Cô hiệu trưởng "thất bại" trước học sinh lớp 3
5 học sinh lớp 6 giải đề thi đại học giờ ra sao ? | |
Trong dịp hè, các trường không được ép học sinh học thêm dưới bất cứ hình thức nào | |
Những tấm lòng với học sinh miền núi |
Hiệu trưởng bị học sinh “phê”
Kể lại câu chuyện “tranh cử” vào vị trí chủ tịch Hội đồng tự quản (HĐTQ) trường diễn ra cách đây 3 năm, cô Dung vui vẻ cho biết: “Tôi “thất bại” vì bài tranh cử bị HS chê. Một số HS sau khi bỏ phiếu còn phê bình cô hiệu trưởng nói thì rất hay nhưng dài quá và có từ khó hiểu, như từ tầm nhìn…”.
Giáo viên cũng đồng tình với kết quả, khi lần đầu tiên có hiệu trưởng “thua” HS. Và HS đang làm chủ tịch HĐTQ trường trong suốt 3 năm qua, đến giờ trong cuộc họp vẫn rất thích nói “Tôi là sếp của bạn Dung”.
Ngoài câu chuyện lạ này, ngôi trường miền núi còn có những chuyện đáng kể khác…, xoay quanh những chữ “Tự”.
Sứ mệnh 6 chữ “Tự”
Khắp sân trường có khá nhiều khẩu hiệu, nhưng không có khẩu hiệu như nhiều nơi là “Tiên học lễ, hậu học văn”. Khẩu hiệu này hơi xa lạ với HS tiểu học – cô Dung giải thích.
Một tấm biển gây chú ý khi được treo ở tầm thấp, trên bức tường dẫn tới phòng hội đồng: “Học sinh của chúng tôi sẽ: Tự giác, Tự quản, Tự học, Tự đánh giá, Tự trọng, Tự tin”.
“6 chữ “Tự” này được cô Dung lấy ở mô hình trường tiểu học Việt Nam mới (VNEN). Khi về trường, tiếp nhận mô hình VNEN, cô Dung quan niệm để thành công phải xoay quanh cái trục là các “Tự”.
Tầm nhìn và sứ mệnh của nhà trường |
"Tự giác được xếp hàng đầu, bởi không ai có thể thành công được nếu không có ý thức tự giác tham gia việc riêng, việc chung. Mình làm cái gì cũng vì lợi ích. Trong lợi ích chung có lợi ích riêng. Khi tự giác làm vì lợi ích riêng, thì sẽ xây dựng được sự tự giác chung và có lợi ích chung cho tập thể”.
“Việc rèn sự tự giác cho HS có khó không, khi nhiều em được cha mẹ chăm sóc quá kỹ càng?”.
Với câu hỏi này, cô Dung cho biết: “Phải làm mẫu. Trường chúng tôi có phong trào làm mẫu từ những việc nhỏ nhất, như nhặt rác hay xếp hàng…”.
Cô Dung bổ sung thêm: “Trẻ con lâu nay có trò nhìn bài của nhau, chúng tôi giáo dục cho các em thế nào là tự giác trong làm bài. Những em chưa có tự giác cao, còn ỉ lại, chúng tôi mời phụ huynh dự các buổi sinh hoạt lớp để thấy các bạn đánh giá con mình như thế nào, từ đó có sự phối hợp giáo dục”.
Để học sinh làm chủ
Ngay từ tuần đầu tiên của năm học, trường đã có diễn đàn về tự giác và tự quản.
Sự tự giác cũng thể hiện ở nội quy, khi 100% HS được tham gia vào xây dựng nội quy của trường, của mỗi lớp.
Ngay cả HS lớp 1 cũng tham gia, các em không biết chữ thì vẽ điều mà mình cảm nhận.
“Thầy cô trường khác đến trường chúng tôi rất buồn cười với các khẩu hiệu an toàn giao thông. Không kẻ vẽ hô hào là phải thế nọ thế kia, khẩu hiệu an toàn giao thông trường tôi 100% do học sinh tạo nên, viết trên giấy, chúng tôi ép nhựa dán ngoài cổng trường”.
Mỗi HS viết một khẩu hiệu mà mình và bố mẹ sẽ thực hiện tốt.
“Bố mẹ ơi nhớ đội mũ bảo hiểm cho con sáng nay nhé”, “Nếu bố mẹ không đội mũ, con sẽ không đến trường”, “Bạn nào không đội mũ thì tớ sẽ phạt”, “Nếu thấy tàu đến đừng chạy”…..“Những khẩu hiệu này thể hiện trực giác của các em, đọc lên rất thật và cảm động vì gắn với đời sống.
Cô hiệu trưởng Trần Thị Thùy Dung |
Ngoài HĐTQ của lớp, trường Tiểu học Lê Ngọc Hân còn lập ra HĐTQ của trường – là hội đồng mà cô hiệu trưởng đã “thất bại” trong cuộc tranh cử vào vị trí chủ tịch.
HĐTQ trường gồm cả giáo viên, phụ huynh, học sinh và hiệu trưởng, họp giao ban hàng tháng. Một năng lực của các cá nhân làm “lãnh đạo” được nhà trường quan tâm là “năng lực đề xuất”.
HS thường xuyên đề xuất những hoạt động chung của lớp và của trường như: Tháng này tổ chức Lê Ngọc Hân Got Talent, tháng sau Liên hoan Tiếng hát cha mẹ học sinh…
Ban đầu, nhiều phu huynh có ý kiến rằng để HĐTQ thì HS tranh giành, “đấu” lẫn nhau để thể hiện quyền lực. Để không có tình trạng này, trường phải tập huấn kỹ cho HS.
Những chữ “Tự” khác
“Sự tự tin của học sinh là điều nhiều người nhắc tới khi nói về hiệu quả của mô hình VNEN, đặc biệt khi triển khai ở vùng dân tộc, nhưng tại sao trường lại xếp ở cuối cùng?”.
Trước thắc mắc này, cô Dung phân tích khi có có ngần đấy chữ “Tự” rồi, chắc chắn sẽ tự tin.
Cô Dung khẳng định “HS của tôi không chỉ tự tin mà còn đang làm chủ chính mình. Sự tự tin chỉ là hình thức, Tự chủ mới là điều quan trọng.
Các em nói, làm hoặc viết theo chính suy nghĩ của mình. Chúng tôi rèn giũa điều này ngay trong từng tiết học, bài kiểm tra”.
Trường tiểu học Lê Ngọc Hân |
Các bài kiểm tra định kỳ hay thường xuyên bao giờ cũng gắn với nội dung suy nghĩ của HS. Ví dụ, kiểm tra định kỳ cuối năm lớp 4 có đề bài tả một đồ chơi theo như chương trình, trường bổ sung thành: “Em hãy tả đồ chơi mà em thích nhất. Nếu em không dùng nữa em sẽ làm gì?”.
Nếu không làm chủ chính mình mà cứ học theo những gì có trong tài liệu thì không bao giờ làm được. Đã có muôn vàn ý kiến đưa ra: Có em bảo cất đi, có em bảo giặt sạch đem tặng các bạn vùng cao.
Hay đề bài cho học sinh lớp 5: “Tả chiếc cặp là người bạn thân thiết nhất của em. Nếu em không dùng nữa em sẽ làm gì?”. Thế là trong một lớp xuất hiện 35 “sản phẩm” khác nhau: Em cất đi, em khâu vá lại, có em nói rằng mình trân trọng cái cặp đó nên sẽ dành cho một em họ nhà rất nghèo…
“Thế nên, HS của chúng tôi thành thói quen, suốt ngày đề xuất thưa cô phải làm cái nọ cái kia, theo em trường mình sang năm nên nuôi chim bồ câu, đi học chỗ nọ chỗ kia...”.
Cô Dung nói, còn 2 chữ nữa mà cô rất thích mà chưa kịp viết vào, đó là Tự nguyện và Đồng thuận.
“Tự giác chỉ là ý thức của bản thân thôi, còn sự tự nguyện lớn hơn nhiều. Hay với từ Đồng thuận, thì trước hết là đảm bảo sự đồng thuận trong lời nói và hành động của mình, sau đó là sự đồng thuận của cá nhân lan tỏa, mình với tập thể, cộng đồng” - cô Dung chia sẻ.
Chữ “Tự” của giáo viên Hướng xây dựng đội ngũ của trường là nhân rộng điển hình để buộc mọi người phải trưởng thành. Quan điểm của tôi là nếu như thầy cô nào không làm việc bằng chính sự tận tâm là tự đào thải mình. Trong đánh giá cũng có nội dung “Tự đào thải”. Giáo viên tự giác làm việc, trước hết vì lợi ích cá nhân. Lợi ích cá nhân không phải là được tiền hay vật chất, mà là lợi ích danh dự. HS giỏi thì cô vui. Cô vui thì cả trường vui. Đó là lợi ích cá nhân đầu tiên, và lợi ích lâu dài. |
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Tin khác
Cơ hội làm việc tại Australia cho lao động Việt Nam
Việc làm 22/12/2024 21:55
Các công việc số hóa sẽ gia tăng nhu cầu tuyển dụng
Việc làm 22/12/2024 06:10
Cuối năm, nhu cầu tuyển dụng tăng cao
Việc làm 17/12/2024 08:01
Năm 2024: Vượt mục tiêu về đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài
Việc làm 17/12/2024 06:27
Một số ngành nghề sẽ “khát” nhân lực trong năm 2025
Việc làm 15/12/2024 18:52
Người trẻ chia sẻ cách "vượt chông gai" nóng trong người khi liên tục tiệc tùng cuối năm
Việc làm 15/12/2024 08:05
Một số doanh nghiệp trả lương cho người quản lý từ 130 đến 150 triệu đồng/tháng
Việc làm 14/12/2024 20:31
Cuối năm, ngành kinh doanh bất động sản tăng nhu cầu tuyển dụng
Việc làm 12/12/2024 20:46
Vùng Đông Nam Bộ: Tạo việc làm cho hàng trăm nghìn lao động
Việc làm 12/12/2024 14:00
Thành phố Hồ Chí Minh đưa gần 10.000 lao động đi làm việc ở nước ngoài
Việc làm 11/12/2024 11:03