Xét tuyển đại học nguyện vọng 1: Ngày cuối cùng nhiều thất vọng
Thí sinh bị điểm liệt không được xét tuyển đại học, cao đẳng | |
Hơn 20.000 thí sinh thi xét tuyển đại học bị điểm liệt |
Kiệt sức vì chạy đua nộp – rút hồ sơ
Tại địa điểm trường Đại học Kinh tế quốc dân (ĐHKTQD), hàng trăm phụ huynh, học sinh đổ về từ sớm để tham gia cuộc chạy đua nộp – rút hồ sơ. Hy vọng vào phép màu hạ điểm chuẩn mỗi lúc một lụi tàn, mong muốn duy nhất của người trong cuộc là có thể tìm điểm dừng chân an toàn tại một trường đại học nào đó.
Có lẽ suy sụp nhất là các bậc phụ huynh. Trường hợp bà Nguyễn Thị Hồng (60 tuổi) ở Hải Phòng là một ví dụ. Chia sẻ với phóng viên, bà Hồng nghẹn ngào cho biết, so với điểm chuẩn trường ĐH Ngoại thương năm ngoái thì Phương Lan, con gái bà thừa 2,25 điểm. Ngày 17/8, có thông báo từ phía trường Ngoại thương mức điểm đó không đủ để xét tuyển vào trường nên gia đình quyết định rút hồ sơ và chuyển hướng sang trường ĐHKTQD. Cho đến ngày hôm nay, mức điểm của Lan lại ngang mức sàn của trường nên không còn con đường nào khác, bà Hồng quyết định rút hồ sơ để cho Lan về Học viện Tài chính – một trường mà con gái bà không muốn theo học.
Không khí ngày cuối cùng nộp hồ sơ xét tuyển đợt 1 |
Theo bà Hồng, không chỉ bà mà nhiều gia đình khác, cả tuần qua “ăn chực nằm chờ” tại trường từ 7h sáng đến 7h tối vô cùng mệt mỏi. Trong khi đó, ba cô con gái ở quê liên tục theo dõi thông tin trên mạng để gọi điện thông báo cho hai mẹ con. Chi phí trong tuần qua tốn kém không biết bao nhiêu mà kể. Riêng tiền thuê nhà nghỉ đã 300 ngàn/ngày, chưa kể ăn uống, đi lại. “Cho đến ngày hôm nay, chúng tôi sụp đổ hoàn toàn, tâm lý căng thẳng mấy ngày qua khiến sức khỏe suy sụp, nguồn tiền mang theo để trang trải mọi chi phí sinh hoạt cũng gần cạn...”. Khi được hỏi tại sao không chuyển nguyện vọng vào khoa thấp điểm hơn trong trường, Phương Lan thẳng thắn cho biết, những khoa thấp điểm thì không có tương lai về đầu ra, công việc sau này nên em sẽ nộp hồ sơ về khoa Tài chính Ngân hàng với hy vọng sau này xin việc được dễ dàng hơn.
Tại trường ĐH Xây dựng, không khí có phần bớt nóng hơn. Tuy nhiên, nỗi buồn vì việc phải chia tay với chuyên ngành mình yêu thích để chuyển nguyện vọng sang khoa thấp điểm hơn cũng khiến nhiều phụ huynh, học sinh cảm thấy hụt hẫng. Thí sinh Tuấn Anh (Nam Định) cho biết, "Mới hôm qua, em còn tự tin mình sẽ đỗ vào ngành công nghệ kỹ thuật công trình xây dựng, nhưng sáng nay cập nhật lại, em đã tụt xuống vị trí 230. Với sự thay đổi nhanh như vậy, em quyết định chuyển nguyện vọng sang ngành cấp thoát nước. Mặc dù không hứng thú với chuyên ngành này lắm nhưng đây là lựa chọn an toàn cho bản thân”.
Trường top đầu nhiều khả năng tuyển đủ chi tiêu
Trao đổi với phóng viên báo Lao động Thủ đô, ông Lê Anh Đức, Thư ký tổng hợp của Ban tiếp nhận hồ sơ (trường ĐHKTQD) cho biết, trong ngày cuối cùng số lượng hồ sơ nhận vào rất ít, ngược lại với ngày 19/8, chỉ trong buổi sáng ước chừng khoảng 300 hồ sơ được rút. Nhà trường làm việc xuyên trưa để kịp thời khớp kết quả cho các bậc phụ huynh chủ động quyết định tiếp theo của con em mình. Cũng theo ông Đức, đa phần phụ huynh đến đây theo tâm lý đám đông và cùng chung tâm trạng lo lắng về khả năng đỗ trượt của con em mình. Bây giờ nhiều người không còn nghĩ đến việc học ngành gì nữa mà chỉ quan tâm đến việc đỗ hay trượt mà thôi.
Còn theo Ông nguyễn Đình Thi, Trưởng phòng Đào tạo ĐH xây dựng, trong ngày cuối cùng của xét tuyển đợt 1, số lượng hồ sơ nộp vào và rút ra tương đương nhau, duy có khu vực chuyển đổi nguyện vọng giữa các khoa trong trường tập trung đông. Nguyên nhân do đặc thù trường kỹ thuật nên nội dung các ngành học chủ yếu về khối kỹ thuật nên tương đồng nhau, vì thế cơ hội chuyển đổi giữa các khoa sẽ có sự linh động và thuận lợi hơn cho các em học sinh. Ông Thi đưa ra lời khuyên: “Bình quân ở ngưỡng 6,5 – 7 điểm/môn có thể tạm an toàn. Những thí sinh ở ngưỡng kề cận không nên rút đi, bởi sang trường khác cũng không phải dễ dàng gì. Trong khi đó cơ hội chuyển nguyện vọng giữa các ngành học trong trường vẫn đang mở ra”. Ông Thi cũng cho biết, với đà này thì nhiều khả năng trường sẽ tuyển đủ chỉ tiêu trong đợt 1 và không phải tổ chức thêm đợt 2,3,4 nữa.
Lý thuyết là như vậy, nhưng trên thực tế nhiều thí sinh và phụ huynh vẫn rất hoang mang sau nhiều lần quay cuồng trong "ma trận" rút - nộp hồ sơ. Nhiều người cho rằng, tình trạng chán nản sẽ căng thẳng hơn nữa ở đợt xét tuyển sau, bởi đó đều là những chuyên ngành nhiều học sinh không cảm thấy tâm đắc.
Ông Lê Anh Đức, Thư ký tổng hợp của ban tiếp nhận hồ sơ (trường ĐHKTQD) nói: “Dù tham gia xét tuyển đợt 1 hay những đợt tiếp theo thì lời khuyên đưa ra cho các bậc phụ huynh, học sinh là nên bình tĩnh quan sát thêm một lần nữa trước khi đưa ra quyết định cuối cùng, thay vì việc làm nhiều lần thủ tục rút ra rồi lại nộp vào, vừa mất thời gian lại gây tâm lý ức chế. Vì thế, mọi người nên đợi nhà trường đưa ra tuyên bố chính xác và cập nhật nhất để có quyết định đúng đắn cho con em mình vì mức điểm sẽ còn nhiều biến động cho đến phút chót. Ngay cả đối với những trường hợp bị trượt thì cũng nên có tâm lý lạc quan để chuẩn bị cho đợt xét tuyển sau, vì vẫn còn rất nhiều cơ hội khi đăng ký sang các trường khác.” |
Tuệ Liên
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi
Từ 1/1/2025, ứng dụng ngân hàng không được ghi nhớ mật khẩu đăng nhập
Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm
Tỷ giá USD hôm nay 23/11: Giá USD trên thị trường tự do giảm sâu
Giá xăng dầu hôm nay (23/11): Giá dầu thế giới tăng cao nhất trong hai tuần
Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn đồng loạt tăng cao
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/11: Trời nhiều mây, trưa chiều giảm mây trời nắng
Tin khác
Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Giáo dục 22/11/2024 19:28
Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024
Giáo dục 22/11/2024 19:01
Cô giáo mầm non với nỗ lực giữ gìn nét đẹp dòng tranh dân gian Hàng Trống
Giáo dục 22/11/2024 06:05
Chung tay nâng cao chất lượng giáo dục Thủ đô
Giáo dục 21/11/2024 07:42
Lớp học tiếng Anh miễn phí dành cho các học viên khiếm thị
Xã hội 20/11/2024 14:20
Lời tri ân gửi đến những người “lái đò” thầm lặng
Giáo dục 20/11/2024 06:36
Hà Nội: Biểu dương nhiều nhà giáo lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp
Giáo dục 19/11/2024 22:02
Ba Đình: Tuyên dương điển hình tiên tiến, nhà giáo tiêu biểu năm 2024
Giáo dục 19/11/2024 18:50
“Người lái đò” tận tâm và nhân hậu
Giáo dục 19/11/2024 16:40
Quận Bắc Từ Liêm tuyên dương điển hình tiên tiến, nhà giáo mẫu mực
Giáo dục 19/11/2024 15:36