Thầy trò thân thiện: Không thể “cá mè một lứa”
Cô hiệu trưởng "thất bại" trước học sinh lớp 3 | |
Một nữ giáo viên bị đánh ngay tại trường | |
Bỏ chấm điểm thử thách tâm huyết của thầy cô |
Giới hạn nào cho trò chơi?
Nội dung trong đoạn clip là một trò chơi sau giờ học môn quốc phòng, ý tưởng trò chơi xuất phát từ chính các bạn sinh viên. Theo đó, một bạn nữ sẽ sử dụng những chiếc kẹp chữ A (kẹp dùng để kẹp quần áo – PV) kẹp lên quần áo của một nữ sinh viên khác. Sau đó, người thầy bị bịt mắt bằng một chiếc khăn màu trắng, rồi phải vượt qua thử thách, dùng tay sờ, vuốt từ trên xuống dưới cơ thể nữ sinh viên, làm sao để tìm ra được tất cả những chiếc kẹp trong thời gian 2 phút. Điều đáng nói, có rất nhiều chiếc kẹp được gắn vào những vị trí nhạy cảm trên cơ thể, thậm chí là được gắn vào hẳn bên trong áo của nữ sinh ở vị trí sau lưng, khiến thầy giáo phải thò tay vào bên trong để tháo kẹp. Nhiều thời điểm, nữ sinh lo lắng bị đụng chạm quá đà phải tránh ra xa…trò chơi nhận được sự cổ vũ của rất nhiều các bạn sinh viên có mặt, bằng những tràng pháo tay, những tiếng cười đầy vô cảm.
Trau dồi kỹ năng ứng xử giữa thầy cô và học trò để tránh những vấn đề đáng tiếc xảy ra |
Đánh giá về vấn đề trên, cô Trần Thị Tuyết Anh, giảng viên trường Cao đẳng và Phát thanh Truyền hình, cho rằng, giáo dục ở Việt Nam đang có xu hướng kết hợp giữa truyền thống tôn sư trọng đạo ở phương Đông, luôn giữ một khoảng cách nhất định giữa thầy và trò, với nền giáo dục mở của phương Tây, tạo sự gần gũi thân thiện với học trò, giúp học sinh thoải mái tâm tình, trò chuyện cùng thầy cô để dễ dàng tiếp thu bài học…Tuy nhiên, mỗi trò chơi trong giáo dục đều phải có một chức năng nhất định như vận động, phát triển trí tuệ, chứ không phải chỉ để vui. Trò chơi trong sư phạm khác trò chơi khi du lịch, dù đối tượng tham gia như nhau. Vì thế, hành động trên của người thầy là hoàn toàn không thể chấp nhận được dù đó là trò chơi. Mọi trò chơi đều có giới hạn của nó, đối với nghề giáo hình ảnh người thầy trên đã vi phạm đạo đức nghề nghiệp, làm mất đi hình tượng người giáo viên.
Theo quan điểm của cô Nguyễn Thị Lan, giáo viên trường Asian High School, chưa nói đến hành động trên là đúng hay sai, tuy nhiên một trong những yêu cầu quan trọng của người thầy là phải có thái độ nghiêm chỉnh trước học sinh. Dù có những tình huống vui vẻ cùng học trò thế nào đi nữa, thì cũng phải giữ tác phong đúng, nếu không, chính học trò sẽ coi thường thầy giáo. Việc thầy trò thân thiện với nhau là tốt, nhưng việc giao lưu giữa thầy trò phải có chừng mực, tránh những lời nói, hành động lố lăng, thiếu nghiêm chỉnh, vừa không có ý nghĩa giáo dục lại gây phản tác dụng.
Ứng xử sao cho hợp lý
Bên cạnh những ý kiến đóng góp, phê bình về hành động “bồng bột” của người thầy trong clip phản cảm trên, nhiều nhà giáo, nhà nghiên cứu, thậm chí nhiều bậc phụ huynh, học sinh cũng tỏ ra cảm thông với thầy và trò trong clip. Tuy nhiên, tất cả mọi người đều cho rằng, mỗi người có thể có tác phong, tính cách, tâm lý, thói quen vui vẻ, hay đùa tếu…nhưng phải được thể hiện đúng nơi, đúng chỗ. Đặc biệt, trong quan hệ với học trò và trong môi trường sư phạm thì phải hành xử có chừng mực. Nhân cách của người thầy không được phép lãng quên trong bất cứ hoàn cảnh nào. Điều đó là bắt buộc, là quy chuẩn trong giáo dục ở mọi nền văn hóa từ cổ chí kim, từ Đông sang Tây.
Hình ảnh người thầy tham gia trò chơi khiếm nhã cùng với sinh viên (ảnh cắt từ clip) |
Vẫn biết, trò chơi đó là ý tưởng và đề nghị từ phía sinh viên, thế nhưng nhiều ý kiến cho rằng, với vai trò người thầy, người định hướng, chúng ta phải biết ứng xử sao cho hợp lý, không thể “cá mè một lứa”. Người thầy có thể từ chối tham gia trò chơi nếu thấy đó là một trò chơi phản cảm. Trong trò chơi nói trên, điều đáng trách vẫn là người thầy. Một người, dù không là giáo viên cũng phải hiểu thân thể là nhạy cảm, là bất khả xâm phạm, nhất là ở người mới trưởng thành như sinh viên.
Không đồng tính với hành động của người thầy trong clip trên, và cho rằng đó chỉ là “con sâu làm rầu nồi canh”, song cô Trần Thị Tuyết Anh cũng chia sẻ, việc ứng xử của người thầy với học trò là rất quan trọng, thế nhưng học trò cũng nên học cách ứng xử lại với các thầy cô giáo của mình. Ngày nay CNTT có sẵn, nhưng không phải cái gì cũng quay, cũng đưa clip lên mạng khiến sự việc trở nên nặng nề. Tại sao họ không thể hiện phản ứng với trò chơi phản giáo dục ngay tại lớp, hoặc có thể báo cáo sự việc lại với Ban giám hiệu nhà trường mà lại chọn cách tung clip lên mạng, trong khi chứng kiến sự việc với thái độ hưởng ứng, thậm chí là tung hô? “Đây là vấn đề thiếu kinh nghiệm trong ứng xử giữa cả thầy và trò, giữa con người với con người. Chúng ta nên có những quy tắc chung để khi ai vi phạm thì theo đó mà xử lý cho phù hợp”, cô Tuyết Anh nhận định.
Không đồng tính với hành động của người thầy trong clip trên, và cho rằng đó chỉ là “con sâu làm rầu nồi canh”, song cô Trần Thị Tuyết Anh cũng chia sẻ, việc ứng xử của người thầy với học trò là rất quan trọng, thế nhưng học trò cũng nên học cách ứng xử lại với các thầy cô giáo của mình. |
Đạt Đỗ
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Dự kiến một số điểm mới trong quy định thi, cấp chứng chỉ ngoại ngữ
Tổ chức Hội nghị cán bộ năm 2025 đảm bảo dân chủ, thiết thực
LĐLĐ quận Đống Đa: Nhiều hoạt động chăm lo cho đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh khó khăn
Thành đoàn Hà Nội tuyên dương cán bộ công chức, viên chức trẻ xuất sắc
Gen Z mùa deadline cuối năm: Đa nhiệm, stress nhưng vẫn luôn tận hưởng cuộc sống
Học bổng ABG Future Leaders cho các nhà lãnh đạo trẻ
Luật Công nghiệp công nghệ số: Luật hóa trí tuệ nhân tạo, tài sản số
Tin khác
Dự kiến một số điểm mới trong quy định thi, cấp chứng chỉ ngoại ngữ
Xã hội 23/11/2024 18:17
Học bổng ABG Future Leaders cho các nhà lãnh đạo trẻ
Giáo dục 23/11/2024 15:25
Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Giáo dục 22/11/2024 19:28
Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024
Giáo dục 22/11/2024 19:01
Cô giáo mầm non với nỗ lực giữ gìn nét đẹp dòng tranh dân gian Hàng Trống
Giáo dục 22/11/2024 06:05
Chung tay nâng cao chất lượng giáo dục Thủ đô
Giáo dục 21/11/2024 07:42
Lớp học tiếng Anh miễn phí dành cho các học viên khiếm thị
Xã hội 20/11/2024 14:20
Lời tri ân gửi đến những người “lái đò” thầm lặng
Giáo dục 20/11/2024 06:36
Hà Nội: Biểu dương nhiều nhà giáo lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp
Giáo dục 19/11/2024 22:02
Ba Đình: Tuyên dương điển hình tiên tiến, nhà giáo tiêu biểu năm 2024
Giáo dục 19/11/2024 18:50