Tăng thuế thuốc lá là biện pháp hiệu quả nhất để giảm tử vong
Tổ chức Y tế Thế giới công bố báo cáo mới về Đại dịch thuốc lá toàn cầu nhằm thúc đẩy Chính phủ các nước phải hành động
Báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới về Đại dịch Thuốc lá toàn cầu năm 2015 cũng cho thấy rằng bất chấp việc tăng thuế thuốc lá đem lại những tác động hiệu quả tới sức khỏe, rất nhiều quốc gia vẫn có mức thuế thấp, và một số quốc gia không đánh thuế thuốc lá.
Sử dụng thuốc lá đã giết chết 100 triệu người trong thế kỷ 20, và sẽ giết 1 tỷ người trong thế kỷ 21 nếu các xu hướng hiện nay không được đảo ngược. |
Các số liệu cho thấy, thuế thuốc lá bằng ít nhất 75% giá bán lẻ có hiệu quả cao nhất trong giảm tử vong do thuốc lá trong khi chi phí cho Chính phủ để thực hiện là thấp và thậm chí còn tăng thêm nguồn thu cho ngân sách công. Theo báo cáo, tăng thuế thuốc lá ở Brazil đóng góp gần một nửa cho việc giảm 46% tỷ lệ sử dụng thuốc lá từ 1989 đến 2010.
Tăng thuế thuốc lá là một giải pháp cùng thắng cho chính phủ bởi vì nó gia tăng ngân sách nhà nước trong khi làm giảm tiêu dùng và giảm tử vong do thuốc lá, đặc biệt là ở những người trẻ tuổi, người nghèo sống tại các nước có thu nhập thấp và trung bình.
Nhưng tăng thuế thuốc lá lại là một trong những biện pháp kiểm soát thuốc lá ít được thực hiện nhất, với chỉ 10% dân số thế giới sống ở các Quốc gia có thuế thuốc lá vừa đủ. Trong số những chính sách được thảo luận trong báo cáo này, tăng thuế thuốc lá là giải pháp có ít sự cải thiện nhất kể từ khi Tổ chức Y tế Thế giới bắt dầu đánh giá sự tiến bộ.
Công ước Khung về Kiểm soát thuốc lá (FCTC) của Tổ chức Y tế Thế giới – hiệp ước quốc tế đầu tiên giải quyết một vấn đề y tế công cộng – về mặt pháp lý bắt buộc các quốc gia phê chuẩn nó thực hiện một loạt các chính sách đã được chứng minh để giảm sử dụng thuốc lá. Có 180 quốc gia đã phê chuẩn hiệp ước, xác định nghĩa vụ của họ trong việc thực hiện các can thiệp như: 100% khu vực trong nhà của các nơi công cộng là không khói thuốc, cấm hoàn toàn quảng cáo thuốc lá, áp dụng cảnh báo thuốc lá bằng hình ảnh trên vỏ bao thuốc lá, và tăng thuế thuốc lá.
Báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới– được tài trợ bởi Quỹ Bloomberg Philanthropies – nhấn mạnh sự tiến bộ trong việc thực hiện các quy định của công ước Khung FCTC trong 10 năm qua, bao gồm:
- Tăng gần gấp ba dân số toàn cầu được bao phủ bởi ít nhất một biện pháp kiểm soát thuốc lá hiệu quả, từ 1 tỷ người lên 2.8 tỷ người – chiếm một phần tư dân số thế giới.
- 49 Quốc gia đã thông qua Luật không khói thuốc toàn diện, bảo vệ khoảng 1.3 tỷ người.
- 42 Quốc gia đã thực hiện cảnh báo sức khỏe bằng hình ảnh mạnh mẽ, bao phủ gần như 20% dân số thế giới;
- 29 Quốc gia đã cấm hoàn toàn quảng cáo, khuyến mại và tài trợ thuốc lá.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Giá xăng dầu hôm nay (5/11): Giá dầu thế giới tiếp đà tăng mạnh
Tỷ giá USD hôm nay (5/11): Đồng USD thị trường tự do quay đầu giảm
Giá vàng hôm nay (5/11): Vàng trong nước đồng loạt giảm mạnh
Tuyên truyền Luật Thủ đô năm 2024 đến người lao động ngành Xây dựng Hà Nội
Ngắm nhìn vẻ đẹp của Hà Nội với loạt tranh vẽ bằng bút bi
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 5/11: Sáng sớm có mưa rào, trời chuyển rét
Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch
Tin khác
Y học tái tạo - Xu hướng mới trong điều trị bệnh lý cơ xương khớp
Y tế 04/11/2024 14:06
Đề xuất công nhận Ngày Chiều cao thế giới
Y tế 03/11/2024 22:25
Đồng hành cùng các gia đình hiếm muộn trên hành trình “tìm con”
Y tế 03/11/2024 19:31
Nhân viên y tế trung tâm tiêm chủng cứu sống cụ ông bị nhồi máu cơ tim khi đi trên đường
Y tế 02/11/2024 16:50
Phát động giải chạy vì trẻ sinh non
Y tế 02/11/2024 16:38
Phẫu thuật thành công cho bệnh nhi 7 tuổi gãy xương đùi
Y tế 02/11/2024 12:36
6 giờ phẫu thuật hồi sinh sự sống cho trẻ mắc bệnh tim bẩm sinh nghiêm trọng
Y tế 02/11/2024 06:18
Những điều cần biết để tránh đột quỵ khi chạy bộ
Y tế 31/10/2024 06:40
Phẫu thuật nội soi tuyến giáp qua đường tiền đình miệng
Y tế 30/10/2024 11:44
4 bệnh nhân được hồi sinh sự sống từ mô, tạng của người chết não hiến tặng
Y tế 29/10/2024 15:05