Khu phát triển thương mại và văn hóa: Cầu nối giữa bảo tồn di sản và phát triển kinh tế
Lấy ý kiến nhân dân về khu phát triển thương mại và văn hóa BID “gà” đẻ trứng vàng |
Trao quyền tự quản để phát triển không gian văn hóa - thương mại Thủ đô
Theo dự thảo Nghị quyết, khu phát triển thương mại và văn hóa được thành lập tại các địa điểm có lợi thế về vị trí thương mại, không gian văn hóa, khu du lịch hoặc điểm du lịch được Nhà nước và quốc tế công nhận.
Mục tiêu chính là thu hút và phát triển du lịch, phát huy giá trị văn hóa, thúc đẩy các hoạt động thương mại, bảo tồn các ngành nghề truyền thống, đồng thời cải thiện đời sống người dân.
Điểm nổi bật của mô hình này là nguyên tắc tự nguyện, tự quản và đảm bảo sự đồng thuận của đa số cư dân trên địa bàn, với các tiêu chuẩn về văn hóa kinh doanh, an ninh trật tự, bảo vệ môi trường cao hơn so với quy định hiện hành.
![]() |
Khơi dậy tiềm năng làng nghề truyền thống Bát Tràng qua khu phát triển thương mại và văn hóa. |
Theo dự thảo Quy chế mẫu, khu phát triển thương mại và văn hóa được tổ chức với ba cấp. Đầu tiên là Hội nghị cộng đồng - cơ quan quyết định cao nhất, bao gồm đại diện các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và dân cư cùng đại diện Ủy ban nhân dân cấp cơ sở, Mặt trận Tổ quốc cấp cơ sở. Hội nghị này được tổ chức thường niên hoặc bất thường để quyết định các vấn đề quan trọng của khu vực.
Tiếp đến là Hội đồng quản lý - cơ quan điều hành, có ít nhất 9 thành viên với nhiệm kỳ 5 năm. Hội đồng quản lý đại diện cho khu phát triển thương mại và văn hóa trong các mối quan hệ, tổ chức thực hiện các hoạt động bảo vệ cảnh quan, vệ sinh môi trường, an ninh trật tự, và quản lý các khoản thu chi. Cuối cùng là đơn vị quản lý vận hành, có thể là chính Hội đồng quản lý hoặc một đơn vị chuyên nghiệp được thuê để thực hiện công tác quản lý, vận hành hằng ngày.
Khu phát triển thương mại và văn hóa thực hiện nhiều hoạt động đa dạng như tổ chức các sự kiện văn hóa, lễ hội, biểu diễn nghệ thuật; phát triển hệ thống cửa hàng, chợ, trung tâm thương mại gắn với đặc điểm văn hóa địa phương; quảng bá, giới thiệu các hoạt động du lịch; thực hiện các hoạt động tạo cảnh quan, vệ sinh đường phố, bảo vệ môi trường; tổ chức giao thông và giữ gìn an ninh trật tự.
Để có kinh phí hoạt động, khu phát triển thương mại và văn hóa được phép thu các khoản từ bán vé tham quan, biểu diễn nghệ thuật; từ hoạt động trông giữ phương tiện và dịch vụ khác; từ khoản đóng góp của cư dân, tổ chức, doanh nghiệp; từ các khoản chi của Nhà nước theo quy định; và từ các nguồn hợp pháp khác. Quan trọng là các khoản thu này phải theo nguyên tắc không nhằm mục tiêu lợi nhuận, chỉ để bảo đảm chi trả cho các hoạt động của khu vực, đồng thời đảm bảo công bằng cho các đối tượng như gia đình chính sách, người có công, người khuyết tật và hộ kinh doanh nhỏ.
Nhiều ý kiến đóng góp đa chiều
![]() |
Cơ hội phục hưng làng nghề Vạn Phúc qua mô hình mới. |
Trong quá trình lấy ý kiến, đa số người dân bày tỏ quan điểm về việc ban hành Nghị quyết là đúng đắn. Nhiều người bày tỏ việc thành lập các khu phát triển thương mại và văn hóa dự kiến sẽ mang lại nhiều tác động tích cực như tạo cơ chế huy động nguồn lực xã hội cho phát triển thương mại, văn hóa, du lịch; nâng cao cảnh quan, môi trường sống cho người dân; phát huy giá trị văn hóa, bảo tồn các ngành nghề truyền thống; tăng nguồn thu từ du lịch và các hoạt động thương mại; tạo thêm việc làm và thu nhập cho người dân.
Ông Vũ Hà, đảng viên thuộc phường Thịnh Quang, Đống Đa, Hà Nội cho biết: "Tôi đồng ý với mô hình khu phát triển thương mại và văn hóa, tuy nhiên, cần làm rõ thêm về nội dung liên quan đến quy hoạch, quỹ đất và phân bổ ở những địa bàn nào, đặc biệt trong bối cảnh Hà Nội đang chuyển đổi sang mô hình chính quyền 2 cấp (bỏ cấp huyện, quận).
Cần xác định rõ có nhất thiết địa bàn nào cũng phải có Khu phát triển thương mại và văn hóa hay thành phố chỉ nên lập một số khu có quy mô lớn gắn với sản phẩm đặc trưng, như khu gốm Bát Tràng, khu dệt lụa Vạn Phúc, khu thủ công mỹ nghệ... Việc này sẽ giúp tập trung nguồn lực và tạo điểm nhấn cho từng khu vực, thay vì dàn trải và thiếu tính đặc thù".
Trong khi đó, bà Đinh Thị Hồng Vui (cán bộ Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh) nêu quan điểm: "Tôi ủng hộ việc thành lập khu phát triển thương mại và văn hóa nhưng cần quy định rõ hơn về việc bảo tồn không gian kiến trúc truyền thống. Nhiều hộ kinh doanh trong khu vực có xu hướng cải tạo mặt tiền hoặc phá dỡ nhà cổ theo kiểu hiện đại, làm mất đi nét đặc trưng của các khu phố cổ, làng nghề truyền thống. Đề nghị có quy định cụ thể về việc giữ gìn kiến trúc đặc trưng khi sửa chữa, cải tạo nhà cửa".
Là một người trẻ yêu văn hóa truyền thống, bạn Minh Ngọc, đến từ phường Phúc Diễn, quận Bắc Từ Liêm cho rằng: "Tôi đề xuất bổ sung các chính sách ưu đãi cụ thể cho các nghệ nhân, người làm nghề truyền thống trong khu phát triển thương mại và văn hóa. Việc gìn giữ và phát triển các ngành nghề truyền thống cần được đặt ở vị trí trung tâm, không chỉ là một hoạt động phụ trợ cho du lịch và thương mại".
Dự thảo Nghị quyết về khu phát triển thương mại và văn hóa đang được đăng tải trên cổng thông tin điện tử của Thành phố để lấy ý kiến rộng rãi của người dân và cộng đồng. Với một mô hình quản lý đô thị mới, sự tham gia đóng góp của người dân là vô cùng quan trọng để hoàn thiện cơ chế này. Các ý kiến đóng góp có thể gửi về Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội hoặc đăng tải trực tiếp trên cổng thông tin điện tử của Thành phố. Mỗi góp ý đều có giá trị trong việc xây dựng một cơ chế phù hợp, hiệu quả, mang lại lợi ích thiết thực cho cộng đồng và phát huy bản sắc văn hóa Thủ đô. |
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Dự báo giá vàng tuần tới: Chuyên gia lạc quan về đà tăng của vàng

Tỷ lệ thất nghiệp thanh niên giảm không đáng kể

Điểm sáng về chăm lo, bảo vệ lao động nữ ở huyện Gia Lâm

AJC Open Day - Job Fair 2025: Kết nối tri thức - Mở rộng tương lai

Công đoàn cơ sở khối doanh nghiệp chuyển mình trong kỷ nguyên số

Nhận thức đúng để mở cánh cửa tương lai

Nghỉ việc trông con ốm có được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội?
Tin khác

Vị tướng Trường Sơn được truy tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân
Văn hóa 13/04/2025 14:34

Họa sĩ Lê Thu Huyền: Người thổi hồn nhân văn vào trong từng nét cọ
Văn hóa 12/04/2025 20:00

"Hẹn ước Bắc - Nam" - Chương trình chính luận nghệ thuật có quy mô hoành tráng
Văn hóa 11/04/2025 16:14

Lễ hội Làng Sen năm 2025 có nhiều hoạt động đặc sắc
Văn hóa 10/04/2025 06:49

Người trong cuộc kể lại thời khắc lịch sử sau nửa thế kỷ thống nhất đất nước
Văn hóa 09/04/2025 17:48

Tạo cơ hội phát triển hơn nữa cho văn hóa, du lịch của Thủ đô
Xã hội 09/04/2025 17:34

Quảng bá du lịch địa phương thông qua lễ hội truyền thống
Văn hóa 09/04/2025 15:21

Bãi giữa sông Hồng: Tiềm năng vàng cho trung tâm công nghiệp văn hóa Hà Nội
Văn hóa 09/04/2025 12:05

Bảo tồn và phát huy các giá trị di sản qua lễ hội chùa Phúc Sơn
Văn hóa 08/04/2025 18:51

Nắng đầu mùa
Văn hóa 08/04/2025 10:19