Trị nhiệt miệng hiệu quả bằng bài thuốc dân gian
Uống nước khế chua
Khế tươi 2 - 3 quả, giã nát, đổ ngập nước sôi vào đun sôi một lúc, chờ khi thuốc nguội thì ngậm và nuốt dần, ngậm nhiều lần trong ngày. Lựa loại khế chua, giúp sinh tân dịch nhiều hơn, thanh nhiệt cũng tốt hơn khế ngọt.
Lá rau ngót
Rửa sạch, chỉ lấy lá, giã nát, ép lấy nước cốt, hòa với ít mật ong. Dùng bông thấm thuốc bôi vào chỗ sưng đau, lở loét. Ngày bôi 2 - 3 lần. Có tác dụng giống như cỏ nhọ nồi. Theo Đông y, lá và rễ đều có tác dụng mát huyết, hoạt huyết, lợi tiểu, giải độc.
Cà chua
Các bài thuốc Đông y cho thấy cà chua là loại quả có tính bình, vị chua, hơi ngọt, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc nên nhai cà chua sống là cách làm rất công hiệu trong trường hợp này. Hoặc bạn cũng có thể ngậm nước ép cà chua mỗi ngày khoảng 3 – 4 lần, sẽ có tác dụng rất tốt.
Vỏ dưa hấu
Theo Đông y, vỏ dưa hấu có tính hàn, thường để điều trị các bệnh nóng trong, có tác dụng thanh nhiệt giải độc nên có thể dùng vỏ dưa hấu để chữa nhiệt miệng, lở miệng. Lấy 50g vỏ dưa hấu đem sao vàng, tán thành bột, trộn cùng một ít mật ong và bôi vào chỗ lở 1-2 lần/ ngày.
Lá húng chó
Rửa sạch lá húng chó. Sau đó, nhai lá húng chó đã rửa sạch rồi nhấp vài ngụm nước lạnh. Mỗi ngày ăn 3 đến 5 lần.
Cách phòng chống nhiệt miệng
Cố gắng tránh các loại thực phẩm có vẻ như gây kích ứng miệng. Đây có thể bao gồm các loại hạt, khoai tây chiên, bánh quy, các loại gia vị nào đó, thức ăn mặn và các loại trái cây có tính axit, chẳng hạn như dứa, bưởi và cam. Hãy chắc chắn tránh bất kỳ loại thực phẩm nhạy cảm hoặc dị ứng.
Chọn thực phẩm lành mạnh. Để giúp ngăn ngừa thiếu hụt dinh dưỡng, ăn nhiều trái cây, rau và ngũ cốc. Thường xuyên ăn sữa chua có chứa các vi khuẩn có lợi hoặc cũng có thể giúp tránh viêm loét đau miệng.
Không nhai và nói chuyện cùng một lúc. Có thể gây ra chấn thương nhỏ lớp tế bào của miệng.
Thực hiện theo thói quen vệ sinh răng miệng tốt. Thường xuyên đánh răng sau bữa ăn và dùng chỉ nha khoa mỗi ngày một lần có thể giữ cho miệng sạch sẽ. Sử dụng bàn chải mềm để giúp ngăn ngừa kích ứng mô miệng, và tránh các loại kem đánh răng và nước súc miệng có chứa sodium lauryl sulfate.
Nên ăn các món luộc, rau, củ, quả và trái cây... Hạn chế ăn đồ xào, cay nóng, nhiều dầu mỡ, uống nhiều nước, bổ sung vitamin bằng các loại rau quả tươi.
Súc miệng bằng nước muối ấm 3 lần/ngày có thể chữa được nhiệt miệng.
Theo VTC
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Tin khác
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết
Y tế 23/12/2024 16:40
"Quả ngọt" sau hành trình 11 năm mòn mỏi mong con
Y tế 22/12/2024 06:02
Hoàn thiện Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức và Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 trong năm 2025
Y tế 20/12/2024 20:37
Trang bị kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản cho vị thành niên, thanh niên
Xã hội 20/12/2024 09:58
Hạnh phúc của những cặp vợ chồng quân nhân hiếm muộn
Y tế 19/12/2024 17:38
Tình trạng các nạn nhân vụ cháy trên đường Phạm Văn Đồng đang điều trị tại Bệnh viện E
Y tế 19/12/2024 16:43
Sôi nổi Hội thi Rung chuông vàng tìm hiểu kiến thức về sức khỏe sinh sản vị thành niên
Y tế 17/12/2024 20:52
Thời tiết chuyển lạnh, nhiều người nhập viện vì mắc sởi
Y tế 17/12/2024 08:06
Nhiều người cần tham vấn tâm lý trong điều trị bệnh “khó nói”
Y tế 17/12/2024 06:39
Hà Nội ghi nhận thêm 44 trường hợp mắc sởi
Y tế 17/12/2024 06:38