Tổ chức Y tế Thế giới: Chưa đến thời điểm hạ thấp cảnh giác trước đại dịch Covid-19
WHO thảo luận tiêu chí tuyên bố kết thúc tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu dịch Covid-19 Biến thể Omicron lan tới 57 nước, WHO kêu gọi hành động |
Người dân Hong Kong (Trung Quốc) đeo khẩu trang phòng ngừa Covid-19 |
Phát biểu tại cuộc họp báo ngày 13-4 sau khi Ủy ban Khẩn cấp WHO kết luận rằng đại dịch vẫn gây ra tình trạng y tế công cộng khẩn cấp gây quan ngại quốc tế (PHEIC) - mức cảnh báo cao nhất mà WHO có thể đưa ra, ông Houssin khẳng định: “Hiện nay không phải là lúc hạ thấp mức độ cảnh giác của chúng ta, trái lại, đây là lời khuyến nghị cực kỳ mạnh mẽ. Đại dịch Covid-19 còn lâu mới chấm dứt, mức độ lây lan của virus SARS-CoV-2 vẫn còn rất mạnh, tỷ lệ tử vong vẫn cao và virus SARS-CoV-2 đang tiến hóa một cách không thể dự đoán được. Hiện nay không phải là lúc lơ là trước loại virus này, hoặc buông lỏng công tác giám sát, xét nghiệm và thông báo, hay sao lãng các biện pháp y tế công cộng, đồng thời không được phép ngừng chiến dịch tiêm chủng”.
Mặc dù số ca nhiễm mới và tử vong do Covid-19 tiếp tục giảm, song WHO khẳng định Covid-19 vẫn là vấn đề y tế khẩn cấp toàn cầu, đồng thời khuyến nghị các nước vẫn cần sẵn sàng phản ứng nhanh và trên quy mô lớn đối với đại dịch này. Chia sẻ với báo giới, Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus bày tỏ vui mừng khi các số liệu báo cáo mới nhất cho thấy số ca tử vong do Covid-19 trong tuần kết thúc ngày 10-4 đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ đầu dịch đến nay. Cụ thể, số ca mắc và tử vong do Covid-19 mới trên toàn cầu tiếp tục giảm trong tuần từ ngày 4 đến ngày 10-4, tức tuần thứ ba liên tiếp. Với hơn 7 triệu ca mắc và hơn 22.000 ca tử vong ghi nhận được, số ca mắc và ca tử vong lần lượt giảm 24% và 18% so với tuần trước đó.
Tuy nhiên, ông Tedros vẫn bày tỏ lo ngại khi một số nước vẫn ghi nhận số ca nhiễm mới gia tăng nghiêm trọng, gây áp lực lên hệ thống y tế, trong khi khả năng giám sát xu hướng dịch bệnh giảm sút do nhiều nước dừng chương trình xét nghiệm truy vết Covid-19. Chính vì lý do này, Ủy ban Khẩn cấp điều lệ y tế quốc tế của WHO ngày 13-4 công bố khuyến nghị duy trì trạng thái khẩn cấp của dịch Covid-19.
WHO cũng bày tỏ lo ngại khả năng giám sát dịch bệnh tại một số nước trong thời gian tới sẽ suy yếu và việc ứng phó với dịch có thể gặp nhiều hạn chế khi dịch bệnh tái bùng phát. WHO kêu gọi tất cả các nước giải trình tự ít nhất 5% mẫu Covid-19 để theo dõi các đột biến của virus SARS-CoV-2. Omicron hiện có 5 biến thể phụ là BA.1, BA.2, BA.3, BA.4 và BA.5. BA.2 hiện được xác định là biến thể lây nhiễm chủ đạo tại các nước.
Theo ông Tedros, WHO hiện đang theo dõi chặt chẽ một số biến thể phụ của Omicron, bao gồm BA.2, BA.4 và BA.5, và một biến thể tái tổ hợp của BA.1 và BA.2. WHO cho biết các nhà khoa học ở Botswana và Nam Phi đã phát hiện biến thể BA.4 và BA.5 của Omicron tại hai nước này. Nhưng do số lượng mẫu và trình tự hạn chế, giới chức y tế vẫn chưa xác định được nguy cơ của hai biến thể này. Do đó, WHO nhấn mạnh cách tốt nhất để bảo vệ bản thân là tiêm vaccine ngừa Covid-19 và tiêm mũi tăng cường theo khuyến cáo của giới chức y tế. Cùng với đó, người dân khi ra ngoài nên đeo khẩu trang tại những địa điểm đông đúc và không gian kín. Với những người ở trong nhà, WHO khuyến nghị hãy giữ không khí trong lành bằng cách mở cửa sổ và cửa ra vào, đồng thời đầu tư vào hệ thống thông gió tốt.
Theo kết quả nghiên cứu do Viện Đo lường và Đánh giá sức khỏe (IHME) thuộc Đại học Washington (Mỹ) công bố trên tạp chí The Lancet, ước tính gần 50% dân số thế giới có thể đã nhiễm virus SARS-CoV-2 ít nhất một lần trong 2 năm qua. Nghiên cứu của IHME đưa ra báo cáo toàn diện về số ca mắc Covid-19 khi phân tích dữ liệu của 190 quốc gia và vùng lãnh thổ. Báo cáo đưa ra số ca mắc mà các nhà nghiên cứu gọi đây là phát hiện “gây sửng sốt”. Các tác giả nghiên cứu nêu rõ, các mô hình tính toán cho thấy hơn 50% dân số thế giới có thể đã nhiễm biến thể Omicron. Tuy nhiên, các nhà khoa học sẽ phải chờ dữ liệu mới về huyết thanh học trong những tháng tới để đưa ra bản phân tích chi tiết. Theo đó, số ca mắc Covid-19 tính đến tháng 3-2022 có thể tăng gần gấp đôi số ca mắc tính đến ngày 14-11-2021.
Theo Thu Nguyên/anninhthudo.vn
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Liên hoan Ban nhạc toàn quốc năm 2024: "Hút" hàng nghìn khán giả về Sơn Tây
Google Maps tích hợp AI Gemini, sẵn sàng trả lời mọi câu hỏi về địa điểm
Thời tiết miền Bắc chuyển rét, Trung Bộ, Tây Nguyên có mưa lớn
Xây dựng các trung tâm văn hóa Việt Nam ở nước ngoài: Chỉ xây khi dự kiến thu đủ bù chi
Phát huy hiệu quả mô hình “Cổng trường an toàn giao thông”
Quy định về phê duyệt phương án chữa cháy của cơ sở từ 16/12/2024
Công đoàn ngành GTVT Hà Nội: Trao hỗ trợ cho đoàn viên bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3
Tin khác
Philippines: Bão Trami gây mưa lớn, ngập lụt, hàng ngàn người bị ảnh hưởng
Quốc tế 23/10/2024 15:58
Việt Nam - EU mở rộng cơ hội hợp tác thông qua Erasmus+ Day 2024
Quốc tế 22/10/2024 22:28
Ngoại trưởng Israel thông báo với các nước về cái chết của thủ lĩnh Hamas
Quốc tế 18/10/2024 07:41
Nổ xe bồn chở nhiên liệu ở Nigeria khiến gần trăm người thiệt mạng
Quốc tế 17/10/2024 06:26
Siêu bão Milton "trăm năm có một" khiến hàng triệu dân bang Florida được khuyến cáo sơ tán
Quốc tế 09/10/2024 19:18
Thị trường chứng khoán Mỹ phục hồi khi giá dầu giảm
Quốc tế 09/10/2024 08:46
Toàn cảnh Iran phóng tên lửa tấn công Israel và phản ứng của các bên liên quan
Quốc tế 02/10/2024 11:11
Ông Shigeru Ishiba trở thành Thủ tướng thứ 102 của Nhật Bản
Quốc tế 01/10/2024 17:11
Nhật Bản: Ông Shigeru Ishiba trở thành tân Chủ tịch LDP
Quốc tế 27/09/2024 17:07
Đức: SPD giành lợi thế trong cuộc bầu cử tại bang Brandenburg
Quốc tế 23/09/2024 10:46