Phần lớn trẻ nhập viện điều trị bệnh sởi chưa được tiêm vắc xin

Hiện nay, tình hình bệnh sởi vẫn đang diễn biến phức tạp, số ca mắc trên địa bàn Hà Nội có xu hướng tăng cao. Đáng lo ngại, đa phần trẻ nhập viện điều trị bệnh sởi tại nhiều bệnh viện trên địa bàn Thành phố đều chưa được tiêm vắc xin phòng bệnh, dù đã đến độ tuổi tiêm chủng. Phóng viên (PV) Báo Lao động Thủ đô đã có cuộc trao đổi trực tiếp với bác sĩ Nguyễn Sỹ Đức, Khoa Nhiễm khuẩn, Bệnh viện Nhi Hà Nội, để có cái nhìn đa chiều hơn về vấn đề này.
Hà Nội: Quyết liệt triển khai Chiến dịch tiêm vắc xin sởi cho trẻ từ 6 - 9 tháng tuổi 4 biện pháp trọng tâm phòng, chống dịch bệnh sởi hiệu quả Hà Nội ghi nhận thêm 189 trường hợp mắc sởi

PV: Xin bác sĩ cho biết tình tình hình khám, tiếp nhận và điều trị bệnh nhân sởi tại Bệnh viện Nhi Hà Nội thời gian qua? Và những biến chứng mà trẻ mắc sởi thường gặp phải là gì, thưa bác sĩ?

Phần lớn trẻ nhập viện điều trị bệnh sởi chưa được tiêm vắc xin
Bác sĩ Nguyễn Sỹ Đức, Phòng Nhiễm khuẩn, Bệnh viện Nhi Hà Nội.

Bác sĩ Nguyễn Sỹ Đức: Từ đầu năm đến nay, Khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Nhi Hà Nội đã tiếp nhận 300 bệnh nhân mắc sởi điều trị nội trú và khoảng hơn 400 bệnh nhân điều trị ngoại trú. Thời gian gần đây, đặc biệt là từ Tết Nguyên đán số bệnh nhân được chẩn đoán sởi điều trị ngoại trú và nội trú có xu hướng tăng so với trước Tết, cũng như tăng so với cùng kỳ các năm trước.

Trung bình một ngày, Bệnh viện tiếp nhận và điều trị nội trú cho 45 - 50 bệnh nhân mắc sởi. Trong số những bệnh nhân mắc sởi nhập viện điều trị nội trú, nhiều bệnh nhân bị biến chứng của sởi như: Viêm phổi, suy hô hấp… có những bệnh nhân các bác sĩ phải hỗ trợ thở máy. Trong những bệnh nhân nhập viện điều trị, tầm khoảng 30% bệnh nhân có biến chứng viêm phổi, suy hô hấp.

PV: Trước tình hình số ca mắc sởi tăng cao và tình hình dịch bệnh sởi còn diễn biến phức tạp, Bệnh viện Nhi Hà Nội đã có dự phòng để tránh quá tải, cũng như tránh lây nhiễm chéo trong viện như nào, thưa bác sĩ?

Bác sĩ Nguyễn Sỹ Đức: Bệnh viện Nhi Hà Nội là một trong những đơn vị được phân tuyến tiếp nhận và điều trị bệnh nhân mắc sởi ở khu vực Hà Nội, cũng như các khu vực lân cận. Bởi vậy Bệnh viện đã chủ động các kế hoạch, dự phòng khi số lượng bệnh nhân có xu hướng tăng lên. Hiện, Bệnh viện đã thành lập các đơn vị riêng để điều trị nhóm bệnh nhân sởi; đồng thời, cũng có những phương án dự phòng và có thể mở rộng thêm nếu như nhu cầu bệnh nhân tăng lên.

Trên thực tế, hằng ngày Bệnh viện Nhi Hà Nội vẫn cập nhập thông tin bệnh nhân sởi từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội, trong đó có số bệnh nhân được chẩn đoán sởi, số bệnh nhân mắc sởi, số bệnh nhân đang điều trị ở các bệnh viện xung quanh… để Bệnh viện có kế hoạch dự phòng tốt nhất.

Phần lớn trẻ nhập viện điều trị bệnh sởi chưa được tiêm vắc xin
Bác sĩ thăm, khám cho bệnh nhi mắc sởi.

Trước tình hình dịch, bệnh sởi diễn biến phức tạp, công tác kiểm soát, phòng ngừa lây nhiễm chéo trong Bệnh viện Nhi Hà Nội được tăng cường. Theo đó, các bác sĩ và đội ngũ nhân viên y tế trong Bệnh viện luôn đảm bảo việc điều trị và chăm sóc y tế tốt nhất cho bệnh nhân; hạn chế việc người nhà thăm, thay đổi người nhà chăm sóc; đảm bảo những người chăm sóc cho bệnh nhân luôn đeo khẩu trang; chú trọng công tác sát trùng tay nhanh tại các khu bệnh phòng…

Song song với đó, việc phân luồng, chẩn đoán sớm ca bệnh từ khâu nhập viện đến phòng cách ly và khu vực điều trị được Bệnh viện tiến hành đồng bộ và bài bản. Bệnh viện đã phân luồng bệnh nhân theo tuyến nhất định, đi thang máy riêng… để nhóm bệnh nhân sởi tránh tiếp xúc với các bệnh nhân khác.

PV: Hiện nay có tình trạng nhiều phụ huynh “anti”- chống vắc xin, vậy tại Bệnh viện Nhi Hà Nội có ghi nhận những trường hợp này hay không, thưa bác sĩ ? Và lời khuyên của bác sĩ dành cho các bậc phụ huynh là gì?

Bác sĩ Nguyễn Sỹ Đức: Phần lớn bệnh nhân mắc sởi vào điều trị tại Bệnh viện Nhi Hà Nội đều chưa tiêm vắc xin phòng bệnh. Nhiều trường hợp bệnh nhân 5 - 12 tuổi vẫn mắc sởi như thường vì không được tiêm vắc xin, hoặc tiêm vắc xin không đủ liều. Có tới 50% bệnh nhân mắc sởi nhập viện đã tới độ tuổi tiêm chủng, nhưng vẫn chưa được tiêm vắc xin vì nhiều lý do khác nhau như: Trẻ ốm trong thời gian tiêm chủng, quên tiêm,... thậm chí có những gia đình không muốn cho con tiêm vắc xin.

Vắc xin là một trong những giải pháp hữu hiệu nhằm phòng và ngăn ngừa sự lây lan của dịch, bệnh sởi. Vì vậy, việc tiêm vắc xin sởi được coi là biện pháp tốt nhất để dự phòng sởi. Thực tế trong quá trình điều trị chúng tôi nhận thấy, không phải là tất cả, nhưng có một số phụ huynh không cho con tiêm vắc xin. Và như thế làm cho nguy cơ lây lan dịch trong cộng đồng sẽ tăng lên.

Phần lớn trẻ nhập viện điều trị bệnh sởi chưa được tiêm vắc xin
Việc phân luồng, chẩn đoán sớm ca bệnh từ khâu nhập viện đến phòng cách ly và khu vực điều trị được Bệnh viện Nhi Hà Nội tiến hành đồng bộ và bài bản.

Sởi có khả năng lây truyền cao, chỉ có thể chặn đứng nguy cơ lây lan dịch bệnh khi tỷ lệ miễn dịch cộng đồng đạt 95% trở lên. Vì vậy việc “anti” tiêm vắc xin vô tình làm cho dịch sởi lây lan mạnh hơn trong cộng đồng. Và với những nhóm bệnh nhân yếu thế như chống chỉ định tiêm vắc xin, nhóm bệnh nhân chưa đến tuổi tiêm vắc xin, nhóm trẻ có bệnh nền… thì nguy cơ nhiễm bệnh càng tăng cao.

Với những trẻ được tiêm vắc xin sởi, thường sau 2 tuần tiêm phòng, trẻ sẽ sinh khả năng miễn dịch chống lại bệnh sởi tốt nhất. Và sau 1 tháng thì hiệu quả tiêm chùng sẽ đạt tỷ lệ cao nhất.

Vắc xin có khả năng phòng bệnh cao, gần 100%, tuy nhiên sẽ có khoảng trống nhỏ lây nhiễm, bởi vậy các bậc phụ huynh cần có các biện pháp dự phòng nhằm phòng bệnh cho trẻ. Trong đó, các bậc phụ huynh nên cho trẻ đeo khẩu trang khi ra đường, che miệng khi ho, hạn chế đến nơi đông người, cho trẻ rửa tay với xà phòng thường xuyên… Với những cách phòng tránh này không chỉ phòng ngừa bệnh sởi, mà còn giúp trẻ phòng các bệnh truyền nhiễm khác thường xảy ra trong mùa hè hiệu quả.

Xin trân trọng cảm ơn bác sĩ!

Phụ nữ nên tiêm vắc xin ngừa sởi trước khi mang thai 3 tháng, tốt nhất là 3 tháng, tối thiểu là 1 tháng tùy từng loại vắc xin để cơ thể có đủ thời gian sinh ra kháng thể phòng bệnh, không ảnh hưởng đến thai nhi. Vắc xin còn giúp mẹ truyền kháng thể thụ động sang thai nhi, bảo vệ bé trong những tháng đầu tiên sau khi chào đời, khi chưa đủ tuổi chủ động tiêm ngừa vắc xin sởi.

Minh Khuê (thực hiện)

Có thể bạn quan tâm

Ý kiến bạn đọc

Nên xem

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 6/4: Nhiều mây, có mưa nhỏ rải rác

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 6/4: Nhiều mây, có mưa nhỏ rải rác

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia, ngày 6/4, khu vực Hà Nội nhiều mây, có mưa, mưa nhỏ. Gió nhẹ.
Thúc đẩy thị trường trong nước, kích cầu tiêu dùng

Thúc đẩy thị trường trong nước, kích cầu tiêu dùng

Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước - Bộ Công Thương vừa có Công văn gửi Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, về việc thực hiện các giải pháp tiếp tục đẩy mạnh phát triển thị trường trong nước, kích cầu tiêu dùng năm 2025.
Hiệu quả từ chương trình vốn vay phát triển kinh tế gia đình

Hiệu quả từ chương trình vốn vay phát triển kinh tế gia đình

Thời gian qua, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Thường Tín đã phối hợp với Quỹ Trợ vốn công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) Thủ đô phát triển kinh tế gia đình, tiếp cận nhanh chóng với nguồn vốn vay; nhiều đoàn viên, CNVCLĐ đã sử dụng nguồn vốn vay hiệu quả, tăng thu nhập và kinh tế cho gia đình.
LĐLĐ quận Long Biên: Đẩy mạnh ứng dụng chuyển đổi số trong phát triển Công đoàn cơ sở

LĐLĐ quận Long Biên: Đẩy mạnh ứng dụng chuyển đổi số trong phát triển Công đoàn cơ sở

Nhờ đẩy mạnh triển khai ứng dụng chuyển đổi số trong điều hành thành lập Công đoàn cơ sở, quý I/2025, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Long Biên đã thành lập mới 57 Công đoàn cơ sở và phát triển được 2.241 đoàn viên (gấp 10 lần so cùng kỳ năm 2024).
Từ 1/6: Sử dụng VssID, VNeID và Căn cước công dân gắn chip để khám, chữa bệnh BHYT

Từ 1/6: Sử dụng VssID, VNeID và Căn cước công dân gắn chip để khám, chữa bệnh BHYT

Bảo hiểm xã hội (BHXH) Khu vực I vừa có văn bản chỉ đạo việc sử dụng hình ảnh thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) tích hợp trên ứng dụng VssID, VNeID, Căn cước công dân (CCCD) có gắn chip để đi khám, chữa bệnh BHYT.
Quyền lợi khi đi khám chữa bệnh BHYT vượt tuyến, trái tuyến

Quyền lợi khi đi khám chữa bệnh BHYT vượt tuyến, trái tuyến

Người bệnh có thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) khi đi khám chữa bệnh BHYT vượt tuyến, trái tuyến hoặc cấp cứu, sẽ được hưởng quyền lợi như thế nào?
Chủ động, bình tĩnh để giải quyết các vấn đề thuế và thương mại

Chủ động, bình tĩnh để giải quyết các vấn đề thuế và thương mại

Liên quan đến việc Mỹ công bố áp thuế đối ứng với hàng hóa đến từ Việt Nam, Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ đạo Bộ Ngoại giao tích cực thu xếp để đoàn đàm phán của Việt Nam gặp các đầu mối quan trọng của phía Mỹ; Bộ Ngoại giao, Bộ Công Thương tiếp tục giao thiệp để phía Mỹ tạm hoãn áp thuế trong lúc chờ đàm phán. Thủ tướng lưu ý, trong đàm phán cần chú ý tránh ảnh hưởng tới quan hệ với các đối tác khác.

Tin khác

Từ 1/6: Sử dụng VssID, VNeID và Căn cước công dân gắn chip để khám, chữa bệnh BHYT

Từ 1/6: Sử dụng VssID, VNeID và Căn cước công dân gắn chip để khám, chữa bệnh BHYT

Bảo hiểm xã hội (BHXH) Khu vực I vừa có văn bản chỉ đạo việc sử dụng hình ảnh thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) tích hợp trên ứng dụng VssID, VNeID, Căn cước công dân (CCCD) có gắn chip để đi khám, chữa bệnh BHYT.
Nam thanh niên 22 tuổi nguy kịch do nhiễm não mô cầu

Nam thanh niên 22 tuổi nguy kịch do nhiễm não mô cầu

Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương vừa tiếp nhận một trường hợp bệnh nhân nguy kịch do nhiễm não mô cầu. Người bệnh là anh P.T.Đ, 22 tuổi, hiện đang làm việc và sinh sống tại Bắc Ninh.
Siết chặt kiểm soát lây nhiễm sởi trong các bệnh viện

Siết chặt kiểm soát lây nhiễm sởi trong các bệnh viện

Trước tình hình dịch, bệnh sởi diễn biến phức tạp, công tác kiểm soát, phòng ngừa lây nhiễm chéo trong các bệnh viện trên địa bàn thành phố Hà Nội được tăng cường. Đặc biệt, việc phân luồng, chẩn đoán sớm ca bệnh sởi từ khâu nhập viện đến phòng cách ly và khu vực điều trị được các bệnh viện tiến hành đồng bộ và bài bản.
Nơi ươm mầm hạnh phúc cho các gia đình hiếm muộn với tỉ lệ IVF thành công vượt trội

Nơi ươm mầm hạnh phúc cho các gia đình hiếm muộn với tỉ lệ IVF thành công vượt trội

Vinmec Times City đã giúp một phụ nữ hiếm muộn đón con đầu lòng sau nhiều năm mong mỏi và 3 lần chuyển phôi thất bại. “Mục tiêu của Vinmec không chỉ là giúp các cặp vợ chồng mang thai, mà còn phải đưa em bé IVF khỏe mạnh về nhà”, TS.BS Tô Minh Hương, người trực tiếp điều trị ca IVF khó, chia sẻ.
Tỷ lệ hài lòng của người bệnh trong quý I/2025 là 97,21%

Tỷ lệ hài lòng của người bệnh trong quý I/2025 là 97,21%

Sở Y tế Hà Nội vừa có báo cáo 1399/BC-SYT về kết quả khảo sát, đo lường sự hài lòng của người dân, người bệnh nội trú, ngoại trú và nhân viên y tế trong quý I/2025, với tỷ lệ hài lòng của người bệnh là 97,21% và của nhân viên y tế 93,08%.
CDC Hà Nội giám sát công tác phòng, chống bệnh tay chân miệng

CDC Hà Nội giám sát công tác phòng, chống bệnh tay chân miệng

Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) thành phố Hà Nội số ca mắc tay chân miệng đang có xu hướng tăng theo chu kỳ dịch hằng năm, chủ yếu là ca bệnh tản phát, ghi nhận một số ổ dịch ở trường mầm non và cộng đồng. CDC Hà Nội cũng dự báo, số ca mắc tay chân miệng trên địa bàn Thành phố sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới.
Huyện Thanh Trì tăng cường phòng, chống dịch sởi

Huyện Thanh Trì tăng cường phòng, chống dịch sởi

Để nhanh chóng kiểm soát dịch bệnh, 16 xã, thị trấn trên địa bàn huyện Thanh Trì đã chủ động, quyết liệt thực hiện nghiêm chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Y tế, của huyện trong công tác phòng, chống dịch; đẩy nhanh tiến độ triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng, chống bệnh sởi, góp phần ngăn chặn dịch sởi bùng phát trên địa bàn.
4 biện pháp trọng tâm phòng, chống dịch bệnh sởi hiệu quả

4 biện pháp trọng tâm phòng, chống dịch bệnh sởi hiệu quả

Cũng như nhiều địa phương khác, dịch bệnh sởi đang gia tăng trên địa bàn thành phố Hà Nội. Trước tình hình này, ngày 28/3, Giáo sư, Tiến sĩ (GS.TS) Phan Trọng Lân, Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương (Bộ Y tế) đã có buổi làm việc với Sở Y tế Hà Nội về kiểm tra, giám sát công tác triển khai Chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng bệnh sởi cũng như việc thu dung, điều trị cho bệnh nhân trên địa bàn.
Hà Nội: Quyết liệt triển khai Chiến dịch tiêm vắc xin sởi cho trẻ từ 6 - 9 tháng tuổi

Hà Nội: Quyết liệt triển khai Chiến dịch tiêm vắc xin sởi cho trẻ từ 6 - 9 tháng tuổi

Từ đầu năm 2025 đến nay, toàn Thành phố ghi nhận 1.275 trường hợp mắc sởi tại tất cả 30 quận/huyện/thị xã, 328 xã/phường/thị trấn, trong đó có 1 trường hợp tử vong do không tiêm vắc xin phòng bệnh. Hiện Hà Nội vẫn đang quyết liệt triển khai Chiến dịch tiêm vắc xin phòng sởi cho trẻ từ 6 - 9 tháng tuổi.
Hậu quả khôn lường khi do dự, chống đối tiêm vắc xin

Hậu quả khôn lường khi do dự, chống đối tiêm vắc xin

Từ đầu năm 2025 đến nay, số ca mắc sởi gia tăng tại nhiều địa phương, trong đó đã có 6 trường hợp tử vong trên cả nước. Đáng lo ngại, đa phần số ca bệnh mắc sởi có chỉ định nhập viện đều chưa được tiêm vắc xin, hoặc tiêm chưa đầy đủ vì nhiều lý do khác nhau. Một trong những nguyên nhân khiến nhiều trẻ mắc sởi nhập viện là do cha mẹ do dự tiêm vắc xin, hoặc "anti"- chống vắc xin, điều này đã vô tình đẩy trẻ vào nguy hiểm.
Xem thêm
Phiên bản di động