 17:38
Tình trạng các nạn nhân vụ cháy trên đường Phạm Văn Đồng đang điều trị tại Bệnh viện E
Y tế 19/12/2024 16:43
Sôi nổi Hội thi Rung chuông vàng tìm hiểu kiến thức về sức khỏe sinh sản vị thành niên
Y tế 17/12/2024 20:52