Quốc lộ 1 Hà Nội - Bắc Giang:

Tiềm ẩn nguy cơ tai nạn giao thông

Quốc lộ 1 (QL) đoạn Hà Nội - Bắc Giang được coi là tuyến đường “xương sống” nối Thủ đô với các tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang, Lạng Sơn và một số tỉnh lân cận. Được cải tạo, nâng cấp trên nền đường cũ, nhưng khi thiết kế đoạn tuyến này lại không có làn dành riêng cho môtô, xe gắn máy và xe thô sơ, buộc các phương tiện phải đi chung, dẫn đến việc mất an toàn giao thông (ATGT) cho người tham gia giao thông tại đây.
tin nhap 20160728123246 70% số vụ tai nạn giao thông có nguyên nhân từ rượu, bia
tin nhap 20160728123246 Thay đổi mức phạt với hành vi gây tai nạn nhưng không dừng xe

Chưa có đường gom, môtô, xe máy mất đường đi

Sau gần 7 tháng thông xe (tháng 1.2016), tuyến QL1 đoạn Hà Nội - Bắc Giang đi qua Bắc Ninh, các phương tiện môtô, xe máy và xe thô sơ vẫn đi chung với các phương tiện vận tải khác như ôtô. Đây là tuyến đường huyết mạch đặc biệt là hàng hóa vận chuyển từ các tỉnh phía Nam và cảng Hải Phòng lên Lạng Sơn. Theo ghi nhận đoạn tuyến qua địa bàn 2 tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang lượng phương tiện đi lại rất lớn, đặc biệt là xe tải, xe khách chạy với tốc độ cao. Cùng đó là việc mỗi ngày có hàng trăm lượt xe đưa đón công nhân, nhưng trên tuyến này không có điểm dừng đón trả khách. Hiện có một bất cập lớn là sau khi cải tạo, nâng cấp xong đoạn tuyến chạy qua tỉnh Bắc Ninh bỗng nhiên mất làn dành cho xe máy, đã tiềm ẩn nguy cơ TNGT. Để khắc phục bất cập này, nhà đầu tư là Cty CP BOT Hà Nội - Bắc Giang đã có đoạn kẻ thêm 1 làn nhỏ phía trong hoặc phân luồng cho xe máy đi vào làn dừng khẩn cấp tùy theo từng đoạn.

tin nhap 20160728123246
Không có đường gom, xe máy phải đi chung đường cao tốc, dẫn đến việc mất ATGT.

Theo ghi nhận của phóng viên, tại trạm thu phí đặt tại xã Phù Chẩn - Từ Sơn (Bắc Ninh), làn đường dành xe máy bị “cắt xén” từ làn dành cho xe quá khổ, quá tải với chiều rộng vừa một chiếc xe máy đi qua. Điều này đã khiến TNGT trên đoạn qua Bắc Ninh trong thời gian gần đây gia tăng. Về vấn đề này, Phòng Cảnh sát giao thông (Công an tỉnh Bắc Ninh) cho biết, trong khoảng thời gian 1 tháng (từ 25.5.2016 đến 25.6.2016), trên tuyến QL1 đoạn qua địa bàn tỉnh Bắc Ninh đã xảy ra 14 vụ TNGT làm chết 3 người, bị thương 13 người. So với tháng trước TNGT tăng 8 vụ (133,3%), tăng 1 người chết (50%), tăng 9 người bị thương (125%). Trước thực trạng bất cập này, Phó trưởng Trạm BOT Hà Nội - Bắc Giang Ngô Trí Hồng cũng thừa nhận việc môtô, xe máy lưu thông chung với các loại ôtô chạy với vận tốc cao là rất nguy hiểm và việc xảy ra TNGT nghiêm trọng là khó tránh khỏi. Nhưng cũng không thể phân làn cho xe máy đi tuyến đường khác vì đường vòng vèo và xa hơn, nên UBND tỉnh Bắc Ninh cũng như Sở GTVT Bắc Ninh phản đối.

Bao giờ dân có đường gom?

Được biết, trước đây QL1 đã được đầu tư bằng vốn ODA Nhật Bản và tiếp sau đó Bộ GTVT cho phép Cty CP BOT Hà Nội - Bắc Giang nâng cấp theo hình thức BOT. Theo đó, nhà đầu tư chỉ tăng cường lại mặt đường, bổ sung thêm một số hạng mục như đèn chiếu sáng, rào hộ lan, sơn kẻ vạch…. và thu phí. Trong khi đó, tuyến QL1 Hà Nội - Lạng Sơn là tuyến huyết mạch, nối Hà Nội với các tỉnh phía Bắc như Lạng Sơn, Bắc Giang, Bắc Ninh; nối với QL5 đi Hải Phòng, đồng thời nối QL18 với sân bay Nội Bài, lượng phương tiện qua lại rất đông. Song, không hiểu vì lý do gì mà đoạn qua Bắc Ninh đã không có đường gom dành cho môtô, xe máy và xe thô sơ đã dẫn đến tình trạng mất ATGT trên tuyến, khiến chính quyền sở tại và người dân bức xúc. Đặc biệt tuyến đường này đã được gắn mác cao tốc, nhưng có quá nhiều điểm mở, giao cắt tạo điều kiện cho ôtô “né” trạm thu phí, đi vào các tuyến đường đê, đường huyện, gây mất trật tự, mất ATGT.

Theo ông Nguyễn Hồng Cầu (trú tại thị trấn Sóc Sơn), từ ngày tuyến đường này thu phí, để né trạm thu phí ngày cũng như đêm, xe ôtô đủ loại với phần lớn là xe tải rầm rập chạy qua tuyến các tuyến đường đê gây mất ATGT và mất an ninh trật tự trên địa bàn. Trước những bất cập của tuyến đường, UBND tỉnh Bắc Ninh đã có kiến nghị với Bộ GTVT yêu cầu nhà đầu tư BOT đẩy nhanh việc xây dựng đường gom cho xe máy, hoàn thiện các hạng mục đảm bảo ATGT trên tuyến, nhưng đến nay vẫn chưa được đáp ứng.

Nhà đầu tư đang đùn trách nhiệm sang chính quyền địa phương. Điều này đã cho thấy, dự án đầu tư, nâng cấp QL1 đoạn Hà Nội - Bắc Giang còn quá nhiều bất cập nhưng vẫn được Bộ GTVT chấp thuận, phê duyệt thiết kế và phương án cho nhà đầu tư tổ chức thu phí khi chưa hoàn thiện. Đây là câu hỏi mà người dân cần được Bộ GTVT trả lời sớm nhất.

Như vậy, TNGT vẫn đang rình rập hằng ngày với người dân mỗi khi phải đi qua đây. Thậm chí, Giám đốc Sở GTVT Bắc Ninh - Lê Ngọc Tuyển còn bức xúc cho rằng TNGT thảm khốc có thể xảy ra bất kỳ lúc nào trên tuyến này. Được biết, mới đây, Ban ATGT, Sở GTVT Bắc Ninh tiếp tục kiến nghị Bộ GTVT chỉ đạo nhà đầu tư nhanh chóng khảo sát, xây dựng các điểm dừng đỗ, đón trả khách trên tuyến QL1 đoạn qua địa bàn tỉnh Bắc Ninh. Đặc biệt, cần nhanh chóng xây dựng đường gom 2 bên đường trên tuyến và hoàn thiện 1 số cây cầu vượt; chỉ đạo lực lượng chức năng tăng cường công tác tuần tra kiểm soát, xử lý vi phạm. Đại diện Sở GTVT Bắc Ninh cho rằng, đây là tuyến đường “xương sống”, nối Hà Nội với các tỉnh, nên người dân có nhu cầu lên xuống xe tại những điểm giao cắt như QL18 đi Phả Lại, đi Quảng Ninh, nhưng lại không có điểm dừng đỗ trả khách.

Được biết, hiện Cty CP BOT Hà Nội - Bắc Giang đã thuê tư vấn nghiên cứu và dự kiến sẽ xây dựng 30km đường gom đoạn qua địa phận TP.Bắc Ninh với chi phí khoảng 1.700 tỉ đồng. Nhưng nhà đầu tư cũng cho rằng tiến độ xây dựng đường gom nhanh hay chậm còn phụ thuộc vào việc giải phóng mặt bằng. Theo phương án mà nhà đầu tư nghiên cứu, số kinh phí này vào khoảng 450 tỉ đồng, lấy từ nguồn ngân sách tỉnh. Nếu mọi việc thuận lợi, có mặt bằng sớm thì cuối năm 2016 sẽ khởi công và dự kiến tháng 6.2017 sẽ hoàn thiện đường gom.

Trước thông tin đó, Sở GTVT Bắc Ninh cho rằng, địa phương chưa nhận được bất kỳ báo cáo nào của nhà đầu tư về phương án xây dựng đường gom nên không thể cho rằng, tiến độ làm đường gom phụ thuộc vào tiến độ giải phóng mặt bằng của tỉnh. Nhà đầu tư đang đùn trách nhiệm sang chính quyền địa phương. Điều này đã cho thấy, dự án đầu tư, nâng cấp QL1 đoạn Hà Nội - Bắc Giang còn quá nhiều bất cập, nhưng vẫn được Bộ GTVT chấp thuận, phê duyệt thiết kế và phương án và cho nhà đầu tư tổ chức thu phí khi chưa hoàn thiện. Đây là câu hỏi mà người dân cần được Bộ GTVT trả lời sớm nhất.

Minh Hạnh

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn đồng loạt tăng cao

Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn đồng loạt tăng cao

(LĐTĐ) Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng thế giới nhảy vọt thúc đẩy giá vàng miếng SJC lẫn vàng nhẫn cùng lên mốc cao mới.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/11: Trời nhiều mây, trưa chiều giảm mây trời nắng

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/11: Trời nhiều mây, trưa chiều giảm mây trời nắng

(LĐTĐ) Dự báo ngày 23/11, khu vực Hà Nội trời nhiều mây, không mưa, trưa chiều giảm mây trời nắng.
Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng

Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng

(LĐTĐ) Những đồ vật bất ngờ rơi từ ban công các căn hộ chung cư là nỗi ám ảnh của không ít cư dân. Từ điếu thuốc, tờ giấy, đến bát đũa, thậm chí cả dao, thùng các-tông,… những "vật thể lạ" này không chỉ gây phiền toái mà còn tiềm ẩn nguy cơ tai nạn nghiêm trọng, khiến người dân sống trong lo lắng mỗi lần đi dạo dưới chân các tòa chung cư cao tầng.
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024

Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024

(LĐTĐ) Thời gian qua, thành phố Hà Nội đã tích cực hỗ trợ các địa phương trong hoạt động quảng bá, giới thiệu, kết nối trái cây, nông sản, đặc sản tại thị trường Hà Nội thông qua trên 70 hoạt động giao thương, hội chợ, tuần hàng...
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới

Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới

(LĐTĐ) Công ty TNHH Bảo hiểm Nhân thọ Prudential Việt Nam vừa chính thức giới thiệu công nghệ OCR thế hệ mới (nhận dạng ký tự quang học tích hợp AI tạo sinh) vào quy trình thẩm định và xét duyệt hồ sơ yêu cầu giải quyết quyền lợi bảo hiểm trực tuyến.
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy

Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy

(LĐTĐ) Chiều tối ngày 22/11, UEFA đã tổ chức lễ bốc thăm vòng tứ kết Nations League tại Nyon (Thụy Sĩ).
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024

“Manifest” được chọn là từ của năm 2024

(LĐTĐ) Mới đây, từ điển Cambridge đã công bố “manifest” (tạm dịch: biểu minh) là từ của năm 2024, nhờ sự phổ biến của từ này trên mạng xã hội và truyền thông toàn cầu.

Tin khác

Tăng cường xử lý xe chở quá tải, cơi nới thành thùng

Tăng cường xử lý xe chở quá tải, cơi nới thành thùng

(LĐTĐ) Đêm 21/11, Đội Cảnh sát giao thông đường bộ số 6 (Phòng Cảnh sát giao thông Hà Nội) đã xử lý hàng loạt ô tô chở quá tải, cơi nới thành thùng, xe tải chở theo vật liệu xây dựng có dấu hiệu chở hàng vượt quá tải trọng...
Nỗ lực ngăn chặn tình trạng học sinh vi phạm luật giao thông

Nỗ lực ngăn chặn tình trạng học sinh vi phạm luật giao thông

(LĐTĐ) Nhằm phòng ngừa, ngăn chặn tình trạng học sinh vi phạm các quy định về an toàn giao thông, góp phần hạn chế các hành vi liên quan dẫn đến tai nạn giao thông liên trên địa bàn quận, thời gian qua, Công an quận Thanh Xuân (Hà Nội) đã triển khai thực hiện kết hợp nhiều giải pháp và bước đầu đã ghi nhận những kết quả tích cực.
Giá vé tuyến metro Bến Thành - Suối Tiên từ 7.000 đồng - 20.000 đồng/lượt

Giá vé tuyến metro Bến Thành - Suối Tiên từ 7.000 đồng - 20.000 đồng/lượt

(LĐTĐ) Giá vé lượt tuyến metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) từ 7.000đ - 20.000đ, nếu hành khách thanh toán không dùng tiền mặt, giá chỉ còn từ 6.000 - 19.000 đồng. Ngoài ra, hành khách có thể mua vé đi tháng với giái thấp hơn. Riêng học sinh, sinh viên được giảm 50%.
Lộ trình phát triển hệ thống giao thông thông minh

Lộ trình phát triển hệ thống giao thông thông minh

(LĐTĐ) Mới đây, tại Kỳ họp thứ 19, Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội đã thông qua Đề án “Giao thông thông minh trên địa bàn thành phố Hà Nội”.
Đồng lòng gỡ “nút thắt” giải phóng mặt bằng Quốc lộ 1A

Đồng lòng gỡ “nút thắt” giải phóng mặt bằng Quốc lộ 1A

(LĐTĐ) Dự án Cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 1A đoạn Văn Điển - Ngọc Hồi hoàn thành sẽ góp phần khớp nối đồng bộ hệ thống giao thông của thành phố Hà Nội với các tỉnh, thành phía Nam. Vì vậy, huyện Thanh Trì đang quyết liệt vào cuộc nhằm gỡ “nút thắt” tại một số đoạn đường chưa giải phóng mặt bằng (GPMB) của Dự án.
Dự án đường sắt tốc độ cao: Cơ hội cho doanh nghiệp Việt “vươn mình”

Dự án đường sắt tốc độ cao: Cơ hội cho doanh nghiệp Việt “vươn mình”

(LĐTĐ) Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam với tổng vốn đầu tư khoảng trên 67 tỷ USD sẽ xóa “điểm nghẽn” về vận tải bằng đường sắt vốn đã quá lạc hậu như hiện nay và cũng tạo cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam từ cơ khí chế tạo, công nghệ đến tài chính tham gia để tự “vươn mình” lớn lên trong kỷ nguyên mới.
Công an xác minh nhóm học sinh đầu trần đi xe máy cầm cờ trên đường Nguyễn Trãi

Công an xác minh nhóm học sinh đầu trần đi xe máy cầm cờ trên đường Nguyễn Trãi

(LĐTĐ) Phòng Cảnh sát giao thông Hà Nội đã giao đơn vị địa bàn khẩn trương xác minh, làm rõ hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông của nhóm học sinh không đội mũ bảo hiểm, điều khiển xe máy, cầm cờ có biểu tượng Trường Trung học phổ thông (THPT) Huỳnh Thúc Kháng di chuyển trên đường Nguyễn Trãi.
Xử lý nhiều trường hợp điều khiển xe máy đi vào Vành đai 3 trên cao

Xử lý nhiều trường hợp điều khiển xe máy đi vào Vành đai 3 trên cao

(LĐTĐ) Theo quy định, đường Vành đai 3 trên cao là đường cao tốc, chỉ dành riêng cho ô tô lưu thông, vận tốc tối đa theo từng đoạn 80-100km/h. Tuy nhiên, vẫn có một số người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy cố tình vi phạm. Đây là vi phạm xuất phát từ ý thức kém của một bộ phận người tham gia giao thông, cần phải lên án, xử lý nghiêm.
Đường sắt tốc độ cao: Cơ hội và thách thức với doanh nghiệp Việt

Đường sắt tốc độ cao: Cơ hội và thách thức với doanh nghiệp Việt

(LĐTĐ) Theo phương án được đề xuất, Dự án đường sắt tốc độ cao (ĐSTĐC) trên trục Bắc - Nam có tổng chiều dài chính tuyến khoảng 1.541km, tổng mức đầu tư khoảng 33 tỷ USD. Điểm đầu tại Thành phố Hà Nội (ga Ngọc Hồi) và điểm cuối tại Thành phố Hồ Chí Minh (ga Thủ Thiêm).
Hiện thực mục tiêu đến năm 2030 Hà Nội trở thành Thành phố thông minh, hiện đại

Hiện thực mục tiêu đến năm 2030 Hà Nội trở thành Thành phố thông minh, hiện đại

(LĐTĐ) Đề án “Giao thông thông minh trên địa bàn thành phố Hà Nội” được Hội đồng nhân dân (HĐND) Thành phố thông qua sẽ giải quyết các tồn tại, hạn chế hiện nay; hình thành hệ thống giao thông thông minh của thành phố theo các giai đoạn, thực hiện mục tiêu đến năm 2030 Hà Nội sẽ cơ bản trở thành Thành phố thông minh, hiện đại, từng bước kết nối với mạng lưới đô thị thông minh trong khu vực và thế giới.
Xem thêm
Phiên bản di động