Thực phẩm bán trên mạng xã hội: Tiềm ẩn nhiều rủi ro
An toàn vệ sinh thực phẩm: Có luật vẫn… chưa “an” | |
Hải Phòng: Cục ATVSTP làm việc với công ty có 17 công nhân bị ngộ độc |
Thực phẩm “3 không” tràn lan trên mạng xã hội (MXH)
Truy cập vào một trang facebook có tên “Chia sẻ đồ quê”, chỉ tính sơ sơ các loại thực phẩm, đồ ăn, thức uống tại trang này lên đến con số gần 30 loại, từ rau sạch Sơn La, mận Lào Cai, thịt lợn sạch Hòa Bình; đến các loại đồ ăn nhanh như gà rán, rưa muối, cá sốt…tất cả đều mang thông điệp “nhà tự làm, tự nuôi, tự trồng”, với những địa chỉ cụ thế, số điện thoại rõ ràng. Ví dụ: “Em bán đồ quê Lào Cai chính gốc, rau mẹ em tự trồng, thịt lợn tự nuôi, hoa quả ngay vườn nhà (không thuốc trừ sâu, không chất bảo quản, không nuôi tăng trọng). Lần nào hàng về đến thủ đô, không đợi đến ngày thứ 2 đã hết. Nhanh tay ủng hộ và đặt hàng để được hưởng giá ưu đãi (giao hàng miễn phí từ 5kg)…”, đó là một trong vô vàn lời rao bán hàng trên mạng mà các tín đồ mua dễ dàng bắt gặp.
Rất nhiều các loại thực phẩm, đồ ăn nhanh được bán trên MXH không rõ nguồn gốc, không chứng nhận VSATTP |
Chị Nguyễn Thị Dịu (ở đường Nguyễn Khang, Cầu Giấy, HN) cho biết, chị tham gia nhiều hội, nhóm chia sẻ những loại thực phẩm, đồ ăn “bảo đảm” có nguồn gốc sạch từ mọi vùng miền. Các loại thức ăn được các bà nội trợ tự làm rồi bán như hoa quả, chè, cháo…đều được giới thiệu và có địa chỉ rõ ràng. Nhiều đồng nghiệp của chị cũng trở thành những tín đồ mua sắm thực phẩm thường xuyên trên mạng. Chị Dịu bảo: “Đồ mua toàn là của người quen giới thiệu và bán, một phần mua để ủng hộ, phần khác cũng có cảm giác an toàn hơn. Bên cạnh đó, mua hàng trên mạng tiết kiệm thời gian, công sức, đỡ phải đi lại…”.
Chung quan điểm với chị Dịu, chị Lê Nhung (ở làng bún Phú Đô, Mỹ Đình) cho biết, lo lắng trước những thông tin về thực phẩm nhiễm độc, thuốc trừ sâu, chất bảo quản…kể cả với những sản phẩm là thương hiệu lớn, chị và nhiều bạn bè đã chọn mua thực phẩm trên MXH với nguồn gốc “sạch, nhà nuôi, nhà tự làm”, được bán bởi những người quen. Không biết do tâm lý hay sản phẩm an toàn, khi ăn chị có cảm giác rất ngon miệng.
Bên cạnh việc nhiều người kinh doanh thực phẩm sạch trên mạng có quy mô, chuyên nghiệp, nhiều các bà nội trợ cũng tích cực tham gia vào hình thức kinh doanh này. Những người kinh doanh qua mạng cũng rất nhạy bén, họ thường đánh vào tâm lý người tiêu dùng như mùa nào thức ấy, ngon, sạch, an toàn…
“Sạch” liệu đã an toàn?
Theo chia sẻ của bác sĩ Tiến Đoàn, phòng khám đa khoa Phúc Tâm, trước vấn đề bán lan tràn đồ ăn nhanh, thực phẩm được cho là sạch, an toàn trên mạng, người mua nên cân nhắc. Bởi những loại thực phẩm này trong quá trình vận chuyển đến người tiêu dùng, thường không bảo đảm thậm chí không được bảo quản đúng theo quy định. Đó là chưa kể nhiều loại rau, củ, quả được cho là sạch, nhưng chúng ta chưa biết rõ nguồn gốc. |
Việc người tiêu dùng đặt niềm tin vào việc mua sắm thực phẩm qua MXH đang là xu hướng mới giúp cho việc kinh doanh trên MXH phát triển. Thế nhưng, điều mà người tiêu dùng cho là an toàn, là sạch, là rõ nguồn gốc ấy lại đang tiềm ẩn rất nhiều rủi ro. Bởi lẽ, người mua mặc dù biết rõ người bán là ai, ở đâu, tuy nhiên phần nguyên liệu, quá trình chế biến như thế nào, có đảm bảo VSATTP hay không, có cơ sở nào công nhận đó là sản phẩm đảm bảo chất lượng tiêu thụ trên thị trường hay không, họ hoàn toàn không thể biết được. Thậm chí, nhiều loại thực phẩm được cho là sạch bán trên MXH, nhưng trong quá trình vận chuyển liệu có được bảo quản tốt, sau khi chế biến có thể bị biến chất hay không…, không một người bán nào có thể bảo đảm.
Không thể phủ nhận, hiện nay rất nhiều người kinh doanh thực phẩm trên MXH thành công, tạo dựng được thương hiệu cho riêng mình. Tuy nhiên, tất cả những yếu tố “sạch, an toàn, nhà tự trồng, không chất bảo quản…” đều là những cam kết bằng miệng từ người bán, còn người mua chủ yếu vẫn phải dựa vào lòng tin là chủ yếu. Trong khi đó, thực phẩm có sạch hay không, có bị trà trộn thêm những loại thực phẩm kém chất lượng, thực phẩm không rõ nguồn gốc vào thành phần thực phẩm sạch mà người bán quảng cáo hay không, không ai có thể chắc chắn được và câu trả lời chỉ có thể dành cho người bán. Đặc biệt, việc kinh doanh trên MXH hầu hết đều không có giấy phép kinh doanh, giấy chứng nhận VSATTP, vì thế, với sản phẩm kém chất lượng hoặc không đảm bảo VSATTP, ai sẽ là người chịu trách nhiệm, lúc ấy người mua với sự cam kết bằng miệng của người bán hẳn nhiên sẽ là người chịu thiệt thòi.
Theo chia sẻ của bác sĩ Tiến Đoàn, phòng khám đa khoa Phúc Tâm, trước vấn đề bán lan tràn đồ ăn nhanh, thực phẩm được cho là sạch, an toàn trên mạng, người mua nên cân nhắc. Bởi những loại thực phẩm này trong quá trình vận chuyển đến người tiêu dùng, thường không bảo đảm thậm chí không được bảo quản đúng theo quy định. Đó là chưa kể nhiều loại rau, củ, quả được cho là sạch, nhưng chúng ta chưa biết rõ nguồn gốc. Liệu sản phẩm không có thuốc sâu, không chất bảo quản ấy có gì chứng thực. Vì thế, nếu cứ mua, rồi vô tư sử dụng như hiện nay rất dễ ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng người tiêu dùng. Chúng ta nên thay đổi tư duy mua sắm, nên hướng đến những sản phẩm có nguồn gốc, xuất xứ và có chứng nhận đảm bảo VSATTP.
Chung quan điểm với bác sĩ Đoàn, Th.s, Nguyễn Thị Vân (trường Cao đẳng y tế Cộng đồng) cho rằng, hiện việc bán hàng trên mạng vẫn chưa được cơ quan chức năng kiểm tra, vì thế quyền lợi của người tiêu dùng vẫn còn bị bỏ ngỏ. Mặc dù mới đây, Chính phủ đã ban hành Nghị định 52/2013/NĐ-CP về việc quản lý, khai báo thông tin về mã số thuế, thông tin, giấy phép kinh doanh trên mạng…tuy nhiên, việc xác định thông tin này có chính xác hay không là rất khó. Để tránh những sự việc đáng tiếc xảy ra, người dân hãy trở thành những người tiêu dùng thông thái. Không chỉ sử dụng sản phẩm sạch, rõ nguồn gốc mà phải bảo đảm VSATTP.
Đạt Đỗ
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết
Hà Nội thí điểm mô hình thu gom rác trực tiếp
Tin khác
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết
Y tế 23/12/2024 16:40
"Quả ngọt" sau hành trình 11 năm mòn mỏi mong con
Y tế 22/12/2024 06:02
Hoàn thiện Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức và Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 trong năm 2025
Y tế 20/12/2024 20:37
Trang bị kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản cho vị thành niên, thanh niên
Xã hội 20/12/2024 09:58
Hạnh phúc của những cặp vợ chồng quân nhân hiếm muộn
Y tế 19/12/2024 17:38
Tình trạng các nạn nhân vụ cháy trên đường Phạm Văn Đồng đang điều trị tại Bệnh viện E
Y tế 19/12/2024 16:43
Sôi nổi Hội thi Rung chuông vàng tìm hiểu kiến thức về sức khỏe sinh sản vị thành niên
Y tế 17/12/2024 20:52
Thời tiết chuyển lạnh, nhiều người nhập viện vì mắc sởi
Y tế 17/12/2024 08:06
Nhiều người cần tham vấn tâm lý trong điều trị bệnh “khó nói”
Y tế 17/12/2024 06:39
Hà Nội ghi nhận thêm 44 trường hợp mắc sởi
Y tế 17/12/2024 06:38