Tăng thuế rượu, bia phải “quản” cả thị trường trôi nổi

(LĐTĐ) Tại dự thảo Luật thuế Tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) của Bộ Tài chính, một vấn đề được nhiều người quan tâm đó là việc “siết” thuế đối với mặt hàng rượu, bia với mục tiêu tăng ngân sách và bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng. Tuy nhiên, bên cạnh việc tăng thuế bia, rượu chính thống phải quản được rượu, bia trôi nổi ngoài thị trường.
Chuyên gia kiến nghị tăng thuế thuốc lá để giảm lượng tiêu dùng Cần đánh giá tác động toàn diện với đề xuất tăng thuế tiêu thụ đặc biệt

Tăng thuế theo lộ trình

Thời gian qua, Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý dự thảo Luật thuế Tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi). Trong đó, cơ quan này đề xuất áp thuế Tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) 80% vào năm 2026, tăng dần qua các năm và lên 100% vào năm 2030 đối với rượu từ 20 độ trở lên và bia. Với rượu dưới 20 độ, Bộ Tài chính đề xuất chịu thuế 50% từ năm 2026, sau đó tăng lên cao nhất 70% vào năm 2030.

Trước đó, để thực hiện mục tiêu giảm tiêu thụ rượu, bia và hạn chế lạm dụng rượu, bia, tại Luật sửa đổi, bổ sung Luật thuế TTĐB năm 2014 quy định lộ trình tăng thuế từ năm 2016 - 2018.Hiện Luật thuế TTĐB quy định mức thuế này đối với rượu từ 20 độ trở lên là 65%, rượu dưới 20 độ là 35% và bia là 65% áp dụng từ năm 2018 đến nay. Tuy nhiên, theo lý giải của Bộ Tài chính, mặc dù mặt hàng rượu, bia đã được tăng thuế suất TTĐB, nhưng sức mua của người tiêu dùng Việt Nam vẫn tăng nhanh, trong khi giá rượu, bia tăng chậm.

Tăng thuế rượu, bia phải “quản” cả thị trường trôi nổi
Lực lượng chức năng xử lý nhiều trường hợp kinh doanh rượu không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Số liệu đưa ra từ Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho thấy, thuế rượu, bia của Việt Nam hiện mới chiếm 30% giá bán lẻ, trong khi đó ở nhiều nước tỷ trọng này chiếm từ 40 - 85% giá bán lẻ. Do vậy, lộ trình tăng thuế TTĐB với rượu, bia từ năm 2016 - 2018 là chưa đủ mạnh để tác động đến việc giảm tiêu dùng rượu, bia, đó là chưa kể đến việc hiện nay người tiêu dùng Việt Nam vẫn đang sử dụng một lượng lớn rượu, bia, đặc biệt là rượu phi chính thức nằm ngoài sự quản lý của cơ quan Nhà nước, dẫn đến việc thất thu nguồn ngân sách.

Liên quan đến vấn đề quản lý rượu, bia, đặc biệt là rượu phi chính thức, số liệu từ Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương đưa ra cho thấy, hiện trên thị trường có khoảng 70% rượu do người dân tự nấu, rượu không rõ nguồn gốc xuất xứ, rượu giả nằm ngoài sự kiểm soát của cơ quan quản lý Nhà nước. Tổn thất về thuế đối với riêng rượu thủ công gây ra vào khoảng 751,582 triệu USD, chiếm 29% tổng tổn thất về thuế từ khu vực phi chính thức (rượu nhập lậu, rượu thủ công, rượu giả…).

Đề cập đến vấn đề quản lý, xử lý liên quan đến rượu, bia, ông Nguyễn Đức Lê, Phó Cục trưởng Cục Nghiệp vụ Quản lý thị trường (Tổng cục Quản lý thị trường, Bộ Công Thương) cho biết, năm 2023, lực lượng chức năng xử lý 102 vụ vi phạm liên quan đến rượu, bia và xử phạt với số tiền hơn 1,4 tỷ đồng. Trong đó, rượu là 11.912 lít, bia là 14.226 lon, chai. Riêng tính nửa đầu năm 2024, mặt hàng rượu xử lý 153 vụ với tổng số tiền xử phạt khoảng 1,5 tỷ đồng. Mặt hàng bia xử lý 38 vụ, số tiền xử phạt 587 triệu đồng. Tuy nhiên, so với thực tế đây là con số rất nhỏ.

Cũng theo đại diện Tổng cục Quản lý thị trường, nguyên nhân gây ra tình trạng bia, rượu nhập lậu là sự chênh lệch lớn chi phí giữa rượu, bia hợp pháp và bất hợp pháp. Mặt khác, là do thu nhập thấp, nhận thức kém, thông tin không rõ ràng, bị hấp dẫn do quảng cáo, xu hướng sính hàng ngoại xách tay… đã tạo ra lực cầu đối với rượu, bia nhập lậu.Trong khi đó, khung pháp lý đối với rượu, bia hợp pháp còn nhiều bất cập. Thực thi pháp luật còn chưa hiệu quả. Lực lượng kiểm tra giám sát còn mỏng, sự phối hợp giữa các cơ quan liên quan còn chưa tương xứng…

Rượu lậu có tràn ngập thị trường?

Nêu ý kiến đóng góp dự thảo Luật thuếTTĐB (sửa đổi) mà Bộ Tài chính đang lấy ý kiến, trong đó có nội dung tăng thuế TTĐB với mặt hàng rượu, bia; tại tọa đàm “Đảm bảo lợi ích bền vững khi sửa đổi Luật thuế TTĐB đối với đồ uống có cồn” được tổ chức tại Hà Nội cuối tháng 7 vừa qua, đa số các chuyên gia đều đồng ý với dự thảo Luật, tuy nhiên các chuyên gia cũng cho rằng việc tăng thuế TTĐB với rượu, bia là cần thiết và đúng đắn, tuy nhiên phải được đánh giá một cách toàn diện.

Tại tọa đàm, GS.TS Hoàng Văn Cường, Ủy viên ban Tài chính Ngân sách Quốc hội, Phó Chủ tịch Hội khoa học kinh tế Việt Nam cho biết, khi tăng thuế TTĐB với sản phẩm rượu bia không chỉ dừng lại ở tăng giá sản phẩm mà cần kết hợp với các hoạt động tuyên truyền, vận động người dân nhận thức được về tác hại của sản phẩm, thì mới có thể đạt được mục tiêu thay đổi được hành vi tiêu dùng. Điều này cũng bởi ở nước ta, rượu bia đã trở thành “văn hóa”, sản phẩm với tính chất như vậy thì độ co giãn của nó với giá cả sẽ không quá cao, thường thì với sự thay đổi về giá một chút sẽ không làm thay đổi tiêu dùng, cũng như có thể dẫn tới những thay đổi trong hành vi.

Trong khi đó, bày tỏ băn khoăn khi tăng thuế TTĐB đối với rượu, bia, thì các sản phẩm rượu thủ công, rượu lậu có nguy cơ tràn ngập thị trường, bà Đinh Thị Quỳnh Vân, Chủ tịch PwC Việt Nam cho rằng, rượu là sản phẩm có độ cồn rất cao, phần lớn là nhập khẩu song nhập khẩu chính ngạch để thu được thuế lại rất nhỏ. Trong khi đó, rượu thủ công, rượu không kiểm soát được nguồn gốc và chất lượng, không những không thu được thuế nhưng ảnh hưởng sức khỏe rất lớn, lại chiếm thị phần áp đảo.

Trước những lo ngại về việc kiểm soát rượu thủ công, rượu lậu, rượu bất hợp pháp lưu thông trên thị trường, ông Nguyễn Đức Lê, Phó Cục trưởng Cục Nghiệp vụ Quản lý thị trường khuyến nghị, thời gian tới cần tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát hoạt động sản xuất, kinh doanh các sản phẩm bày bán, lưu thông trên địa bàn; đẩy mạnh công tác truyền thông; đồng thời quán triệt các cấp ngành, đoàn thể, đơn vị, tổ chức, cơ quan Nhà nước chỉ đạo không sử dụng các sản phẩm không dán tem nhãn, không đảm bảo nguồn gốc xuất xứ theo quy định.

Đối với các doanh nghiệp sản xuất rượu, bia trong nước cần nâng cao hiệu quả sản xuất, tăng cường chất lượng trong sản phẩm để tăng tính cạnh tranh trong khu vực và trên thế giới. Đồng thời, sử dụng công nghệ tiên tiến nhằm truy xuất nguồn gốc sản phẩm bảo vệ tính minh bạch trong sản xuất, nhập khẩu đồ uống có cồn bảo vệ người tiêu dùng và tránh thất thu thuế. Về phía Chính phủ, cần bổ sung biên chế, kinh phí, phương tiện làm việc, thiết bị chuyên dùng giám định cho các lực lượng chức năng để nâng cao hiệu quả công tác chống buôn lậu, hàng giả và ngăn gian lận thương mại…

Đỗ Đạt

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Quận Nam Từ Liêm: Điểm sáng về thực hiện Quy tắc ứng xử của Thủ đô

Quận Nam Từ Liêm: Điểm sáng về thực hiện Quy tắc ứng xử của Thủ đô

(LĐTĐ) Ngày 14/8/2024, Đoàn kiểm tra việc thực hiện Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong cơ quan thuộc thành phố Hà Nội và Quy tắc ứng xử nơi công cộng trên địa bàn Thành phố năm 2024 đã có buổi làm việc tại quận Nam Từ Liêm. Tại đây, Đoàn đã chứng kiến thành quả về nỗ lực xây dựng văn hóa ứng xử của một quận đang trên đà phát triển.
Giá vàng SJC tiếp tục giữ ổn định

Giá vàng SJC tiếp tục giữ ổn định

(LĐTĐ) Giá vàng nhẫn quay đầu giảm trong phiên sáng nay (15/8), trong khi giá vàng SJC giữ ổn định 2 phiên liên tiếp.
Hà Nội tăng cường kiểm soát an toàn thực phẩm dịp Tết Trung thu

Hà Nội tăng cường kiểm soát an toàn thực phẩm dịp Tết Trung thu

(LĐTĐ) Tết Trung thu đang đến gần, nhu cầu tiêu dùng các loại bánh, kẹo, đặc biệt là bánh trung thu tăng đột biến. Bởi vậy, nguy cơ mất an toàn vệ sinh thực phẩm từ những sản phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ, không thành phẩm rõ ràng… khiến nhiều người dân lo lắng.
Khởi tố tài xế xe tải gây tai nạn liên hoàn trên dốc cầu Phú Mỹ

Khởi tố tài xế xe tải gây tai nạn liên hoàn trên dốc cầu Phú Mỹ

(LĐTĐ) Trịnh Tiến Dũng (35 tuổi, ngụ tỉnh Kiên Giang) - tài xế xe tải gây vụ tai nạn giao thông liên hoàn trên dốc cầu Phú Mỹ, thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) vào ngày 8/8 vừa qua đã bị khởi tố, bị bắt tạm giam để điều tra về tội “Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ”.
Thuốc lá điện tử: Có hại thì phải cấm!

Thuốc lá điện tử: Có hại thì phải cấm!

(LĐTĐ) “Tuổi trẻ là mầm xuân đất nước”. Vì vậy, bảo vệ sức khỏe thế hệ trẻ để đảm bảo chất lượng nguồn nhân lực và tương lai giống nòi là mệnh lệnh của cuộc sống. Đặc biệt, trong bối cảnh nước ta đang đối mặt với thực trạng già hóa dân số, việc nói không với thuốc lá thế hệ mới nhằm đảm bảo sức khỏe giống nòi là điều phải làm.
Khẳng định vai trò, vị thế của tổ chức Công đoàn

Khẳng định vai trò, vị thế của tổ chức Công đoàn

(LĐTĐ) Xác định những nội dung trọng tâm, lựa chọn những công việc trọng điểm để tập trung chỉ đạo hoàn thành trong từng thời gian cụ thể, không dàn trải, hình thức; thường xuyên theo dõi, kiểm tra tiến độ thực hiện công việc của các chuyên đề, sau 1 năm triển khai Nghị quyết Đại hội Công đoàn quận Hoàn Kiếm khóa XIX, phong trao công nhân, viên chức, lao động và hoạt động công đoàn quận Hoàn Kiếm đã đạt kết quả khá toàn diện trên các mặt công tác.
Triển khai đồng bộ, hiệu quả các nhiệm vụ

Triển khai đồng bộ, hiệu quả các nhiệm vụ

(LĐTĐ) Từ đầu năm đến nay, các cấp Công đoàn Thủ đô đã tập trung triển khai đồng bộ, hiệu quả các nhiệm vụ của tổ chức Công đoàn. Từ đó, tiếp tục nâng cao vai trò, vị thế của tổ chức, xứng đáng là điểm tựa vững chắc của đoàn viên, người lao động.

Tin khác

Giá vàng SJC tiếp tục giữ ổn định

Giá vàng SJC tiếp tục giữ ổn định

(LĐTĐ) Giá vàng nhẫn quay đầu giảm trong phiên sáng nay (15/8), trong khi giá vàng SJC giữ ổn định 2 phiên liên tiếp.
Phát huy vai trò của phụ nữ trong kinh tế nông nghiệp

Phát huy vai trò của phụ nữ trong kinh tế nông nghiệp

(LĐTĐ) Thời gian qua, sản xuất, kinh doanh nông sản, thực phẩm an toàn được xác định là yêu cầu quan trọng, cấp thiết để gia tăng giá trị cho sản phẩm nông nghiệp và bảo đảm sức khỏe nhân dân. Phụ nữ Hà Nội hiện chiếm gần 50% dân số của Thành phố, chiếm tỷ lệ lớn trong lực lượng lao động sản xuất, kinh doanh nông sản và quyết định trực tiếp việc tiêu thụ nông sản thực phẩm.
Giá xăng ngày 15/8 có thể sẽ tăng gần 500 đồng/lít

Giá xăng ngày 15/8 có thể sẽ tăng gần 500 đồng/lít

(LĐTĐ) Sau 5 lần được điều chỉnh giảm liên tiếp, giá xăng dầu trong kỳ điều hành ngày mai (15/8) được dự báo có thể tăng theo giá dầu thế giới. Theo dự báo của các chuyên gia, nếu như các cơ quan điều hành giá không chi Quỹ bình ổn, thì giá xăng có thể tăng từ 350 - 450 đồng/lít.
Sáng 14/8, giá vàng đồng loạt tăng mạnh

Sáng 14/8, giá vàng đồng loạt tăng mạnh

(LĐTĐ) Sáng nay (14/8), giá vàng miếng và vàng nhẫn đều tăng mạnh. Giá vàng miếng SJC lấy lại mốc 80 triệu đồng/lượng trong khi vàng nhẫn tiến sát mốc 78 triệu đồng/lượng.
Đầu tư vào bất động sản, vàng hay chứng khoán?

Đầu tư vào bất động sản, vàng hay chứng khoán?

(LĐTĐ) Sau những lùm xùm về chứng khoán, sự nhảy múa của giá vàng và vũ điệu “lên đồng” của bất động sản, nhiều nhà đầu tư nhỏ lẻ bắt đầu hoang mang không biết nên đầu tư vào đâu. Trong khi đó còn chưa đầy 3 tháng là đến cuộc bầu cử Mỹ, nhiều nhà đầu tư lớn lại e dè quan sát các biến số xoay quanh sự kiện này trước khi quyết định đầu tư.
Giá vàng hôm nay (13/8): Giá vàng thế giới tăng tốc lập đỉnh mới

Giá vàng hôm nay (13/8): Giá vàng thế giới tăng tốc lập đỉnh mới

(LĐTĐ) Sáng nay (13/8/2024), giá vàng thế giới “phi mã”, đạt mức cao nhất kể từ ngày 2/8. Trong nước, giá vàng miếng SJC và vàng nhẫn vẫn ở mốc giá chốt phiên trước. Với đà tăng mạnh của giá vàng thế giới, đã rút ngắn khoảng cách chênh lệch đáng kể với giá vàng trong nước.
Tỷ giá USD hôm nay (13/8): Đồng USD trên thế giới và Ngân hàng Nhà nước giảm nhẹ

Tỷ giá USD hôm nay (13/8): Đồng USD trên thế giới và Ngân hàng Nhà nước giảm nhẹ

(LĐTĐ) Sáng nay 13/8/2024, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với USD giảm 4 đồng, hiện ở mức 24.256 đồng. Trên thị trường thế giới, chỉ số USD Index (DXY) hiện ở mức 103,12 điểm - giảm 0,11 điểm so với giao dịch ngày 12/8.
Sáng đầu tuần: Giá vàng SJC giảm mạnh

Sáng đầu tuần: Giá vàng SJC giảm mạnh

(LĐTĐ) Sáng nay (12/8), giá vàng miếng SJC ở mức 78,5 triệu đồng/lượng, giảm 1,3 triệu đồng/lượng chiều bán ra so với tuần trước đó. Giá vàng nhẫn tăng nhẹ trên 77 triệu đồng/lượng.
Từ ngày 6/9, 1,5 tỷ cổ phiếu HNG và HBC phải rời sàn HoSE

Từ ngày 6/9, 1,5 tỷ cổ phiếu HNG và HBC phải rời sàn HoSE

(LĐTĐ) Hơn 1,1 tỷ cổ phiếu HNG và hơn 347 triệu cổ phiếu HBC sẽ bị Sở Giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) hủy niêm yết bắt buộc từ ngày 6/9, do công ty kinh doanh thua lỗ 3 năm liên tục.
Giá vàng miếng SJC có xu hướng giảm

Giá vàng miếng SJC có xu hướng giảm

(LĐTĐ) Ngày 10/8, giá vàng nhẫn tăng 100.000 đồng/lượng; giá vàng miếng SJC đứng yên, song so với đầu tuần giảm 1,3 triệu đồng/lượng.
Xem thêm
Phiên bản di động