Tuyển sinh: Còn cách cứu vãn
Bộ trưởng nhận trách nhiệm về bất cập trong xét tuyển ĐH | |
Xét tuyển đại học nguyện vọng 1: Ngày cuối cùng nhiều thất vọng | |
Để không phải "nháo nhào" |
Nhiều quốc gia trên thế giới không quan trọng hóa đầu vào ĐH mà chỉ chú trọng đầu ra nhưng ta thì ngược lại. Trong khi đầu vào được Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) lấp kín bằng những mạng lưới quy chế dày đặc thì khi ra trường lại phó mặc cho nhà trường.
Thí sinh xem điểm chuẩn tạm thời tại Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn TP HCM Ảnh: Tấn Thạnh |
Tại sao chúng ta không thực hiện như nhiều nước, điển hình là Mỹ hoặc Singapore? Tại Mỹ, một học sinh từ tiểu học đến hết trung học không có điểm rớt môn nào thì được nhận chứng chỉ tốt nghiệp bậc phổ thông. Sau đó, học sinh này ôn tập để thi lấy chứng chỉ SAT (đủ trình độ vào ĐH) và dùng nó để nộp cùng một lúc cho nhiều trường ĐH vào những ngành mình muốn theo đuổi. Sau khi nhận hồ sơ, nếu học lực của học sinh đạt tiêu chuẩn, trường sẽ gửi thư thông báo trúng tuyển trong vòng 2 tuần. Sau đó, nếu không vào được bất cứ trường nào, học sinh sẽ ôn tập tiếp để thi lại và nộp hồ sơ dự tuyển vào đợt sau.
Có thể thấy, để việc tuyển sinh diễn ra đơn giản, nhanh chóng như trên chủ yếu là nhờ Bộ Giáo dục Mỹ không quản lý từ cây kim, sợi chỉ đến từng trường. Nếu chúng ta học tập theo mô hình này, việc thi SAT sẽ được Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng - Bộ GĐ-ĐT đồng loạt tổ chức tại các vùng trong nước sao cho học sinh thuận tiện nhất. Đây là thi trắc nghiệm năng lực sẵn sàng học ĐH, CĐ chứ không phải lấy bằng cấp nhằm giảm căng thẳng cho toàn xã hội.
Về đợt xét tuyển vừa qua, đến lúc này, hẳn Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng phải thấy rằng quy chế tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2015 gần như thất bại hoàn toàn. Tôi tin rằng nếu Bộ GD-ĐT không khư khư giữ quy chế tuyển sinh kiểu kéo dài suốt 3 tháng (từ ngày 1-8 đến 15-11 cho 5 đợt tuyển sinh) thì chúng ta có thể khai trường sớm, không lãng phí thời gian của sinh viên.
Vào thời điểm này, tôi nghĩ chúng ta còn cứu vãn được tình hình. Để nhân dân không ta thán nữa, Bộ GD-ĐT không nên kéo dài thời gian đến cuối tháng 10 mới chấm dứt tuyển sinh. Trái lại, nên cho phép đợt tới cũng là đợt chót, thí sinh có thể dùng kết quả thi THPT quốc gia để nộp đơn xin học đúng ngành mình tại trường ĐH nào có dạy ngành ấy. Thí sinh có thể nộp ở 4 trường hoặc hơn nữa cũng không sao. Bộ sẽ ấn định ngày các trường đồng loạt gửi kết quả trúng tuyển hoặc không trúng tuyển đến tất cả thí sinh cũng như ngày khai trường đồng loạt. Đến ngày ấy, thí sinh nào không đến trường A làm thủ tục nhập học thì coi như đã đến nhập học ở trường B hoặc C rồi. Khi đó, trường A sẽ gọi thí sinh kế tiếp trong danh sách xét tuyển đến nhập học.
Đó là phương án cứu vãn cho năm nay. Năm 2016 trở đi, có thể mỗi năm sẽ tuyển sinh theo từng học kỳ. Trước đó, thí sinh nào đã có chứng chỉ tốt nghiệp giáo dục phổ thông sẽ thi lấy chứng chỉ năng lực vào ĐH, CĐ tại cụm thi gần nhà mình nhất rồi sẽ nộp đơn cho nhiều trường xin học đúng ngành nghề mơ ước, như cách tuyển sinh mà Mỹ và Singapore đang áp dụng.
Đảng đã đề ra nghị quyết “đổi mới giáo dục một cách cơ bản và toàn diện”. Để đạt được mục tiêu này, với riêng tuyển sinh ĐH, CĐ, hãy theo chủ trương thoải mái đầu vào nhưng nghiêm túc giữ đúng chuẩn đầu ra mới mong đào tạo người tài cho xã hội. Nếu cứ theo vết cũ mà xoay qua xoay lại rồi gọi là đổi mới thì không biết chừng nào nền giáo dục Việt Nam mới bắt kịp thế giới.
Giáo sư Võ Tòng Xuân
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Dự kiến một số điểm mới trong quy định thi, cấp chứng chỉ ngoại ngữ
Tổ chức Hội nghị cán bộ năm 2025 đảm bảo dân chủ, thiết thực
LĐLĐ quận Đống Đa: Nhiều hoạt động chăm lo cho đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh khó khăn
Thành đoàn Hà Nội tuyên dương cán bộ công chức, viên chức trẻ xuất sắc
Gen Z mùa deadline cuối năm: Đa nhiệm, stress nhưng vẫn luôn tận hưởng cuộc sống
Học bổng ABG Future Leaders cho các nhà lãnh đạo trẻ
Luật Công nghiệp công nghệ số: Luật hóa trí tuệ nhân tạo, tài sản số
Tin khác
Dự kiến một số điểm mới trong quy định thi, cấp chứng chỉ ngoại ngữ
Xã hội 23/11/2024 18:17
Học bổng ABG Future Leaders cho các nhà lãnh đạo trẻ
Giáo dục 23/11/2024 15:25
Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Giáo dục 22/11/2024 19:28
Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024
Giáo dục 22/11/2024 19:01
Cô giáo mầm non với nỗ lực giữ gìn nét đẹp dòng tranh dân gian Hàng Trống
Giáo dục 22/11/2024 06:05
Chung tay nâng cao chất lượng giáo dục Thủ đô
Giáo dục 21/11/2024 07:42
Lớp học tiếng Anh miễn phí dành cho các học viên khiếm thị
Xã hội 20/11/2024 14:20
Lời tri ân gửi đến những người “lái đò” thầm lặng
Giáo dục 20/11/2024 06:36
Hà Nội: Biểu dương nhiều nhà giáo lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp
Giáo dục 19/11/2024 22:02
Ba Đình: Tuyên dương điển hình tiên tiến, nhà giáo tiêu biểu năm 2024
Giáo dục 19/11/2024 18:50