Bỏ chấm điểm thử thách tâm huyết của thầy cô

Nhiều chuyên gia giáo dục cho rằng, dù sáng tạo cách 'chấm điểm' thế nào thì đánh giá bằng nhận xét của giáo viên xuất phát từ sự quan tâm vẫn giữ vai trò chủ đạo.

TS Vũ Thu Hương, giảng viên khoa Giáo dục tiểu học, ĐH Sư phạm Hà Nội nhận định, từ khi Thông tư 30 ra đời, các giáo viên kêu ca rất nhiều. Bao nhiêu năm qua thực hiện cho điểm, bây giờ thay đổi tất nhiên sẽ gây sốc với họ. Bản thân giáo viên đang chịu nhiều bất cập chưa được tháo gỡ, giờ thêm cái mới tất nhiên nhiều người khó chịu.

"Thông tư không sai nhưng vấn đề là lộ trình thực hiện sao cho hợp lý là bài toán đang đặt ra cho lãnh đạo Bộ GD&ĐT. Để làm được điều này, không chỉ cần hành động của Bộ mà cả sự chung sức của các Sở, Phòng và từng giáo viên", bà Hương nói.

Là người nhiệt tình ủng hộ Thông tư 30, song TS Nguyễn Hữu Hợp, giảng viên Khoa Giáo dục tiểu học, ĐH Sư phạm Hà Nội, giờ đây "trăn trở vì nó có nguy cơ đe dọa chất lượng giáo dục nếu không được giáo viên tiểu học biến thành hành động thực tiễn". Giáo viên tốn nhiều thời gian cho việc ghi nhận xét dễ tạo ra việc đánh giá chung chung. Họ sẽ phải đối phó (khắc dấu gỗ, ghi nhận xét trước cả vài tuần) dẫn đến những thất bại trong quá trình thực hiện thông tư.

Để thay thế chấm điểm, nhiều giáo viên tiểu học có những sáng kiến như đóng dấu cô khen, hình mặt cười, thưởng hoa giấy... khi học sinh làm bài tốt. Việc đóng dấu mang tính khích lệ tinh thần học sinh, nhưng theo PGS Văn Như Cương nên "dè chừng" cách làm này. Đề ra chủ trương không chấm điểm mà giáo viên lạm dụng cách đóng dấu thì chẳng khác gì cho điểm theo hình thức khác và còn không hay bằng chấm điểm số trực tiếp. 

PGS Cương bày tỏ lo lắng việc đánh giá bằng nhận xét có thể biến thành hình thức, rập khuôn khi sử dụng những lời phê chung chung, chiếu lệ, phê cho em này cũng được, em kia cũng xong. Một lời nhận xét tỉ mỉ, cho học trò thấy chỗ nào làm tốt, chỗ nào chưa khiến các em nhận biết được mình hoàn thành bài ở mức độ nào, làm học sinh thích thú và quen dần với việc không chấm điểm.

Con dấu của giáo viên đặt hàng sản xuất ở Hà Nội được cộp vào vở học sinh thay cho lời phê viết bằng tay. Ảnh: Quý Đoàn.
 

"Quan trọng là, lời nhận xét đó phải xuất phát từ sự quan sát cẩn thận, quan tâm của người thầy chứ không phải là đối phó với quy định của Bộ. Khi đó, sự đánh giá mới toàn diện, chính xác. Việc lựa chọn lời nhận xét trở thành thử thách đo mức độ tâm huyết của người thầy", PGS Văn Như Cương nói. 

Theo ông, các giáo viên nước ngoài vẫn có cách "chấm điểm" riêng như đánh giá theo chữ cái A, B, C, D. Nhưng có lẽ lớp học ít, tâm lý học sinh nước ngoài khác học sinh Việt Nam, các em đến lớp thoải mái, không phải lo học thêm, bình bầu, phát phiếu, giấy khen... nên việc đánh giá bằng cho điểm hay nhận xét đối với họ không đến nỗi căng thẳng như bên mình.

Có thời gian tiếp xúc với hồ sơ của học sinh chuyển từ nước ngoài về học, cô Đào Thị Thủy, Phó hiệu trưởng trường Tiểu học Đoàn Thị Điểm (Nam Từ Liêm, Hà Nội) ấn tượng với những nhận xét của giáo viên nước ngoài. Họ ghi rất chi tiết, đầy tính khích lệ và chỉ ra cho học sinh hướng phát triển rõ ràng, như "Em thật là tuyệt vời khi áp dụng công thức A... Việc nắm chắc công thức này sẽ giúp em có cơ hội làm tốt việc B,C...". Khi học sinh làm chưa tốt, nhận xét cũng rất nhẹ nhàng, không có "Con làm chưa tốt", hoặc "Kém", "Chưa đạt". 

Trả lời câu hỏi với hoàn cảnh của Việt Nam, học sinh mỗi lớp rất đông, thì nên áp dụng cách đánh giá như thế nào, cô Đào Thị Thủy cho rằng lớp học 50-60 học sinh thì không nhất thiết ngày nào cũng phải đánh giá, ghi nhận xét mà đánh giá theo tuần, tháng. Giáo viên nên chú ý nhiều hơn tới học sinh có biểu hiện vượt trội về mặt tích cực hoặc tiêu cực. Nếu sai, giáo viên cần chỉ cho học sinh biết lỗi nào để sửa.

Trường Tiểu học Đoàn Thị Điểm vẫn sử dụng con dấu "Cô khen", "Con làm bài tốt" để động viên học sinh, nhưng không phải là quy ước tương đương với điểm. Trường tổ chức khảo sát chất lượng học sinh theo định kỳ, không chấm điểm, chỉ đánh giá và khen thưởng. Mỗi khối học chọn ra 100 em để khen thưởng trước toàn trường, khiến học sinh rất thích.

Hệ thống sổ sách theo dõi chất lượng giáo dục mà Bộ đưa ra chưa thể hiện hết mục tiêu của thông tư. Giáo viên bộ môn có từ 20 đến 30 sổ, tương đương với số lớp dạy. Trong khi sổ dành cho giáo viên chủ nhiệm thì phần ghi nhận xét hàng tháng lại quá ít, mỗi học sinh có 2 trang nhận xét cho 10 tháng. Vậy nên, song song với sổ theo dõi học sinh của Bộ, trường Đoàn Thị Điểm còn sử dụng thêm sổ theo dõi riêng về chất lượng học tập của từng học sinh ở mỗi môn học.

Cô Thủy cho biết, sổ này in sẵn hệ thống chuẩn kiến thức, kỹ năng yêu cầu học sinh cần đạt ở mỗi tháng với mỗi môn học. Giáo viên dựa vào kết quả học tập của học sinh trên lớp rồi đánh giá mức độ hoàn thành, như: hoàn thành tốt/ Chưa hoàn thành cùng những ghi chú bổ sung. Sổ sẽ được thay đổi theo từng tháng phù hợp với sự tiến bộ của học sinh, có tiêu chí đánh giá rõ ràng, giúp phụ huynh nắm rõ tình hình của con, tránh việc giáo viên "dạy ào ào, đánh giá qua loa".

Bên cạnh những loại sổ đánh giá cần thiết, TS Nguyễn Hữu Hợp cũng đề xuất Bộ nên giải phóng các loại hồ sơ, sổ sách vô bổ, ghi chép mất nhiều thời gian, gây ức chế cho giáo viên. Nên cho phép giáo viên sử dụng sổ điện tử thay thế cho sổ giấy. Theo TS Hợp, hơn 20 loại sổ sách giáo viên phải ghi chép hàng tuần, hàng tháng là quá nhiều. Hầu hết thầy cô làm việc này chỉ để đối phó với thanh tra, kiểm tra của các cấp quản lý giáo dục.

PGS Văn Như Cương thì cho rằng Bộ cần áp dụng linh hoạt cho từng vùng miền, bởi  điều kiện dạy học và trình độ phụ huynh các vùng miền có sự chênh lệch. Ông cũng băn khoăn bậc tiểu học bỏ chấm điểm nhưng các cấp học trên vẫn chấm điểm như thường. Điều này dễ khiến học sinh khi chuyển cấp bị "sốc".

Ông góp ý Bộ nên thay đổi dần dần, từng bước, có thể không chấm điểm học sinh các lớp 1, 2, 3 nhưng lớp 4, 5 thì nên có cách đánh giá khác đi một chút, vừa nhận xét, vừa cho thêm điểm ở một số môn cơ bản như Toán, Tiếng Việt, Tiếng Anh để các em có thời gian chuẩn bị tâm lý khi lên cấp học sau.

Đồng quan điểm, TS Vũ Thị Hương cũng đặt câu hỏi, nên chăng Bộ GD&ĐT suy nghĩ thêm về cách đánh giá cho học sinh cuối cấp này để tránh tác động tâm lý không tốt cho các em.

Theo Vnexprees

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Dự kiến một số điểm mới trong quy định thi, cấp chứng chỉ ngoại ngữ

Dự kiến một số điểm mới trong quy định thi, cấp chứng chỉ ngoại ngữ

(LĐTĐ) Bộ Giáo dục và Đào tạo đang lấy ý kiến góp ý vào dự thảo Thông tư ban hành Quy chế về tổ chức thi và cấp chứng chỉ ngoại ngữ theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.
Tổ chức Hội nghị cán bộ năm 2025 đảm bảo dân chủ, thiết thực

Tổ chức Hội nghị cán bộ năm 2025 đảm bảo dân chủ, thiết thực

(LĐTĐ) Người đứng đầu các cơ quan, đơn vị chủ trì, phối hợp với Công đoàn cơ sở tổ chức Hội nghị cán bộ, công chức, viên chức (CB,CC,VC), người lao động (NLĐ) của cơ quan, đơn vị, đảm bảo dân chủ, thiết thực, đúng trình tự, nội dung, hình thức, thành phần quy định tại Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở năm 2022.
LĐLĐ quận Đống Đa: Nhiều hoạt động chăm lo cho đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh khó khăn

LĐLĐ quận Đống Đa: Nhiều hoạt động chăm lo cho đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh khó khăn

(LĐTĐ) Những ngày qua, Liên đoàn Lao động quận Đống Đa đã tổ chức nhiều hoạt động thiết thực chăm lo cho đoàn viên, người lao động, như tổ chức tọa đàm nâng cao nghiệp vụ hoạt động công đoàn; thăm, tặng quà đoàn viên công đoàn, người lao động có hoàn cảnh khó khăn; khám sức khoẻ miễn phí cho đoàn viên, người lao động…
Thành đoàn Hà Nội tuyên dương cán bộ công chức, viên chức trẻ xuất sắc

Thành đoàn Hà Nội tuyên dương cán bộ công chức, viên chức trẻ xuất sắc

(LĐTĐ) Ngày 23/11, Thành đoàn Hà Nội tổ chức chương trình tuyên dương cán bộ công chức, viên chức trẻ thành phố Hà Nội năm 2024; phát động Cuộc thi thử thách công nghệ ứng dụng trí tuệ nhân tạo vào kết nối chuỗi cung ứng doanh nghiệp vừa và nhỏ (RESET 2024).
Gen Z mùa deadline cuối năm: Đa nhiệm, stress nhưng vẫn luôn tận hưởng cuộc sống

Gen Z mùa deadline cuối năm: Đa nhiệm, stress nhưng vẫn luôn tận hưởng cuộc sống

(LĐTĐ) Đảm nhiệm nhiều công việc một lúc kèm theo áp lực dồn dập trong 2 tháng cuối năm khiến nhiều người trẻ căng thẳng, mệt mỏi. Làm gì khi vừa chạy deadline mà vẫn giải nhiệt cuộc sống để tận hưởng không khí sôi động những ngày cuối năm là điều nhiều Gen Z quan tâm.
Học bổng ABG Future Leaders cho các nhà lãnh đạo trẻ

Học bổng ABG Future Leaders cho các nhà lãnh đạo trẻ

(LĐTĐ) Học bổng lãnh đạo trẻ ABG Future Leaders 2025 là một chương trình đặc biệt, nơi các bạn trẻ có cơ hội trao đổi cùng những nhà lãnh đạo và chuyên gia uy tín hàng đầu Việt Nam, được khai phóng tư duy và kết nối với mạng lưới những người trẻ tài năng trên khắp Việt Nam và thế giới.
Luật Công nghiệp công nghệ số: Luật hóa trí tuệ nhân tạo, tài sản số

Luật Công nghiệp công nghệ số: Luật hóa trí tuệ nhân tạo, tài sản số

(LĐTĐ) Theo dự thảo Luật, tài sản số là tài sản vô hình, được thể hiện dưới dạng dữ liệu số, được tạo ra, phát hành, lưu trữ, chuyển giao và xác thực bởi công nghệ số trên môi trường điện tử và được pháp luật bảo hộ quyền tài sản.

Tin khác

Dự kiến một số điểm mới trong quy định thi, cấp chứng chỉ ngoại ngữ

Dự kiến một số điểm mới trong quy định thi, cấp chứng chỉ ngoại ngữ

(LĐTĐ) Bộ Giáo dục và Đào tạo đang lấy ý kiến góp ý vào dự thảo Thông tư ban hành Quy chế về tổ chức thi và cấp chứng chỉ ngoại ngữ theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.
Gen Z mùa deadline cuối năm: Đa nhiệm, stress nhưng vẫn luôn tận hưởng cuộc sống

Gen Z mùa deadline cuối năm: Đa nhiệm, stress nhưng vẫn luôn tận hưởng cuộc sống

(LĐTĐ) Đảm nhiệm nhiều công việc một lúc kèm theo áp lực dồn dập trong 2 tháng cuối năm khiến nhiều người trẻ căng thẳng, mệt mỏi. Làm gì khi vừa chạy deadline mà vẫn giải nhiệt cuộc sống để tận hưởng không khí sôi động những ngày cuối năm là điều nhiều Gen Z quan tâm.
Học bổng ABG Future Leaders cho các nhà lãnh đạo trẻ

Học bổng ABG Future Leaders cho các nhà lãnh đạo trẻ

(LĐTĐ) Học bổng lãnh đạo trẻ ABG Future Leaders 2025 là một chương trình đặc biệt, nơi các bạn trẻ có cơ hội trao đổi cùng những nhà lãnh đạo và chuyên gia uy tín hàng đầu Việt Nam, được khai phóng tư duy và kết nối với mạng lưới những người trẻ tài năng trên khắp Việt Nam và thế giới.
Quận Bắc Từ Liêm phát triển công nghiệp văn hóa vươn tầm cùng Thủ đô

Quận Bắc Từ Liêm phát triển công nghiệp văn hóa vươn tầm cùng Thủ đô

(LĐTĐ) Sáng 23/11, Quận ủy Bắc Từ Liêm tổ chức Hội thảo “Bắc Từ Liêm phát triển công nghiệp văn hóa vươn tầm cùng Thủ đô”. Tại Hội thảo, các đại biểu đã làm rõ hơn vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển công nghiệp văn hóa. Đồng thời, đánh giá, phân tích những kết quả, hạn chế trong phát triển văn hóa và công nghiệp văn hóa thời gian qua trên địa bàn quận Bắc Từ Liêm.
Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi

Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi

(LĐTĐ) Từ ngày 25/12/2024, trẻ em dưới 16 tuổi tại Việt Nam sẽ không thể tự đăng ký tài khoản mạng xã hội. Theo quy định mới trong Nghị định 147/2024/NĐ-CP, cha mẹ hoặc người giám hộ sẽ phải thực hiện việc này và chịu trách nhiệm giám sát mọi hoạt động của trẻ trên mạng xã hội.
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024

“Manifest” được chọn là từ của năm 2024

(LĐTĐ) Mới đây, từ điển Cambridge đã công bố “manifest” (tạm dịch: biểu minh) là từ của năm 2024, nhờ sự phổ biến của từ này trên mạng xã hội và truyền thông toàn cầu.
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm

Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm

(LĐTĐ) Tối 22/11, quận Bắc Từ Liêm tổ chức Hội nghị kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11); tổng kết công tác quản lý di sản văn hóa năm 2024; hưởng ứng các hoạt động Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội năm 2024 tại di tích đình Tây Tựu, phường Tây Tựu.
Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

(LĐTĐ) Kỳ thi độc lập, đánh giá năng lực (kỳ thi SPT) năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội sẽ diễn ra trong hai ngày 17 - 18/5, thay vì 1 ngày như các năm trước nhằm tăng khả năng chọn môn thi đồng thời giảm áp lực cho thí sinh.
Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024

Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024

(LĐTĐ) Được phát động từ tháng 9/2024, cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024 đã nhận được sự hưởng ứng, tham gia của đông đảo tác giả trên cả nước và nhiều tác phẩm chất lượng.
Tuần Văn hóa Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc 2024: Tôn vinh di sản lụa nghìn năm

Tuần Văn hóa Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc 2024: Tôn vinh di sản lụa nghìn năm

(LĐTĐ) Tuần Văn hoá Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc năm 2024 sẽ diễn ra từ ngày 30/11 đến 6/12 với chủ đề "Quê lụa Hà Đông - Tinh hoa hội tụ". Đây là năm thứ 7 sự kiện này được tổ chức, hứa hẹn nhiều hoạt động đặc sắc nhằm tôn vinh nghề dệt lụa hơn nghìn năm tuổi.
Xem thêm
Phiên bản di động