Thi THPT quốc gia: Bí quyết “ăn” điểm môn toán, ngoại ngữ
Càng chi tiết càng tốt
Đó là lời khuyên của thầy Đặng Việt Hùng – giáo viên môn toán, trường học trực tuyến moon.vn đối với thí sinh (TS) khi làm bài thi môn toán. Là môn thi bắt buộc đối với tất cả TS tham dự kỳ thi THPT quốc gia, môn toán có thời gian làm bài thi là 180 phút. TS sẽ bắt đầu nhận đề thi vào lúc 7 giờ 25 phút sáng 1.7 và bắt đầu làm bài thi từ 7 giờ 30 phút.
Thí sinh nghe phổ biến quy chế thi tại Đại học Sư phạm Hà Nội ngày 30.6. Ảnh: Tùng Anh |
Đối với môn thi này, thầy Hùng đặc biệt lưu ý, ngay từ khi bắt đầu nhận đề phải đọc thật kỹ để nắm bắt hết tất cả những ý mà đề thi yêu cầu. Đối với bài có nhiều ý, TS nên tách và giải quyết từng ý để người chấm có thể cho điểm chi tiết và chuẩn hơn.
7 phòng thi có 1 thanh tra Ngày 30.6, Chánh thanh tra Bộ GDĐT Nguyễn Huy Bằng cho biết, cả nước có 134 đoàn thanh tra, kiểm tra kỳ thi THPT quốc gia 2016. Trong đó, 120 đoàn thanh tra ở cụm thi và 14 đoàn thanh tra lưu động của Bộ GDĐT. Như vậy, cứ 7 phòng thi sẽ có 1 cán bộ thanh tra giám sát thi. Ngoài việc giám sát, kịp thời nhắc nhở cán bộ coi thi, trật tự, công an, nhân viên y tế, thanh tra sẽ lập biên bản nếu các đối tượng trên vi phạm quy chế. Trong trường hượp thanh tra bắt gặp thí sinh vi phạm quy chế, lực lượng này có quyền yêu cầu cán bộ coi thi lập biên bản thí sinh”. |
“Một lưu ý nhỏ nhưng rất quan trọng là các em tuyệt đối phải viết cùng 1 màu mực (trừ vẽ hình tròn có thể dùng bút chì), không dùng bút xóa, không để nhiều khoảng trống giữa các dòng, như vậy sẽ giống như bài thi bị “đánh dấu”. Đối với các hình vẽ, cố gắng bố trí làm sao rơi vào mặt 2, 3, của tờ giấy thi để khi trình bày cho thuận lợi, tránh việc lật trang xem hình để làm” – thầy Hùng nói.
Đối với các câu phương trình Logarit cần chú ý đến điều kiện sau khi tìm được nghiệm. Sau khi tìm được nghiệm phải đối chiếu lại, nhớ là phải có kết luận khi làm bài xong. Theo thầy Hùng: “Ngoài ra, các em nên làm theo trình tự từ dễ đến khó. Khi nhận đề đừng quan tâm mấy câu cuối làm gì, các em nên lấy tờ giấy nháp che đoạn cuối tờ đề lại, cứ phấn đấu trong vòng 60 phút làm xong 5, 6 câu nhẹ nhàng để ăn điểm đã. Tâm lý thoải mái là các câu còn lại “diệt” đơn giản lắm”.
Đối với môn thi tiếng Anh, thời gian làm bài thi rất ngắn (90 phút), chính vì vậy, việc tập trung cao độ vào bài thi là rất cần thiết. Cô Nguyễn Thị Hòa – giáo viên tiếng Anh tại TP. Thái Bình chia sẻ “mẹo” làm phần trắc nghiệm tốt nhất.
Theo cô Hòa, sau khi nhận đề, TS nên đọc lướt 1 lần sau đó chọn phần nào cảm thấy dễ, chắc chắn nhất làm trước. Nên làm theo từng phần để tránh bị sót câu, câu nào chưa làm được thì khoanh lại đó, sau khi hoàn thành các câu khác sẽ quay lại.
“Đối với các câu chưa chắc chắn có câu trả lời nên làm theo phương pháp loại suy, bỏ những phương án sai hoàn toàn và xem xét kỹ những câu còn lại. Các đáp án trong dạng câu trắc nghiệm thường rơi vào 3 nhóm- đáp án đúng (chỉ có 1), đáp an sai hoàn toàn (có 1 và dễ xác định); đáp án đánh lạc hướng (có 2 hoặc hơn). Nắm được quy luật này, những câu “hóc” sẽ dễ dàng được “phá” – cô Hòa khuyên.
50% thành công nhờ... bình tĩnh
Chuẩn bị tâm lý tốt trước và trong phòng thi cũng là yếu tố quyết định 50% thành công của bài thi.
Thầy Trần Trung Hiếu – giáo viên Trường THPT chuyên Phan Bội Châu cho rằng, sau một thời gian ôn thi, những ngày cuối, các em thường rơi vào trạng thái lo lắng, hồi hộp và mệt mỏi. Thậm chí có em bỗng dưng cảm thấy quên hết kiến thức và hoảng sợ. Các em đừng lo, đó là biểu hiện của sự “bão hòa” về kiến thức khi bộ nhớ đã “đầy”. Lúc căng thẳng, các em nên tìm những giải pháp thư giãn hợp lý như đi bộ, dạo chơi, vận động cơ thể… để giảm stress.
“Trước khi vào phòng thi, TS không nên ngồi “tụng” 1 mình, cũng không nên cố tình mở tài liệu để ôn lại. Cần giữ trạng thái thật bình tĩnh, yên tâm bước vào phòng thi. Khi đọc đề nếu cảm thấy quá khó cũng không nên hốt hoảng. Hít thở và điềm tĩnh đọc lại thật kỹ sau đó mới bắt tay vào làm” – thầy Hiếu nói.
Tương tự, thầy Hùng cũng khuyên, buổi tối trước hôm thi, không nên ngủ quá muộn, nên ngủ sớm và dậy sớm để tinh thần thoải mái, không ăn đồ ngọt, những thứ lạ để tránh trường hợp đau bụng, buổi sáng nên ăn cơm cho chắc bụng, hoặc ăn phở cũng tốt. Buổi trưa theo thầy không nên ngủ vì với thời tiết này, sau khi dậy sẽ rất dễ mệt. Nên uống chút nước trắng trước lúc thi để tinh thần thoải mái hơn.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Tin khác
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Giáo dục 23/12/2024 16:44
Trường THPT Quang Trung: Điểm sáng trong công tác đào tạo, bồi dưỡng học sinh giỏi
Giáo dục 22/12/2024 20:16
Hà Nội: Gặp mặt, động viên đội tuyển tham dự kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT năm học 2024 - 2025
Giáo dục 20/12/2024 18:30
Gắn biển công trình trường học cấp Thành phố kỷ niệm 80 năm thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam
Giáo dục 20/12/2024 13:48
Giáo dục truyền thống yêu nước cho thế hệ trẻ
Giáo dục 20/12/2024 08:34
Thấp thỏm chờ phương án tuyển sinh vào lớp 10
Giáo dục 19/12/2024 17:41
PGS.TS Nguyễn Văn Hùng được bổ nhiệm làm Hiệu trưởng Trường Đại học Giao thông vận tải
Giáo dục 19/12/2024 06:31
Trường THCS Lạc Viên: Hành trình rực rỡ trong năm học 2023 -2024
Giáo dục 18/12/2024 15:31
Ngành Giáo dục Hà Nội: Nhiều kết quả trong thực hiện Chương trình số 06-CTr/TU
Giáo dục 17/12/2024 19:22
Học sinh cuối cấp, giải pháp nào vượt qua áp lực?
Giáo dục 17/12/2024 17:12