TNGT Đường sắt gia tăng: Trách nhiệm thuộc về ai?

5 tháng, gần 80 người chết vì tai nạn giao thông đường sắt, một con số ngoài sức tưởng tượng khi mà nhiều năm qua, đường sắt là phương tiện được coi là an toàn hơn cả. Cũng không ở đâu như ở Việt Nam, khi tai nạn xảy ra lỗi thường đổ lên đầu người dân.
23 tỷ đồng là con số thiệt hại ban đầu sau vụ TNGT đường sắt ngày 10-3
Ủy ban ATGTQG: Yêu cầu chấn chỉnh ATGT đường sắt

Liên tiếp trong tháng 5 và 2 ngày đầu tháng 6, tai nạn đường sắt nghiêm trọng diễn ra dồn dập, khiến Bộ GTVT phải ban hành quy định siết chặt quản lý đường ngang, ngăn chặn những vụ tại nạn đường sắt dường như được báo trước.

TNGT Đường sắt gia tăng: Trách nhiệm thuộc về ai?
Đường ngang dân sinh cắt qua đường sắt ngày càng nhiều,
tai nạn ngày một gia tăng

Mặc dù ngổn ngang công việc, đặc biệt là Dự án xây dựng sân bay Long Thành sẽ được báo cáo trước Quốc hội ngày 4/6, nhưng ngày 2/6/2015 vừa qua, đích thân Bộ trưởng Đinh La Thăng đã phải vào cuộc, chủ trì buổi làm việc với Tổng Công ty Đường sắt VN nhằm ngăn chặn tai nạn giao thông đường sắt.

Tai nạn đường sắt gia tăng, Bộ trưởng Thăng phải vào cuộc

Theo báo cáo của Ủy ban ATGT Quốc gia, 5 tháng đã xảy ra 86 vụ tai nạn giao thông đường sắt, làm chết 76 người, bị thương 24 người. So với cùng kỳ năm 2014, số vụ tăng gần 18% (tương đương 13 vụ), số người chết tăng 8,5% (tương đương 6 người) và số người bị thương tăng 50% (tương đương 8 người).

Qua phân tích cho thấy, TNGT đường sắt xảy ra chủ yếu tại các đường ngang dân sinh (chiếm gần 79%), tại các đường ngang có cảnh báo tự động chiếm hơn 18% và tại các đường ngang có biển báo chiếm gần 3%. Tháng 3 và tháng 4 có số vụ, số người chết và số người bị thương do TNGT đường sắt cao nhất. Cụ thể, tháng 3 tăng 125% số vụ, 200% số người chết và 150% số người bị thương. Tháng 4 tăng 188% số vụ, 186% số người chết và 300% số người bị thương.

TNGT Đường sắt gia tăng: Trách nhiệm thuộc về ai?
Nhiều vụ tai nạn giao thông thương tâm do va chạm giữa tàu hỏa và ô tô

Trước thực trạng TNGT đường sắt ngày một gia tăng, Bộ trưởng Đinh La Thăng đã yêu cầu Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam (VNR) khẩn trương thực hiện nhiều giải pháp cấp bách lập lại trật tự ATGT đường sắt; Tập trung xây dựng lộ trình hành lang đảm bảo ATGT đường sắt; Lựa chọn, trình tự, cái nào ít vốn đầu tư mà hiệu quả ngay làm trước.

“Mỗi cán bộ đường sắt phải thấy đau xót khi hàng ngày nghe tin có người chết vì TNGT đường sắt”, Bộ trưởng Thăng nhấn mạnh và yêu cầu VNR phải phối hợp chặt chẽ với địa phương, trước mắt tập trung các địa phương thường xuyên có tai nạn. Bên cạnh đó, rà soát lại tốc độ từng cung đường, ứng dụng tối đa công nghệ thông tin vào bảo đảm ATGT đường sắt. Các Cục, vụ phải vào cuộc.

Bộ trưởng cũng yêu cầu phải nâng cao năng lực của trung tâm cứu hộ, có phương án cụ thể tại từng điểm, phải diễn tập cứu hộ, cứu nạn đường sắt. Cứu hộ đường sắt hiện rất chậm. Phải thực hiện phương châm cứu hộ 4 tại chỗ: chỉ huy tại chỗ, con người tại chỗ, hậu cần tại chỗ và phương tiện tại chỗ.Triển khai ngay cần chắn tự động, tập trung những "điểm đến" trước.

Trong công tác tuyên truyền, Bộ trưởng cũng yêu cầu đẩy mạnh lại các chương trình như đoàn tàu an toàn, em yêu đường sắt quê em... Nâng cao hiệu quả tuyên truyền.Vụ Tổ chức cán bộ làm công văn xin biệt phái một cán bộ công an sang làm Phó Tổng giám đốc VNR để đẩy mạnh công tác phối hợp đảm bảo ATGT đường sắt. Mục tiêu phải kiềm chế, ngăn chặn TNGT đường sắt từ nay đến cuối năm. Muốn làm được vậy, phải đẩy mạnh hơn nữa các giải pháp đồng bộ, phối hợp chặt chẽ với các địa phương để dần tiến tới xóa bỏ các đường ngang- Bộ trưởng Thăng chỉ đạo.

Bài toán đường ngang vẫn chưa có lời giải

Mỗi khi tai nạn xảy ra, lỗi thông thường đều được đổ cho người dân. Với tai nạn giao thông đường sắt thì điều này dường như đúng 100%. Cần phải nhắc lại rằng, không ở nơi nào trên thế giới đường sắt lại đi song hành với đường dân sinh mà không có rào chắn, không ở nơi nào hơn 1730km đường sắt mà có tới gần 6000 đường ngang dân sinh cắt qua như ở nước ta. Và con số đường ngang dân sinh cứ ngày một mọc lên như nấm sau mưa cùng với sự gia tăng phát triển của đô thị.

TNGT Đường sắt gia tăng: Trách nhiệm thuộc về ai?
Ngay tại Thủ đô, đường ngang dân sinh mọc lên dày đặc

Nhiều năm qua, việc ký phối kết hợp giữa đường sắt với chính quyền địa phương nơi có đường sắt đi qua dường như không phát huy được hiệu quả. Đường sắt đổ lỗi cho địa phương thiếu trách nhiệm, nhưng địa phương lại khẳng định đó là việc của đường sắt. Việc phối kết hợp diễn ra theo kiểu phong trào, vì thế sau trống dong cờ mở đâu lại vào đó, nhu cầu mưu sinh, đường ngang vẫn mở ra ngày một nhiều, tai nạn vì thế cứ gia tăng.

TNGT Đường sắt gia tăng: Trách nhiệm thuộc về ai?

VNR đã triển khai nhiều giải pháp tại các đường ngang, có gác chắn, có cảnh báo tự động, có tín hiệu, còi đèn… nhưng dường như thiếu một cuộc tổng kết đánh giá hiệu quả của từng giải pháp. Còn nhớ cách đây không lâu, tại đường ngang cắt qua chùa Tứ Kỳ, trên trục đường Giải Phóng Hà Nội, sư trụ trì cho biết: " Mấy ông đường sắt lắp cái thiết bị gì mà nó cứ lải nhải điệp khúc" chú ý có tàu" suốt cả ngày lẫn đêm. Bà con quanh đó không chịu nổi phải thốt lên, tàu đi lâu rồi ông đường kêu nữa có được không…" Sau giải pháp này là hàng loạt giải pháp khác, nhưng hiệu quả chẳng được là bao.

Cần sửa đổi Luật Đường sắt để hạn chế TNGT

Luật Đường sắt có hiệu lực từ năm 2016 đã tạo hành lang pháp lý cho hoạt động đường sắt và công tác đảm bảo TTATGT giao thông đường sắt trên phạm vi cả nước. Luật còn tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài đầu tư kinh doanh vào vận tải đường sắt… Tuy nhiên, để Luật Đường sắt thực sự đi vào đời sống, đã đến lúc cần phải sửa đổi.

Một loạt các vụ tai nạn giao thông đường sắt nghiêm trọng xảy ra thời gian gần đây đã gióng lên hồi chuông báo động tới các cơ quan quản lý, cũng như đến ý thức tự giác chấp hành Luật của không ít người dân. Nguyên nhân ở đây có liên quan đến bất cập về luật định và đến nay cần phải sửa đổi bổ sung Luật Đường sắt, đặc biệt là điều lệ về đường ngang.

TNGT Đường sắt gia tăng: Trách nhiệm thuộc về ai?
Đường ngang dân sinh cắt qua đường sắt Thống nhất

Đường sắt nước ta hiện có 5 tuyến chính, với tổng chiều dài 3.172 km, đi qua 33 tỉnh, thành. Và có gần 6.300 đường ngang, trong đó có trên 1.500 đường ngang hợp pháp và gần 5000 đường ngang bất hợp pháp qua đường sắt. Có một thực tế, mỗi khi TNGTĐS xảy ra, nhiều người mới giật mình với câu hỏi: Ai chịu trách nhiệm về tình trạng đường ngang dân sinh cắt qua đường sắt ngày một nhiều? Cơ quan nào có thẩm quyền cho phép mở đường ngang và tại sao không xây dựng đường ngang có rào chắn với người gác…?

Tổng công ty ĐSVN quản lý khai thác các tuyến đường, nhưng việc cấp phép để mở đường ngang và quy định đường ngang nào có người gác, đường ngang nào lắp đặt cảnh báo tự động, đường ngang nào cần phải đóng lại… thì không phải trách nhiệm của Tổng công ty ĐSVN, mà ở đây là do Luật Đường sắt quy định.

Hồ Thu Thủy

Một số vụ TNGT Đường sắt trong thời gian gần đây:

Sáng 1/6/2015, tại xã Lệnh Khanh, huyện Hạ Hoà, Phú Thọ, TNĐS làm 1 người tử vong, đường sắt Hà Nội - Lào Cai ắc tắc 12 giờ. Sau cú tông trực diện xe tải quá mạnh khiến 2 toa tàu hỏa lật nghiêng làm hành khách một phen hoảng loạn.

7 giờ 30 phút ngày 29/5, do thiếu quan sát, khi điều khiển xe máy băng qua tuyến đường sắt tại khu phố 4 - thị trấn Gio Linh (huyện Gio Linh), ông Nguyễn Thường (72 tuổi, trú xã Gio Phong, huyện Gio Linh) đã bị tàu SE1 lưu thông theo hướng Bắc – Nam tông tử vong.

Tàu hỏa tông chết 2 anh em họ đi xe máy. Vụ tai nạn nghiêm trọng trên xảy ra vào khoảng 10 giờ 30 phút ngày 22/5, trên tuyến đường sắt Bắc - Nam đoạn đi qua khu vực ngã 3 Cát Đằng, thôn Tân Lập, xã Yên Tiến, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định.

Khoảng 7 giờ ngày 21-5, tại Km44+200 thuộc xã Tân Trường, huyện Cẩm Giàng (Hải Dương) đã xảy ra vụ tai nạn giao thông giữa tàu hỏa và ô tô. Vụ tai nạn tàu hỏa tông khiến chiếc ô tô bị hư hỏng nặng nhưng rất may không gây thiệt hại về người.

8giờ30 phút sáng 12/5, tàu chở hàng H3T1 lưu thông theo hướng Bắc-Nam bất ngờ bị trật bánh khi đi qua địa phận xã Tam Xuân 2, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam. Rất may, sự cố không gây thiệt hại về người.

6h30 ngày 23/4, bà Trần Thị An (61 tuổi, quê Nam Định) chạy xe máy chở cháu nội Trần Đỗ Huy Hoàng (7 tuổi) đi học. Khi sắp qua hết đường giao với đường sắt thuộc phường Tân Hiệp, TP Biên Hòa (Đồng Nai), xe máy của bà An bị đoàn tàu SE25 chạy hướng Bắc - Nam tông vào phần đuôi. Hai bà cháu văng xa hàng chục mét, tử vong tại chỗ.

11 giờ 15 phút trưa 10/5, tàu hàng D2OE - 001 chạy hướng Bắc-Nam khi đến khu vực đường sắt cắt ngang tuyến đường ĐH đi qua xã Quế Xuân 2, huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam đã bất ngờ bị một chiếc xe tải chạy qua tông thẳng vào đầu tàu. Cú va chạm mạnh khiến xe tải bị hất ra gần 5m và phần đầu bị hư hỏng nặng.

22h ngày 10/3, tàu khách SE5 chạy hướng Bắc - Nam khi đến thôn Thượng Xá (xã Hải Thượng, Hải Lăng, Quảng Trị) đã đâm vào một xe ben đang băng ngang đường dân sinh. Vụ tai nạn làm đầu tầu bẹp nát, lái tàu tử vong tại chỗ, ba toa xe trật bánh, giao thông đường sắt tê liệt hoàn toàn.

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động

Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động

(LĐTĐ) Làm việc với các đơn vị trong Cụm Thi đua số 7, lãnh đạo Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội đề nghị, từ nay đến cuối năm, các đơn vị cần nắm chắc tình hình tư tưởng, đời sống, việc làm của người lao động, tập trung chăm lo tốt đời sống vật chất, tinh thần cho đoàn viên, người lao động, nhất là khi Tết Nguyên đán Ất Tỵ đang tới gần.
Đánh giá kỹ tác động khi áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường

Đánh giá kỹ tác động khi áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Quốc hội đã thảo luận tại tổ về dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi). Vấn đề tăng thuế suất tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia, thuốc lá được nhiều đại biểu quan tâm, thảo luận.
Với đồ uống này, stress, áp lực công việc không làm khó được người trẻ

Với đồ uống này, stress, áp lực công việc không làm khó được người trẻ

(LĐTĐ) Những ngày này Gen Z phải đối mặt với đủ combo gây căng thẳng từ chạy deadline, cày KPI, đến chi tiêu, mua sắm, săn sale mùa cuối năm.
Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài

Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Trung tâm Báo chí Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) phối hợp với Hiệp hội Doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài tổ chức tọa đàm phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam sinh sống ở nước ngoài.
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt

Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Tỉnh ủy tỉnh Bình Dương tổ chức Hội nghị trao các quyết định bổ nhiệm, điều động cán bộ chủ chốt.
Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

(LĐTĐ) Kỳ thi độc lập, đánh giá năng lực (kỳ thi SPT) năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội sẽ diễn ra trong hai ngày 17 - 18/5, thay vì 1 ngày như các năm trước nhằm tăng khả năng chọn môn thi đồng thời giảm áp lực cho thí sinh.
Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024

Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024

(LĐTĐ) Được phát động từ tháng 9/2024, cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024 đã nhận được sự hưởng ứng, tham gia của đông đảo tác giả trên cả nước và nhiều tác phẩm chất lượng.

Tin khác

Chia sẻ khó khăn cùng gia đình có người thân bị tai nạn giao thông

Chia sẻ khó khăn cùng gia đình có người thân bị tai nạn giao thông

(LĐTĐ) Ban An toàn giao thông (ATGT) thành phố Hà Nội tổ chức thăm hỏi, động viên và trao quà đến các hộ gia đình có người thân là nạn nhân của các vụ tai nạn giao thông. Đây là hoạt động thường niên đầy ý nghĩa nhằm chia sẻ một phần khó khăn với gia đình người bị nạn.
Tăng cường xử lý xe chở quá tải, cơi nới thành thùng

Tăng cường xử lý xe chở quá tải, cơi nới thành thùng

(LĐTĐ) Đêm 21/11, Đội Cảnh sát giao thông đường bộ số 6 (Phòng Cảnh sát giao thông Hà Nội) đã xử lý hàng loạt ô tô chở quá tải, cơi nới thành thùng, xe tải chở theo vật liệu xây dựng có dấu hiệu chở hàng vượt quá tải trọng...
Quyết tâm kiềm chế tai nạn giao thông ở Thủ đô

Quyết tâm kiềm chế tai nạn giao thông ở Thủ đô

(LĐTĐ) Thời gian qua, Công an thành phố Hà Nội đã quán triệt, chỉ đạo các đơn vị triển khai, thực hiện nghiêm túc các Chỉ thị, Kế hoạch, chỉ đạo của Trung ương, Chính phủ, Bộ Công an, UBND Thành phố về công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông (TTATGT) nói chung và công tác của lực lượng Cảnh sát giao thông (CSGT) nói riêng... nhằm kiềm chế tai nạn giao thông.
Nỗ lực ngăn chặn tình trạng học sinh vi phạm luật giao thông

Nỗ lực ngăn chặn tình trạng học sinh vi phạm luật giao thông

(LĐTĐ) Nhằm phòng ngừa, ngăn chặn tình trạng học sinh vi phạm các quy định về an toàn giao thông, góp phần hạn chế các hành vi liên quan dẫn đến tai nạn giao thông liên trên địa bàn quận, thời gian qua, Công an quận Thanh Xuân (Hà Nội) đã triển khai thực hiện kết hợp nhiều giải pháp và bước đầu đã ghi nhận những kết quả tích cực.
Giá vé tuyến metro Bến Thành - Suối Tiên từ 7.000 đồng - 20.000 đồng/lượt

Giá vé tuyến metro Bến Thành - Suối Tiên từ 7.000 đồng - 20.000 đồng/lượt

(LĐTĐ) Giá vé lượt tuyến metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) từ 7.000đ - 20.000đ, nếu hành khách thanh toán không dùng tiền mặt, giá chỉ còn từ 6.000 - 19.000 đồng. Ngoài ra, hành khách có thể mua vé đi tháng với giái thấp hơn. Riêng học sinh, sinh viên được giảm 50%.
Lộ trình phát triển hệ thống giao thông thông minh

Lộ trình phát triển hệ thống giao thông thông minh

(LĐTĐ) Mới đây, tại Kỳ họp thứ 19, Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội đã thông qua Đề án “Giao thông thông minh trên địa bàn thành phố Hà Nội”.
Đồng lòng gỡ “nút thắt” giải phóng mặt bằng Quốc lộ 1A

Đồng lòng gỡ “nút thắt” giải phóng mặt bằng Quốc lộ 1A

(LĐTĐ) Dự án Cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 1A đoạn Văn Điển - Ngọc Hồi hoàn thành sẽ góp phần khớp nối đồng bộ hệ thống giao thông của thành phố Hà Nội với các tỉnh, thành phía Nam. Vì vậy, huyện Thanh Trì đang quyết liệt vào cuộc nhằm gỡ “nút thắt” tại một số đoạn đường chưa giải phóng mặt bằng (GPMB) của Dự án.
Dự án đường sắt tốc độ cao: Cơ hội cho doanh nghiệp Việt “vươn mình”

Dự án đường sắt tốc độ cao: Cơ hội cho doanh nghiệp Việt “vươn mình”

(LĐTĐ) Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam với tổng vốn đầu tư khoảng trên 67 tỷ USD sẽ xóa “điểm nghẽn” về vận tải bằng đường sắt vốn đã quá lạc hậu như hiện nay và cũng tạo cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam từ cơ khí chế tạo, công nghệ đến tài chính tham gia để tự “vươn mình” lớn lên trong kỷ nguyên mới.
Công an xác minh nhóm học sinh đầu trần đi xe máy cầm cờ trên đường Nguyễn Trãi

Công an xác minh nhóm học sinh đầu trần đi xe máy cầm cờ trên đường Nguyễn Trãi

(LĐTĐ) Phòng Cảnh sát giao thông Hà Nội đã giao đơn vị địa bàn khẩn trương xác minh, làm rõ hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông của nhóm học sinh không đội mũ bảo hiểm, điều khiển xe máy, cầm cờ có biểu tượng Trường Trung học phổ thông (THPT) Huỳnh Thúc Kháng di chuyển trên đường Nguyễn Trãi.
Xử lý nhiều trường hợp điều khiển xe máy đi vào Vành đai 3 trên cao

Xử lý nhiều trường hợp điều khiển xe máy đi vào Vành đai 3 trên cao

(LĐTĐ) Theo quy định, đường Vành đai 3 trên cao là đường cao tốc, chỉ dành riêng cho ô tô lưu thông, vận tốc tối đa theo từng đoạn 80-100km/h. Tuy nhiên, vẫn có một số người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy cố tình vi phạm. Đây là vi phạm xuất phát từ ý thức kém của một bộ phận người tham gia giao thông, cần phải lên án, xử lý nghiêm.
Xem thêm
Phiên bản di động