Chủ động các biện pháp phòng, chống, không để dịch bùng phát và lan rộng

Ngày 3/4, Sở Y tế Hà Nội tổ chức hội nghị giao ban công tác chuyên môn y tế cơ sở và y tế dự phòng quý I, triển khai nhiệm vụ quý 2 năm 2025. Tiến sĩ Trần Văn Chung, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội tham dự và chủ trì hội nghị.
Bệnh viện Nhi Hà Nội tiếp nhận điều trị gần 300 ca mắc sởi Hà Nội ghi nhận thêm 189 trường hợp mắc sởi Phần lớn trẻ nhập viện điều trị bệnh sởi chưa được tiêm vắc xin

Tình hình dịch bệnh được kiểm soát

Theo báo cáo của Sở Y tế Hà Nội, trong 3 tháng đầu năm 2025, tình hình dịch bệnh truyền nhiễm trên địa bàn Thành phố được kiểm soát, một số dịch bệnh có xu hướng gia tăng như sởi, tay chân miệng... Cụ thể, từ đầu năm đến ngày 31/3, Thành phố đã ghi nhận 1.355 trường hợp mắc sởi trong đó có 1 trường hợp tử vong tại Phú Đô, Nam Từ Liêm.

Chủ động các biện pháp phòng, chống, không để dịch bùng phát và lan rộng
Toàn cảnh hội nghị.

Bệnh nhân ghi nhận tại 30/30 quận, huyện, thị xã trong đó một số đơn vị ghi nhận nhiều bệnh nhân như: Hoàng Mai, Nam Từ Liêm, Hà Đông, Thanh Trì, Đống Đa, Tây Hồ, Hoàn Kiếm. Hầu hết bệnh nhân mắc bệnh là trẻ dưới 6 tuổi (chiếm 60%) và chưa được tiêm chủng hoặc tiêm chủng chưa đầy đủ 2 mũi vắc xin phòng bệnh (chiếm 91%).

Thành phố cũng ghi nhận 685 ca mắc tay chân miệng, không có ca tử vong, số ca mắc tăng so với cùng kỳ năm 2024, phân bố rải rác tại tất cả 30 quận, huyện, thị xã; ghi nhận 199 ca mắc sốt xuất huyết, không có ca tử vong, số ca mắc giảm so với cùng kỳ năm 2024, bệnh nhân phân bố rải rác tại 27 quận, huyện, thị xã, ghi nhận 1 ổ dịch sốt xuất huyết hiện đã kết thúc.

Ngoài ra, Thành phố cũng ghi nhận 12 ca mắc ho gà, 4.267 trường hợp mắc cúm mùa, 5 ca mắc uốn ván và 1 ca mắc liên cầu lợn.

Để chủ động trong công tác phòng chống dịch bệnh, Sở Y tế đã tham mưu Ủy ban nhân dân Thành phố ban hành văn bản chỉ đạo tăng cường các biện pháp phòng chống dịch, đặc biệt là đối với dịch bệnh mùa đông xuân, cúm mùa, bệnh sởi, tay chân miệng và sốt xuất huyết.

Trong hai tháng đầu năm 2025, hầu hết các loại vắc xin trong Chương trình Tiêm chủng mở rộng đã được cung ứng đầy đủ và kịp thời. Thành phố đã triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng chống dịch sởi cho trẻ từ 6 đến dưới 9 tháng tuổi, với tổng số 24.425 trẻ đã được tiêm tính đến ngày 31/3, đạt 97%. Đồng thời, Thành phố thực hiện tiêm bù, tiêm vét cho hơn 6.200 trẻ từ 1-10 tuổi chưa tiêm đủ hai mũi vắc xin có chứa thành phần sởi.

Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội Khổng Minh Tuấn cho biết, dịch sởi vẫn có xu hướng gia tăng và số ca mắc có thể tiếp tục tăng trong thời gian tới. Bệnh nhân mắc sởi được ghi nhận ở nhiều nhóm tuổi khác nhau, trong đó: 11% dưới 6 tháng tuổi, 14% từ 6-8 tháng, 11% từ 9-11 tháng, 23% từ 1-5 tuổi, 15% từ 6-10 tuổi và 25% trên 10 tuổi.

Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh, các quận, huyện, thị xã tiếp tục rà soát và đẩy nhanh tiến độ tiêm chủng vắc xin sởi cho trẻ trong độ tuổi tiêm chủng thường xuyên và thuộc diện tiêm chủng chiến dịch, đặc biệt là trẻ từ 6 đến dưới 9 tháng tuổi và trẻ từ 1-10 tuổi chưa tiêm đủ 2 mũi vắc xin phòng bệnh sởi.

Đồng thời, tăng cường giám sát, phát hiện bệnh tay chân miệng tại cộng đồng và các cơ sở giáo dục mầm non có ca bệnh, ổ dịch; triển khai các biện pháp xử lý triệt để, tổng vệ sinh môi trường, khử khuẩn theo quy định.

Song song với đó, các đơn vị phối hợp chặt chẽ với ngành thú y để theo dõi sát tình hình dịch bệnh trên động vật, triển khai các hoạt động liên ngành nhằm phòng, chống dịch bệnh lây truyền từ động vật sang người. Đồng thời, tăng cường đào tạo, tập huấn chuyên môn để nâng cao năng lực phòng, chống dịch cho cán bộ y tế; đảm bảo đầy đủ trang thiết bị, hóa chất và máy phun sẵn sàng đáp ứng khi có nhu cầu.

Ngoài ra, Thành phố cũng đã triển khai hiệu quả các hoạt động chuyên môn như: Phòng, chống HIV/AIDS; cải thiện tình trạng dinh dưỡng của trẻ em; y tế trường học; giám sát vệ sinh và chất lượng nước; hoạt động khám chữa bệnh và y học cổ truyền; an toàn thực phẩm...

Tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh

Tại hội nghị, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Vũ Cao Cương nhấn mạnh, các đơn vị cần rà soát kỹ đối tượng trong chiến dịch tiêm chủng vắc xin sởi, đảm bảo không bỏ sót trẻ từ 6 đến dưới 9 tháng tuổi và từ 1 đến 10 tuổi. Chủ động triển khai các biện pháp phòng, chống dịch sốt xuất huyết, đặc biệt chú trọng các giải pháp căn cơ như diệt bọ gậy, vệ sinh môi trường.

Chủ động các biện pháp phòng, chống, không để dịch bùng phát và lan rộng
Khám sàng lọc cho trẻ trước khi tiêm vắc xin phòng sởi tại Trạm Y tế phường Yên Nghĩa.

Ngoài dịch sởi và sốt xuất huyết, các đơn vị cũng cần quan tâm đến các dịch bệnh khác như tay chân miệng…, tăng cường công tác tham mưu với Ủy ban nhân dân quận, huyện để chỉ đạo kịp thời các biện pháp phòng, chống dịch trong các cơ sở giáo dục.

Đồng chí Vũ Cao Cương cũng đề nghị các đơn vị tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong hoạt động chuyên môn, từ khám chữa bệnh đến y tế dự phòng; cập nhật kịp thời hồ sơ sức khỏe điện tử của người dân lên hệ thống phần mềm, đảm bảo dữ liệu chính xác, thuận tiện cho công tác quản lý, theo dõi...

Phát biểu kết luận hội nghị, Tiến sĩ Trần Văn Chung, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội đề nghị các đơn vị xác định rõ và quán triệt công tác tư tưởng, thực hiện nghiêm túc các nội dung chỉ đạo của cấp trên. Trong quý 2 năm 2025; cần triển khai đầy đủ các văn bản, chỉ tiêu, đề án theo kế hoạch, đồng thời rà soát các nhiệm vụ chuyên môn trọng tâm để đảm bảo tiến độ thực hiện.

Bên cạnh đó, cần tăng cường phối hợp trong công tác khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe ban đầu cho người dân; chủ động các biện pháp phòng, chống dịch bệnh, không để dịch bùng phát và lan rộng.

Cùng với đó, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và hoạt động chuyên môn cần được đẩy mạnh hơn nữa nhằm nâng cao hiệu quả điều hành và cung cấp dịch vụ y tế. Thời gian tới, Sở Y tế Hà Nội sẽ tiếp tục tham mưu với Ủy ban nhân dân Thành phố để triển khai tốt các hoạt động của ngành Y tế, đảm bảo đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe của nhân dân.

Minh Khuê

Có thể bạn quan tâm

Ý kiến bạn đọc

Nên xem

Hơn 200 cán bộ công đoàn được tập huấn an toàn vệ sinh lao động

Hơn 200 cán bộ công đoàn được tập huấn an toàn vệ sinh lao động

Ngày 10/4, tại Trung tâm Chính trị, Liên đoàn Lao động thị xã Sơn Tây tổ chức lớp tập huấn công tác an toàn vệ sinh lao động năm 2025 cho gần 200 cán bộ Công đoàn cơ sở trên địa bàn.
Cung cấp kiến thức, kỹ năng cho phụ nữ trong việc quản lý tài chính

Cung cấp kiến thức, kỹ năng cho phụ nữ trong việc quản lý tài chính

Sáng nay (10/4), Báo Phụ nữ Thủ đô phối hợp với Công ty Tài chính TNHH Một thành viên Home Credit Việt Nam tổ chức hội nghị “Tư vấn kiến thức quản lý tài chính gia đình năm 2025” cho hơn 100 hội viên phụ nữ tại quận Đống Đa, Hà Nội.
Khai mạc Hội chợ Du lịch Quốc tế Việt Nam - VITM Hà Nội 2025

Khai mạc Hội chợ Du lịch Quốc tế Việt Nam - VITM Hà Nội 2025

Sáng 10/4, Hội chợ Du lịch Quốc tế Việt Nam - VITM Hà Nội 2025 đã khai mạc tại Trung tâm Triển lãm Quốc tế I.C.E (Cung Văn hóa Lao động Hữu nghị Việt Xô).
Toàn văn phát biểu khai mạc của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Toàn văn phát biểu khai mạc của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Sáng 10/4, Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII khai mạc tại Trụ sở Trung ương Đảng. Báo Lao động Thủ đô trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu khai mạc của Tổng Bí thư Tô Lâm.
Sẽ làm cầu dàn Bailey bắc qua sông Tô Lịch, Kim Ngưu

Sẽ làm cầu dàn Bailey bắc qua sông Tô Lịch, Kim Ngưu

Các cầu dàn Bailey để dự phòng sẽ được lắp đặt trên sông Tô Lịch, Kim Ngưu, Lừ, Sét, Nhuệ… nhằm kết nối giao thông khu vực 2 bên sông và giảm ùn tắc.
Bộ Y tế tổ chức lại cơ sở y tế theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp

Bộ Y tế tổ chức lại cơ sở y tế theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp

Vừa qua, tại Bộ Y tế, Ủy viên Trung ương Đảng - Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan đã chủ trì cuộc họp trực tuyến xây dựng hướng dẫn sắp xếp, tổ chức lại các cơ sở y tế tại các đơn vị hành chính sau sắp xếp, tổ chức lại theo mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp.
Giá như thế mới là nhà ở xã hội

Giá như thế mới là nhà ở xã hội

Trong “cơn sốt” vàng; “sốt đất”, đọc báo, xem tin ở Hà Nội đâu đâu giá bất động sản cũng nóng. Đất nền tăng, giá chung cư cũng dao động từ 50-100 triệu đồng/m2; thậm chí có những dự án nhà ở xã hội giá cũng lên tới 30 triệu đồng/m2. Cánh cửa an cư đối với người thu nhập trung bình, thu nhập thấp gần như “khép lại”. Tuy nhiên, vừa qua một dự án nhà ở xã hội (NƠXH) công bố giá bán 1m2 trên 13,6 triệu đồng (đã gồm thuế VAT) làm nhiều người lao động sống lại hy vọng.

Tin khác

Bộ Y tế tổ chức lại cơ sở y tế theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp

Bộ Y tế tổ chức lại cơ sở y tế theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp

Vừa qua, tại Bộ Y tế, Ủy viên Trung ương Đảng - Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan đã chủ trì cuộc họp trực tuyến xây dựng hướng dẫn sắp xếp, tổ chức lại các cơ sở y tế tại các đơn vị hành chính sau sắp xếp, tổ chức lại theo mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp.
Hà Nội siết chặt kiểm soát an toàn thực phẩm tại cộng đồng

Hà Nội siết chặt kiểm soát an toàn thực phẩm tại cộng đồng

Nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm (ATTP), Hà Nội đã và đang tăng cường thanh tra, kiểm tra tại các cơ sở kinh doanh, bếp ăn tập thể, dịch vụ ăn uống và thức ăn đường phố. Đồng thời, Thành phố đẩy mạnh công tác tuyên truyền để nâng cao nhận thức cho người sản xuất, kinh doanh và người tiêu dùng.
Từ 1/6: Sử dụng VssID, VNeID và Căn cước công dân gắn chip để khám, chữa bệnh BHYT

Từ 1/6: Sử dụng VssID, VNeID và Căn cước công dân gắn chip để khám, chữa bệnh BHYT

Bảo hiểm xã hội (BHXH) Khu vực I vừa có văn bản chỉ đạo việc sử dụng hình ảnh thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) tích hợp trên ứng dụng VssID, VNeID, Căn cước công dân (CCCD) có gắn chip để đi khám, chữa bệnh BHYT.
Nam thanh niên 22 tuổi nguy kịch do nhiễm não mô cầu

Nam thanh niên 22 tuổi nguy kịch do nhiễm não mô cầu

Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương vừa tiếp nhận một trường hợp bệnh nhân nguy kịch do nhiễm não mô cầu. Người bệnh là anh P.T.Đ, 22 tuổi, hiện đang làm việc và sinh sống tại Bắc Ninh.
Siết chặt kiểm soát lây nhiễm sởi trong các bệnh viện

Siết chặt kiểm soát lây nhiễm sởi trong các bệnh viện

Trước tình hình dịch, bệnh sởi diễn biến phức tạp, công tác kiểm soát, phòng ngừa lây nhiễm chéo trong các bệnh viện trên địa bàn thành phố Hà Nội được tăng cường. Đặc biệt, việc phân luồng, chẩn đoán sớm ca bệnh sởi từ khâu nhập viện đến phòng cách ly và khu vực điều trị được các bệnh viện tiến hành đồng bộ và bài bản.
Nơi ươm mầm hạnh phúc cho các gia đình hiếm muộn với tỉ lệ IVF thành công vượt trội

Nơi ươm mầm hạnh phúc cho các gia đình hiếm muộn với tỉ lệ IVF thành công vượt trội

Vinmec Times City đã giúp một phụ nữ hiếm muộn đón con đầu lòng sau nhiều năm mong mỏi và 3 lần chuyển phôi thất bại. “Mục tiêu của Vinmec không chỉ là giúp các cặp vợ chồng mang thai, mà còn phải đưa em bé IVF khỏe mạnh về nhà”, TS.BS Tô Minh Hương, người trực tiếp điều trị ca IVF khó, chia sẻ.
Phần lớn trẻ nhập viện điều trị bệnh sởi chưa được tiêm vắc xin

Phần lớn trẻ nhập viện điều trị bệnh sởi chưa được tiêm vắc xin

Hiện nay, tình hình bệnh sởi vẫn đang diễn biến phức tạp, số ca mắc trên địa bàn Hà Nội có xu hướng tăng cao. Đáng lo ngại, đa phần trẻ nhập viện điều trị bệnh sởi tại nhiều bệnh viện trên địa bàn Thành phố đều chưa được tiêm vắc xin phòng bệnh, dù đã đến độ tuổi tiêm chủng. Phóng viên (PV) Báo Lao động Thủ đô đã có cuộc trao đổi trực tiếp với bác sĩ Nguyễn Sỹ Đức, Khoa Nhiễm khuẩn, Bệnh viện Nhi Hà Nội, để có cái nhìn đa chiều hơn về vấn đề này.
CDC Hà Nội giám sát công tác phòng, chống bệnh tay chân miệng

CDC Hà Nội giám sát công tác phòng, chống bệnh tay chân miệng

Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) thành phố Hà Nội số ca mắc tay chân miệng đang có xu hướng tăng theo chu kỳ dịch hằng năm, chủ yếu là ca bệnh tản phát, ghi nhận một số ổ dịch ở trường mầm non và cộng đồng. CDC Hà Nội cũng dự báo, số ca mắc tay chân miệng trên địa bàn Thành phố sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới.
Hà Nội ghi nhận thêm 189 trường hợp mắc sởi

Hà Nội ghi nhận thêm 189 trường hợp mắc sởi

Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội, trong tuần qua, số ca mắc sởi tiếp tục tăng so với tuần trước, chủ yếu ở người chưa được tiêm chủng hoặc chưa tiêm chủng đầy đủ, dự báo tiếp tục ghi nhận ca bệnh trong thời gian tới.
Bệnh viện Nhi Hà Nội tiếp nhận điều trị gần 300 ca mắc sởi

Bệnh viện Nhi Hà Nội tiếp nhận điều trị gần 300 ca mắc sởi

Từ đầu năm đến nay, Bệnh viện Nhi Hà Nội đã tiếp nhận gần 300 ca mắc sởi điều trị nội trú và hơn 100 ca mắc sởi điều trị ngoại trú. Trước tình hình dịch, bệnh sởi diễn biến phức tạp, công tác kiểm soát, phòng ngừa lây nhiễm chéo trong Bệnh viện Nhi Hà Nội được tăng cường. Đặc biệt, việc phân luồng, chẩn đoán sớm ca bệnh từ khâu nhập viện đến phòng cách ly và khu vực điều trị được tiến hành đồng bộ và bài bản.
Xem thêm
Phiên bản di động