Tàu sắp vận hành, dưới ngổn ngang rác thải
Tàu "Cát Linh- Hà Đông" đang được vận chuyển về Hà Nội | |
Phạt nóng nhà thầu thi công đường sắt Cát Linh - Hà Đông |
Dạo qua phố Yên Lãng, điều dễ nhận thấy là những đống rác, phế thải chất đống, chạy dọc dưới chân đường sắt. Tình cảnh tương tự cũng đang diễn ra tại nhà ga nằm gần khu vực ngã tư giao giữa phố Thái Hà với phố Hoàng Cầu mới và đường Yên Lãng, thuộc địa bàn quận Đống Đa.
Trong khi tuyến đường Sắt sắp vào vận hành… Ảnh Đ.Thanh |
Tại đây, thường xuyên diễn ra tình trạng đổ trộm các loại rác thải cồng kềnh như bàn, ghế, giường, tủ lấn phế thải, vật liệu xây dựng gây rất nhiều bức xúc cho các cư dân sống xung quanh, cũng như cho người dân tham gia giao thông qua các tuyến phố này. Chưa kể, dưới chân trụ cầu AR3 và BR24, người dân tập kết và đốt rác tại đây, gây ô nhiễm môi trường.
Theo nhiều người dân nơi đây cho biết, nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng rác thải, phế thải, vật liệu xây dựng được tập kết bừa bãi tại đây là do các hạng mục của nhiều nhà ga đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông vẫn đang trong quá trình hoàn thiện, điều này dẫn tới tình trạng các công trình phía dưới các chân nhà ga trở nên nhếc nhác thiếu sự quản lý.
Thì phía dưới, đoạn vật liệu xây dựng và rác thải được đổ tràn lan phía dưới tuyến đường sắt trên cao – đoạn qua địa phận phố Yên Lãng. |
Về tình trạng này, ông Phạm Quan Huấn, người dân phường Ô Chợ Dừa, Đống Đa cho biết, tình trạng đổ rác, vật liệu xây dựng đã diễn ra liên tục trong thời gian gần đây. Điều đáng nói, cứ một thời gian, chính quyền địa phương và công ty môi trường lại tiến hành dọn dẹp nhưng cũng chỉ được vài ngày rồi đâu lại hoàn đấy, nhếch nhác lại hoàn nhếch nhác.
Do vậy, hơn lúc nào hết người dân sống xung quanh chờ đợi, cũng như mong ngóng công trình đường sắt đô thị đầu tiên của Thủ đô Hà Nội nhanh chóng đi vào hoạt động, để không chỉ đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân dân trong thành phố mà còn chấm dứt được tình trạng đổ trộm rác thải, phế thải, vật liệu xây dựng gây ô nhiễm môi trường, làm mất mỹ quan đô thị tại đây.
Về tình trạng này, ông Phạm Quan Huấn, người dân phường Ô Chợ Dừa, Đống Đa cho biết, tình trạng đổ rác, vật liệu xây dựng đã diễn ra liên tục trong thời gian gần đây. Điều đáng nói, cứ một thời gian, chính quyền địa phương và công ty môi trường lại tiến hành dọn dẹp nhưng cũng chỉ được vài ngày rồi đâu lại hoàn đấy, nhếch nhác lại hoàn nhếch nhác. Do vậy, hơn lúc nào hết người dân sống xung quanh chờ đợi, cũng như mong ngóng công trình đường sắt đô thị đầu tiên của Thủ đô Hà Nội nhanh chóng đi vào hoạt động, để không chỉ đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân dân trong thành phố mà còn chấm dứt được tình trạng đổ trộm rác thải, phế thải, vật liệu xây dựng gậy ô nhiễm môi trường, làm mất mỹ quan đô thị tại đây. |
Được biết, năm 2016, Ban Quản lý Dự án đường sắt đô thị đã bàn giao các hạng mục dưới chân cầu cho Công ty Công viên cây xanh Hà Nội trồng cây, tạo cảnh quan. Tuy nhiên, năm 2017 đơn vị này đã xin bàn giao lại để thi công hệ thống đường điện, thoát nước tại dải phân cách dưới tuyến đường sắt, đoạn HàoNam - Hoàng Cầu - Yên Lãng.
Trong thời gian này, phát sinh tình trạng người dân đổ và đốt rác dưới chân trụ cầu AR3 và BR24, ảnh hưởng đến cảnh quan chung. Về tiến độ, dự án cơ bản đã hoàn thành công tác xây lắp và nhà thầu đang tiến hành chạy thử, dự kiến đầu năm 2019 thực hiện bàn giao dự án cho UBND Thành phố vận hành, khai thác. Lúc đó sẽ bàn giao lại dải phân cách cho Công ty Công viên cây xanh Hà Nội để chỉnh trang cây xanh, tạo cảnh quan cho khu vực...
Mới đây, nhằm ngăn chặn hiện tượng đổ, đốt rác tại chân trụ cầu đường sắt Cát Linh - Hà Đông, Văn phòng UBND thành phố Hà Nội cũng đã có văn bản đề nghị các đơn vị liên quan tuyên truyền, vận động nhân dân không tập kết, đốt rác tại khu vực chân trụ cầu Dự án đường sắt đô thị Hà Nội, tuyến Cát Linh - Hà Đông.
Cũng cần phải nói thêm rằng tình trạng đổ trộm rác thải, vật liệu xây dựng tại khu vực thi công của tuyến đường sắt Cát Linh – Hà Đông không phải là trường hợp cá biệt, đã nhiều năm nay tại các khu vực công trường thi công nhất là các công trường trọng điểm luôn mang đến nhiều bức xúc dân sinh cũng như gây ảnh hưởng đến quá trình thi công và giao thông trong khu vực. Để ngăn chặn tình trạng này thiết nghĩ, chính quyền các địa phương cần vào cuộc quyết liệt có các biện pháp xử lý dứt điểm, nhằm giữ gìn vệ sinh môi trường và mỹ quan đô thị chung.
Tuấn Dũng
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô
Tin khác
Phát huy hiệu quả mô hình “Cổng trường an toàn giao thông”
Longform 02/11/2024 20:16
TP.HCM: Xảy ra 1.235 vụ tai nạn giao thông, làm 384 người chết trong 10 tháng năm 2024
Giao thông 02/11/2024 16:46
Hàng chục "quái xế" run rẩy nhận lỗi khi bị lực lượng chức năng xử lý
Giao thông 02/11/2024 15:29
Đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường bộ, đường thủy
Giao thông 01/11/2024 11:10
Hà Nội công bố danh mục 18 thủ tục hành chính đường bộ mới
Giao thông 31/10/2024 22:29
Triển khai mô hình TOD dọc các tuyến metro và vành đai 3 TP.HCM
Giao thông 31/10/2024 17:27
Chuyển biến tích cực sau 1 tháng thực hiện cao điểm bảo đảm TTATGT cho lứa tuổi học sinh
Giao thông 31/10/2024 15:25
Xe ô tô mất lái đâm vào đoàn người đưa tang khiến 4 người thương vong
Giao thông 31/10/2024 15:21
Vì sao tàu Nhổn - Ga Hà Nội bị dừng đột ngột?
Giao thông 31/10/2024 15:10
TP.HCM: Phát hiện 2.800 lượt phương tiện vi phạm tải trọng
Giao thông 31/10/2024 10:15