An toàn vệ sinh thực phẩm: Có luật vẫn… chưa “an”

Vừa qua, trên địa bàn cả nước, đã diễn ra nhiều vụ việc mất an toàn vệ sinh thực phẩm gây nhức nhối trong dư luận xã hội. Nhiều  người dân còn lo lắng về việc không biết ăn gì, uống gì, mua hàng ở đâu để được an toàn, vì thực tế đã xảy ra tình trạng ngay cả thực phẩm được bày bán trong siêu thị cũng không đảm bảo an toàn. Câu hỏi được đặt ra, vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm - đến bao giờ mới hết “nóng”?. Phải chăng các lực lượng chức năng vẫn còn “giơ cao đánh khẽ” nên chưa đủ sức răn đe đối với các trường hợp vi phạm,..?.
Bia hơi ngày nắng nóng: Coi chừng vạ từ miệng
Ai không nên ăn mứt Tết
Tập trung thanh kiểm tra cơ sở sản xuất hàng hóa phục vụ Tết

Nhiều vi phạm

Được biết, Luật An toàn thực phẩm năm 2010, có hiệu lực từ tháng 7/2011 và 3 bộ cùng tham gia quản lý theo phân công, đó là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Y tế, Bộ Công Thương. Ngoài ra, UBND các cấp cũng cùng tham gia quản lý an toàn thực phẩm. Đến nay, hệ thống thể chế và chính sách về an toàn thực phẩm đã và đang hình thành, tuy nhiên vẫn còn nhiều bất cập.

Theo ông Nguyễn Như Tiệp, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng nông, lâm, thủy sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), Việt Nam đã xây dựng được hệ thống kiểm soát an toàn thực phẩm dựa trên nguy cơ; tiến hành điều tra, truy xuất nguồn gốc, triệu hồi, xử lý sản phẩm không đảm bảo an toàn thực phẩm trong chuỗi cung ứng. Việc giám sát an toàn thực phẩm trên diện rộng đã cho thấy tỷ lệ mẫu vi phạm giảm dần. Vì vậy, Việt Nam đã đẩy mạnh được tiếp cận thị trường, giá trị xuất khẩu nông sản thực phẩm năm 2014 đạt 30,8 tỷ USD, xuất khẩu sang hơn 120 nước và lãnh thổ.

An toàn vệ sinh thực phẩm: Có luật vẫn… chưa “an”
Dùng thuốc bảo vệ thực vật vô tội vạ mới chỉ bị nhắc nhở

Tuy nhiên, ông Tiệp thừa nhận, hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ở nước ta vẫn còn nhiều tồn tại, yếu kém, như: Các văn bản dưới luật của các bộ chậm ban hành, chưa hoàn toàn đồng bộ và hài hòa; chưa gắn kết quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản (đầu ra) với quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp và hóa chất, phụ gia trong bảo quản, chế biến thực phẩm. Về hệ thống quản lý, kiểm soát thì công tác tổ chức còn dàn trải, phân tán giữa các cấp; phối hợp trong thực tiễn còn hạn chế; giám sát, kiểm tra, thanh tra chuyên ngành chưa bài bản, còn trùng lặp. Trong tổ chức sản xuất, kinh doanh nông sản còn manh mún, nhỏ lẻ khó áp dụng tiến bộ kỹ thuật...

Thực tế cho thấy, việc kiểm soát thực phẩm không rõ nguồn gốc hiện vẫn rất khó khăn, tình hình vận chuyển buôn bán thực phẩm nhập lậu không bảo đảm an toàn từ các địa phương khác vào Hà Nội vẫn diễn biến phức tạp. Trong khi đó, chế tài xử phạt hành vi vi phạm ATVSTP chưa đủ sức răn đe, khiến các đối tượng vẫn vi phạm. Được biết, trên địa bàn Hà Nội, trong số 218 tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh thực phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp mà Thanh tra Sở Nông nghiệp và PTNT Hà Nội tiến hành kiểm tra trong năm 2014 thì có tới 128 tổ chức, cá nhân vi phạm. Tính riêng tháng 4/2015, lực lượng QLTT Hà Nội đã kiểm tra, xử lý 66 vụ vi phạm về an toàn thực phẩm. Đây chỉ là con số mà cơ quan kiểm tra phát hiện được, thực tế lớn hơn rất nhiều.

Xử lý chưa nghiêm

Theo báo cáo Chính phủ của Bộ Tư pháp, phần lớn văn bản quy định chi tiết bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ với văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực ATTP và trong hệ thống pháp luật; đa số văn bản quy định chi tiết bảo đảm tính khả thi, phù hợp với thực tiễn. Tuy nhiên, vẫn còn một số văn bản quy định chi tiết thi hành còn chưa thống nhất, đồng bộ, khả thi. Hiện đã có 2 văn bản đang được kiến nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung cho phù hợp, các bộ đang sửa đổi, bổ sung 6 thông tư, thông tư liên tịch. Trong đó có 6 văn bản không bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ, 7 văn bản không bảo đảm tính khả thi.

Trước thực tế trên, nhiều câu hỏi được đặt ra: Phải chăng các lực lượng chức năng vẫn còn “giơ cao đánh khẽ” nên chưa đủ sức răn đe đối với các trường hợp vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm? Liệu có phải công tác quản lý vẫn còn bị “cắt khúc”, dẫn đến tình trạng không thể kiểm soát khép kín?.

Thắc mắc này là hoàn toàn có cơ sở, khi mới đây, trong báo cáo Chính phủ của Bộ Tư pháp về tình hình thi hành pháp luật về an toàn thực phẩm theo chuỗi sản phẩm rau, củ, quả và chè cũng đã nêu rõ, đang có nhiều khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn thi hành nên còn tồn tại những điểm nóng của dư luận xã hội về an toàn vệ sinh thực phẩm.

Theo báo cáo này, việc sản xuất rau, củ, quả và chè hiện nay (trừ một số cơ sở sản xuất quy mô lớn), người nông dân không có kiến thức nhiều về các loại phân bón, thuốc bảo vệ thực vật. Việc sử dụng loại phân bón, thuốc bảo vệ thực vật thường theo kinh nghiệm và thường theo tư vấn của các cơ sở kinh doanh phân bón, thuốc bảo vệ thực vật. Vì vậy hiện tượng sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật không đúng chủng loại, liều lượng, dẫn đến làm giảm hiệu quả sử dụng. Vấn đề đảm bảo thời gian cách ly trước khi thu hoạch cũng chưa được đảm bảo.

Trong khi đó, việc kiểm tra, xử lý hành vi vi phạm chưa đạt được hiệu quả. Đối với vi phạm của người nông dân, các cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền chủ yếu chỉ là nhắc nhở mà không xử phạt vi phạm hành chính.Ngoài ra, có một số lượng lớn hộ kinh doanh phân bón, thuốc bảo vệ thực vật nhỏ lẻ không có giấy phép kinh doanh.Các đối tượng này chỉ buôn bán theo thời vụ, quy mô nhỏ lẻ nên rất khó kiểm soát. Đây là một trong những nguyên nhân của tình trạng kinh doanh, buôn bán các loại thuốc bảo vệ thực vật trái phép dẫn đến việc các loại thuốc bảo vệ thực vật nằm trong danh mục cấm sử dụng nhưng vẫn được lưu thông trên thị trường.

Như vậy, mặc dù chúng ta đã có Luật An toàn thực phẩm thế nhưng việc thực thi luật này lại chưa triệt nên dẫn tới việc có luật vẫn không…đảm bảo an toàn. Trao đổi về vấn đề này, bà Lucia Frick, Tư vấn Bộ Ngoại giao, Thương mại và Phát triển Canada, cho rằng: Việt Nam đã mất gần 3 năm để xây dựng được tất cả các khung pháp lý này, nhưng hiện tại mới chỉ đang ở trong giai đoạn kiểm tra xem hệ thống hoạt động có hiệu quả. Vì vậy, điều cần thiết là phải có một cơ quan duy nhất, tách biệt để quản lý an toàn thực phẩm.Thêm vào đó, cần tăng cường xử lý các gian lận liên quan đến an toàn thực phẩm. Để làm được điều này phải tăng tính chuyên nghiệp của thanh tra trong lĩnh vực này. Đối với địa phương, cần có hệ thống giám sát an toàn thực phẩm ở các tỉnh, xác định các biện pháp thực thi và thực hiện chúng, chú ý tối đa hóa tính minh bạch trong việc thực thi, hành động.

Thương Huế

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Cơ hội làm việc tại Australia cho lao động Việt Nam

Cơ hội làm việc tại Australia cho lao động Việt Nam

Trung tâm Lao động ngoài nước thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) vừa thông báo đợt tuyển chọn lao động đầu tiên đi làm việc tại Australia trong ngành Nông nghiệp.
Trường THPT Quang Trung: Điểm sáng trong công tác đào tạo, bồi dưỡng học sinh giỏi

Trường THPT Quang Trung: Điểm sáng trong công tác đào tạo, bồi dưỡng học sinh giỏi

(LĐTĐ) Với mục tiêu đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, những năm qua, cùng với việc đảm bảo và nâng cao chất lượng giáo dục đại trà, Trường THPT Quang Trung (huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng) luôn chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng học sinh giỏi. Nhờ sự nỗ lực, quyết tâm và đồng lòng của tập thể thầy và trò, số lượng và chất lượng giải tại các kỳ thi chọn học sinh giỏi các cấp của nhà trường ngày càng tăng, nhiều năm liền nằm trong Top 10 của thành phố.
Cải tạo một loạt chung cư cũ góp phần hạ nhiệt giá nhà

Cải tạo một loạt chung cư cũ góp phần hạ nhiệt giá nhà

(LĐTĐ) Tại Quyết định phê duyệt Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 của Chính phủ có đề cập tới nhiệm vụ của Hà Nội trong việc cải tạo các khu chung cư cũ, các khu nhà ở không bảo đảm tiêu chuẩn. Nhằm hiện thực hoá mục tiêu này, ngay trong năm 2024 Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội đã có nhiều hành động thể hiện quyết tâm đẩy nhanh tiến độ thực hiện Đề án cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ trên địa bàn Thành phố, đảm bảo chỗ ở cho người dân, góp phần hạ nhiệt giá chung cư.
Gắn kết tự nhiên và phát triển bền vững nhờ nông nghiệp sinh thái ở Tây Bắc

Gắn kết tự nhiên và phát triển bền vững nhờ nông nghiệp sinh thái ở Tây Bắc

Tại các tỉnh Sơn La, Điện Biên, mô hình nông nghiệp sinh thái đang giúp gắn kết chặt chẽ giữa con người và thiên nhiên, mang lại giải pháp phát triển bền vững cho khu vực miền núi. Nhờ áp dụng các kỹ thuật nông lâm kết hợp, canh tác hữu cơ, nông nghiệp tuần hoàn, người dân không chỉ cải thiện năng suất cây trồng mà còn bảo vệ đất đai, giảm thiểu ô nhiễm và bảo tồn đa dạng sinh học.
Chấn chỉnh lái xe buýt vi phạm Luật Giao thông đường bộ

Chấn chỉnh lái xe buýt vi phạm Luật Giao thông đường bộ

(LĐTĐ) Trung tâm Quản lý giao thông công cộng thành phố Hà Nội cho biết, đơn vị vừa xử lý và yêu cầu tài xế xe buýt nghiêm chỉnh chấp hành Luật Giao thông đường bộ, vận hành xe buýt an toàn cho hành khách.
Doanh nhân Vũ Minh Châu được vinh danh vì sự nghiệp phát triển ngành mỹ nghệ kim hoàn đá quý Việt Nam

Doanh nhân Vũ Minh Châu được vinh danh vì sự nghiệp phát triển ngành mỹ nghệ kim hoàn đá quý Việt Nam

(LĐTĐ) Mới đây, tại TP. Đà Nẵng, Doanh nhân văn hóa, Nghệ nhân quốc gia Vũ Minh Châu - Tổng Giám đốc Công ty TNHH Vàng bạc đá quý Bảo Tín Minh Châu đã vinh dự được Hội Mỹ nghệ Kim hoàn Đá quý Việt Nam trao tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp phát triển ngành mỹ nghệ kim hoàn đá quý Việt Nam và nhiều giải thưởng cao quý khác.
Đêm nay, Hà Nội cấm lưu thông trên đường Văn Khê

Đêm nay, Hà Nội cấm lưu thông trên đường Văn Khê

(LĐTĐ) Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội cho biết, sẽ cấm tất cả các phương tiện và người tham gia giao thông lưu thông trên tuyến đường Văn Khê (trước tòa nhà V3 Victoria Văn Phú, Hà Đông) trong khung giờ từ 23h ngày 22/12.

Tin khác

"Quả ngọt" sau hành trình 11 năm mòn mỏi mong con

"Quả ngọt" sau hành trình 11 năm mòn mỏi mong con

(LĐTĐ) Hơn một thập kỷ tìm con của người lính biên phòng Vàng A Chua và cô gái H'Mông Lý Thị Xía nay đã đón hai thiên thần nhỏ đáng yêu. Căn nhà nhỏ quạnh hiu ngày nào nay đã ngập tràn tiếng cười nói trẻ thơ, chấm dứt những ngày mòn mỏi mong con của cặp vợ chồng quân nhân hiếm muộn.
Hoàn thiện Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức và Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 trong năm 2025

Hoàn thiện Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức và Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 trong năm 2025

(LĐTĐ) Chiều 20/12, Bộ Y tế gặp mặt báo chí cung cấp thông tin y tế vào trao đổi những vướng mắc trong lĩnh vực y tế về tình trạng thiếu thuốc, vật tư, vắc xin phòng bệnh, cũng như tiến độ hoàn thiện, đi vào hoạt động của 2 Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức và Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 (Hà Nam).
Trang bị kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản cho vị thành niên, thanh niên

Trang bị kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản cho vị thành niên, thanh niên

(LĐTĐ) Hướng đến kỷ niệm Ngày Dân số Việt Nam (26/12), nhằm trang bị kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản và kỹ năng sống cho vị thành niên, thanh niên vừa qua Chi cục Dân số Hà Nội phối hợp với Trung tâm Y tế và Phòng Giáo dục và Đào tạo quận Long Biên tổ chức Hội thi Rung chuông vàng tại Trường Trung học cơ sở Chu Văn An (quận Long Biên, Hà Nội).
Hạnh phúc của những cặp vợ chồng quân nhân hiếm muộn

Hạnh phúc của những cặp vợ chồng quân nhân hiếm muộn

(LĐTĐ) Chương trình “Hỗ trợ quân nhân hiếm muộn - Yêu thương lan tỏa” chính là nguồn động viên, tiếp thêm nghị lực, sức mạnh cho các gia đình quân nhân hiếm muộn kiên trì, bền bỉ trong hành trình “tìm con” của mình càng có ý nghĩa hơn khi toàn quân đang hướng tới 80 năm thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam.
Tình trạng các nạn nhân vụ cháy trên đường Phạm Văn Đồng đang điều trị tại Bệnh viện E

Tình trạng các nạn nhân vụ cháy trên đường Phạm Văn Đồng đang điều trị tại Bệnh viện E

(LĐTĐ) Trong 4 nạn nhân trong vụ cháy quán hát trên đường Phạm Văn Đồng đang được cấp cứu, điều trị tại Bệnh viện E, có 2 người đã được chuyển vào khu hồi sức đặc biệt.
Sôi nổi Hội thi Rung chuông vàng tìm hiểu kiến thức về sức khỏe sinh sản vị thành niên

Sôi nổi Hội thi Rung chuông vàng tìm hiểu kiến thức về sức khỏe sinh sản vị thành niên

(LĐTĐ) Ngày 17/12, Trung tâm Y tế (TTYT) quận Long Biên phối hợp với Phòng Giáo dục và Đào tạo quận, Trường Trung học cơ sở (THCS) Chu Văn An tổ chức Hội thi Rung chuông vàng “Tìm hiểu kiến thức về Dân số, sức khỏe sinh sản vị thành niên/thanh niên” cho học sinh tại Trường.
Thời tiết chuyển lạnh, nhiều người nhập viện vì mắc sởi

Thời tiết chuyển lạnh, nhiều người nhập viện vì mắc sởi

(LĐTĐ) Giai đoạn mùa Đông Xuân với nền nhiệt thay đổi thất thường, độ ẩm cao làm tăng nguy cơ bùng phát dịch bệnh, đặc biệt là các bệnh lây truyền qua đường hô hấp, trong đó có bệnh sởi. Đáng lo ngại, nhiều người lầm tưởng bệnh sởi chủ yếu là trẻ em mắc, nhưng trên thực tế, người lớn cũng dễ mắc bệnh này và có thể gặp những biến chứng ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe.
Nhiều người cần tham vấn tâm lý trong điều trị bệnh “khó nói”

Nhiều người cần tham vấn tâm lý trong điều trị bệnh “khó nói”

(LĐTĐ) Tâm lý ngại chia sẻ, ngại đi khám và thậm chí là khó tuân thủ chỉ định điều trị của bác sĩ cũng sẽ ảnh hưởng đến kết quả của một ca bệnh liên quan đến rối loạn tình dục.
Hà Nội ghi nhận thêm 44 trường hợp mắc sởi

Hà Nội ghi nhận thêm 44 trường hợp mắc sởi

(LĐTĐ) Theo tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội, trong tuần qua (từ ngày 6/12 đến ngày 13/12), toàn Thành phố ghi nhận 44 ca mắc sởi tại 20 quận, huyện, tăng 19 ca so với tuần trước đó.
Duy trì mức sinh thay thế, nâng cao chất lượng dân số

Duy trì mức sinh thay thế, nâng cao chất lượng dân số

(LĐTĐ) Quá trình già hóa dân số nhanh chóng dẫn đến nhiều thách thức về tình trạng suy giảm và thiếu hụt nguồn nhân lực... Để thích ứng và giảm tốc độ già hóa nhanh, Hà Nội đã tập trung thực hiện các biện pháp nhằm duy trì mức sinh thay thế trên địa bàn thành phố.
Xem thêm
Phiên bản di động