Tăng học phí đại học, cao đẳng: Thêm gánh nặng cho sinh viên
Tăng học phí đại học, chất lượng có tăng? |
Sinh viên thêm lo
Nghị định 86/2015/NĐ-CP vừa được Chính phủ ban hành về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân, học phí tất cả các cấp học đều tăng trong năm học 2015 - 2016, và sẽ được điều chỉnh tăng dần theo chỉ số giá tiêu dùng cho đến năm học 2020 - 2021. Cụ thể, học phí trình độ ĐH tại trường công lập năm học 2015 - 2016 sẽ dao động 605.000 - 880.000 đồng/tháng tùy nhóm ngành nghề. Với mỗi năm học kéo dài 10 tháng, mỗi sinh viên sẽ đóng 6-8,8 triệu đồng. Đặc biệt, đáng chú ý là đối với các trường tự chủ được về mặt tài chính, học phí đối với một số nhóm ngành nghề sẽ tăng mạnh như đối với nhóm ngành kinh tế, y dược. Theo đó, mức trần tối đa nhóm ngành kinh tế cho năm học 2015-2016 là 17,5 triệu đồng (năm học 10 tháng). Các nhóm ngành nghề khác cao hơn, trong đó riêng nhóm ngành y dược tối đa được đề xuất lên tới 45 triệu đồng/năm. Như vậy, mức tăng học phí nhóm ngành kinh tế cao gấp 3 lần, nhóm ngành y dược tăng gấp 5 lần so với hiện nay.
Tăng học phí, cần đi đôi với chất lượng |
Nhiều chuyên gia đánh giá, việc tăng học phí phải được cân nhắc từ 2 phía. Thứ nhất, làm sao cho phù hợp với khả năng của người dân, đáp ứng nhu cầu học tập của giới trẻ. Thứ hai, học phí cũng phải tạo điều kiện, để cùng với kinh phí nhà nước đủ cho các trường ĐH bảo đảm chất lượng. |
Vẫn biết những nhóm ngành kinh tế, công nghệ, y dược, nông lâm, thủy sản... là những ngành đặc thù đòi hỏi các trường ĐH phải trang bị đầy đủ các thiết bị, vật tư hiện đại cho sinh viên thực hành, thí nghiệm. Khấu hao của máy móc, trang thiết bị, phòng thí nghiệm sau mỗi giờ thực hành, thực tập của sinh viên là rất lớn nên để nâng cao chất lượng đào tạo thì việc tăng học phí là đương nhiên. Thế nhưng, có sự bất cập là nếu một sinh viên đỗ vào một trường kinh tế, nếu tính cả tiền học phí (theo khung giá mới) và chi phí ăn, ở, sinh hoạt vẫn tăng đều theo hàng năm thì chắc chắn sẽ có nhiều sinh viên nghèo không đủ điều kiện để chi trả được trong suốt thời gian học hoặc không thể học được ĐH.
“Ngay từ đầu năm học mới, chúng em đã nghe được thông tin tăng học phí, đợt vừa rồi nhà trường vẫn thu phí kì I theo mức cũ, chưa thấy thông báo gì thêm. Theo em được biết, với chuyên ngành kinh tế, nếu có tăng học phí cũng chỉ khoảng 50 nghìn đồng so với mức cũ, nên em không cho rằng sinh viên bị ảnh hưởng quá nhiều” sinh viên Nguyễn Thu Hương, Trường ĐH Công đoàn, chia sẻ. Tuy nhiên, cũng là sinh viên khối ngành kinh tế, nhưng cô sinh viên năm nhất Nguyễn Phương Thảo lại tỏ ra khá lo lắng. “Năm nay em mới là sinh viên năm thứ nhất. Nếu hàng năm trường tăng học phí 10% thì tới năm thứ tư em phải đóng hơn 800 nghìn đồng/ tháng, em cũng thấy lo. Đây là số tiền không nhỏ với gia đình làm nông nghiệp như gia đình em. Em sẽ tìm hiểu thêm thủ tục xin vay vốn tín dụng sinh viên và có lẽ phải tìm cả công việc làm thêm để phần nào đỡ gánh nặng cho bố mẹ”, Thảo nói.
Thực tế, để giúp đỡ các sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, nhiều trường ĐH cũng tổ chức các hoạt động giúp đỡ sinh viên. Hàng năm Trường ĐH Kinh tế quốc dân đều thường xuyên tổ chức các hoạt động tư vấn hỗ trợ việc làm cho sinh viên, liên hệ với các doanh nghiệp và các nhà tuyển dụng để giúp sinh viên có cơ hội tiếp cận việc làm. Hay nay Trung tâm hỗ trợ sinh viên (ĐH Quốc gia Hà Nội) ngoài việc giành các suất học bổng hỗ trợ sinh viên nghèo vượt khó, hằng năm cũng tổ chức chương trình ngày hội việc làm thu hút hàng nghìn sinh viên tham gia. Được biết, trong năm 2014 trung tâm cũng đã giúp đỡ hơn 70 sinh viên tìm kiếm được việc làm, phần nào giúp sinh viên vừa trải nghiệm thực tế vừa giảm bớt khó khăn trong trang trải học tập. Tuy nhiên, trên thực tế mỗi khi bước vào năm học mới vẫn có hàng chục nghìn sinh viên nhọc nhằn, vất vả trên con đường hoàn thành tấm bằng ĐH.
Nên tăng ở mức vừa phải
Hiện nay, xu thế các trường ĐH tự chủ về mặt tài chính chính là xu thế chung, điều này được gói gọn trong 7 từ, đó là “giá cả đi liền với chất lượng”, chỉ khi đảm bảo đủ về mặt chất lượng như đã cam kết, mức học phí lúc này mới được điều chỉnh. Giải thích rõ hơn về lần điều chỉnh học phí này, ông Bùi Hồng Quang, Phó vụ trưởng, Vụ Kế hoạch tài chính, Bộ GD&ĐT cho biết, quan điểm xây dựng học phí đối với giáo dục đại học chia làm 2 nhóm trường. Thứ nhất, đối với các cơ sở giáo dục đại học tự đảm bảo chi thường xuyên và chi đầu tư (đơn vị tự chủ), học phí được xây dựng theo lộ trình tính đủ chi phí đào tạo, cụ thể đến năm 2016 tính đủ chi phí tiền lương, chi phí trực tiếp. Đến năm 2018 tính đủ chi phí tiền lương, chi phí trực tiếp và chi phí quản lý. Đến năm 2020 tính đủ chi phí tiền lương, chi phí trực tiếp, chi phí quản lý và chi phí khấu hao tài sản cố định. Thứ hai, đối các cơ sở giáo dục đại học chưa tự đảm bảo chi thường xuyên và chi đầu tư (đơn vị chưa tự chủ), mức thu học phí tăng dần hàng năm khoảng 10%, do vậy khả năng bù đắp chi phí đào tạo còn thấp, tính trung bình đến năm học 2019-2020 mức học phí mới đáp ứng được một phần chi phí đào tạo, phần còn lại do ngân sách nhà nước cấp phát.
Thực tế, nhiều chuyên gia đánh giá, nhu cầu xã hội khác nhau, bên cạnh giáo dục đại trà với mức học phí phù hợp với khả năng đóng góp của đông đảo người dân, cần đáp ứng nhu cầu của những người sẵn sàng đóng góp nhiều hơn để được nhận một dịch vụ cao hơn trên tinh thần tự nguyện. Tuy nhiên, với hoàn cảnh kinh tế chung của người dân hiện nay, nếu có tăng thì cũng chỉ nên tăng ở mức vừa phải, không thể tăng lên một lúc gấp vài ba lần. Cụ thể, việc tăng học phí phải được cân nhắc từ 2 phía. Thứ nhất, làm sao cho phù hợp với khả năng của người dân, đáp ứng nhu cầu học tập của giới trẻ. Thứ hai, học phí cũng phải tạo điều kiện, để cùng với kinh phí nhà nước đủ cho các trường ĐH bảo đảm chất lượng. Điều này là không dễ làm trong ngày một ngày hai, cần có thời gian để lên kế hoạch, triển khai và đánh giá, không phải cứ tăng học phí là tốt. Nhà trường cũng cần có những bước cải tiến như, giảm số sinh viên trong một lớp, tăng cường chất lượng giảng viên, đầu tư thêm trang thiết bị giảng dạy.
“Học phí chỉ là một nguồn thu của cơ sở giáo dục, trên thực tế những năm trước đây và cho đến hiện nay, về cơ bản nhà nước vẫn đảm bảo hỗ trợ kinh phí hoạt động thường xuyên và chi đầu tư cơ sở vật chất cho các cơ sở giáo dục để đảm bảo hoạt động giáo dục, giảng dạy của các cơ sở giáo dục được diễn ra bình thường, đảm bảo chất lượng.” ông Bùi Hồng Quang, Phó Vụ trưởng, Vụ KH&TC, Bộ GD&ĐT. |
Anh Tuấn
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Ăn thử xúc xích Cocktail của TH true FOOD: Tên nghe “wow”, còn hương vị thì sao?
Cập nhật giá vàng, tỷ giá sáng 23/12: Vàng nhẫn diễn biến lạ, tỷ giá USD tăng "nóng"
Vòng 17 Premier League: MU thua tơi tả, Liverpool thắng tưng bừng
Giá xăng dầu hôm nay (23/12): Giá dầu thế giới đầu tuần bật tăng
Bán kết AFF Cup 2024, Singapore vs Việt Nam: Văn Toàn không thi đấu
Dự báo giá vàng: Xu hướng tăng vẫn chi phối
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/12: Sáng sớm có sương mù, ngày nắng
Tin khác
Trường THPT Quang Trung: Điểm sáng trong công tác đào tạo, bồi dưỡng học sinh giỏi
Giáo dục 22/12/2024 20:16
Hà Nội: Gặp mặt, động viên đội tuyển tham dự kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT năm học 2024 - 2025
Giáo dục 20/12/2024 18:30
Gắn biển công trình trường học cấp Thành phố kỷ niệm 80 năm thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam
Giáo dục 20/12/2024 13:48
Giáo dục truyền thống yêu nước cho thế hệ trẻ
Giáo dục 20/12/2024 08:34
Thấp thỏm chờ phương án tuyển sinh vào lớp 10
Giáo dục 19/12/2024 17:41
PGS.TS Nguyễn Văn Hùng được bổ nhiệm làm Hiệu trưởng Trường Đại học Giao thông vận tải
Giáo dục 19/12/2024 06:31
Trường THCS Lạc Viên: Hành trình rực rỡ trong năm học 2023 -2024
Giáo dục 18/12/2024 15:31
Ngành Giáo dục Hà Nội: Nhiều kết quả trong thực hiện Chương trình số 06-CTr/TU
Giáo dục 17/12/2024 19:22
Học sinh cuối cấp, giải pháp nào vượt qua áp lực?
Giáo dục 17/12/2024 17:12
Việt Nam xuất sắc giành 2 Huy chương Vàng tại ICPC Asia Hanoi 2024
Giáo dục 14/12/2024 11:07