Tăng học phí đại học, chất lượng có tăng?
Bộ GD-ĐT đề xuất tăng mức trần học phí | |
Trường ĐH Kinh tế Quốc dân sẽ tăng học phí lên 13.5 triệu đồng | |
Tăng học phí các trường ĐH sẽ có cạnh tranh quyết liệt |
Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) vừa trình Thủ tướng Chính phủ dự thảo về mức trần học phí mới ở các cơ sở đào tạo thuộc hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn từ năm 2015-2016 đến 2020-2021.
ĐH tự chủ tài chính: 11,5-16 triệu/năm
Theo dự thảo, mức trần học phí trình độ đào tạo ĐH tại trường công lập đại trà (không tự chủ tài chính) vẫn tính theo 3 nhóm ngành nghề đào tạo: khoa học xã hội, kinh tế, luật, nông, lâm, thủy sản; khoa học tự nhiên, kỹ thuật, công nghệ, thể dục thể thao, nghệ thuật, khách sạn, du lịch; y dược.
Dự kiến mức học phí nhóm ngành y dược sẽ tăng ở mức 45 triệu đồng/năm. Trong ảnh: Sinh viên Trường ĐH Y Dược TP HCM trong giờ học. Ảnh: Tấn Thạnh |
Mức tăng học phí giai đoạn mới của tất cả nhóm ngành nghề đều là 10%/năm tính từ mức trần học phí năm học 2014-2015. Cụ thể, học phí trình độ ĐH tại trường công lập năm học 2015-2016 sẽ dao động 605.000-880.000 đồng/tháng, tùy nhóm ngành nghề. Với năm học kéo dài 10 tháng, mỗi sinh viên sẽ đóng 6-8,8 triệu đồng.
Đối với các trường tự chủ tài chính, mức trần học phí cũng được phân theo nhóm ngành nghề. Theo đó, mức học phí bình quân tối đa chương trình đại trà trình độ ĐH hệ chính quy mà các trường này được phép thu dao động trong khoảng 11,5-16 triệu đồng (năm học 2015-2016). Các nhóm ngành nghề khác cao hơn, riêng nhóm ngành y dược tối đa được đề xuất lên tới 45 triệu đồng/năm.
Sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án thí điểm cơ chế hoạt động tự chủ tài chính, các trường tự chủ tài chính đã công bố mức học phí khá cao. Trường ĐH Kinh tế TP HCM có mức học phí bình quân đối với các chương trình đại trà là 14,5 triệu đồng năm học 2015-2016 và sẽ lên tới 16,5 triệu đồng năm học 2016- 2017. Tại Trường ĐH Tài chính - Marketing, mức thu học phí bình quân tối đa đối với ĐH chính quy năm 2015-2016 là 14,5 triệu đồng, năm 2016-2017 là 16,5 triệu đồng.
Trường ĐH Hà Nội cũng có mức học phí mới khá cao. Năm học 2014-2015, mức học phí tối đa của trường là 7,8 triệu đồng, năm 2015- 2016 tăng lên 12 triệu đồng và đến năm 2016-2017 là 14 triệu đồng. Trường ĐH Ngoại thương có mức thu học phí năm 2015-2016 là 14,5 triệu đồng, năm 2016-2017 là 16 triệu đồng.
Lãnh đạo Phòng Đào tạo, Trường ĐH Hà Nội cho hay cùng với việc tăng học phí, nhà trường cam kết cung cấp dịch vụ đào tạo đa dạng, phù hợp với nhu cầu xã hội và theo chuẩn quốc tế. Tất cả dịch vụ quản lý, thư viện điện tử, nhà ăn sinh viên… sẽ được cải tiến cho phù hợp. Trường ĐH Ngoại thương cũng cam kết bảo đảm chất lượng khi thu học phí cao, như: tăng cường cơ sở vật chất, giảm sĩ số mỗi lớp học từ 140 sinh viên hiện nay xuống còn 100 hoặc 80…
Không lợi dụng tự chủ để lạm thu!
Nguồn thu của các trường tự chủ tài chính chủ yếu vẫn là từ học phí được quyết định bởi hai yếu tố là chỉ tiêu đào tạo và mức thu. Vì vậy, nhiều trường ĐH phải co kéo, “lấy ngắn nuôi dài” như thực hiện các chương trình liên kết đào tạo với nước ngoài để lấy kinh phí bù cho các chương trình đào tạo chính quy.
Trong điều kiện ấy, việc tăng học phí là điều không tránh khỏi. Tuy nhiên, điều quan trọng là học phí tăng, chất lượng giáo dục có tăng tương ứng?
Chính lãnh đạo Bộ GD-ĐT cũng phải thừa nhận chất lượng đào tạo hệ ĐH còn thấp, nội dung đào tạo trong các trường ĐH còn nặng về truyền thụ lý thuyết một chiều, nhẹ về thực hành, chưa chú trọng rèn luyện các kỹ năng mềm cho sinh viên. Những tồn tại này đã dẫn đến một hệ lụy là số sinh viên ra trường thất nghiệp ngày càng tăng. Mỗi năm, hàng ngàn sinh viên đã ngậm ngùi cất đi tấm bằng ĐH, chấp nhận làm trái ngành nghề gây nên sự lãng phí lớn.
PGS Trần Xuân Nhĩ, nguyên Thứ trưởng Bộ GD-ĐT, cho rằng thực tế không phải lúc nào cũng “tiền nào của nấy” - học phí nhiều thì chất lượng đào tạo tăng. Trong điều kiện thiếu thông tin như hiện nay, người học khó có thể được bảo đảm chất lượng đào tạo của nhà trường tương xứng với số tiền họ bỏ ra. Vì thế, theo ông, điều đầu tiên khi tăng học phí là cần phải minh bạch, không được để xảy ra tình trạng trường lợi dụng “tự chủ” để lạm thu.
“Nhà nước phải yêu cầu các trường làm rõ cơ sở của mức tăng học phí mới, đặc biệt là các trường tự chủ tài chính. Ví dụ, trước đây học phí cũ thế nào, trường được nhà nước cấp định mức trên đầu sinh viên bao nhiêu; nay khi tự chủ, học phí mới gồm những khoản chi gì…Vấn đề này cũng phải công khai hóa trên internet” - PGS Trần Xuân Nhĩ đề xuất.
Một chuyên gia giáo dục cũng lo lắng rằng việc giao quyền tự chủ cho các trường ĐH, CĐ nếu làm không đến nơi đến chốn sẽ dẫn đến hiện tượng lợi ích nhóm. Bởi lẽ, khi các trường chỉ chạy theo lợi ích kinh tế bằng cách tuyển chọn càng nhiều người học càng tốt nhưng lại sao lãng việc nâng cao chất lượng đào tạo và giảng dạy thì sẽ chẳng khác nào “đem con bỏ chợ”.
“Việc giao quyền tự chủ cho các trường ĐH, CĐ phải gắn với quyền tự chịu trách nhiệm. Điều này có nghĩa là tự chủ phải dựa trên các tiêu chí về quản lý, năng lực và chất lượng hoạt động thực sự của các trường. Trường nào có chất lượng giáo dục tốt, có khả năng tài chính thì sẽ được giao quyền tự chủ nhiều hơn và ngược lại. Quyền tự chủ về tài chính gắn với những nhiệm vụ được giao thì sẽ thúc đẩy các trường phải bảo đảm chất lượng đào tạo, tự chịu trách nhiệm trước những hệ quả đào tạo của mình đối với xã hội” - chuyên gia này phân tích.
Cần có chính sách cho sinh viên nghèo PGS Trần Xuân Nhĩ đặt vấn đề: Cùng với việc tính học phí theo đúng chi phí đào tạo, nhà nước cần đẩy mạnh chính sách cho vay vốn không lấy lãi dài hạn hay cấp học bổng để giúp sinh viên nghèo có cơ hội đi học. “Hãy nghĩ đến những học sinh nghèo có hoàn cảnh khó khăn. Họ sẽ mất đi cơ hội được học ở giảng đường ĐH nếu không có chính sách hỗ trợ” - PGS Nhĩ nhìn nhận. Bà Nguyễn Thị Kim Phụng, quyền Vụ trưởng Vụ Giáo dục ĐH - Bộ GD-ĐT, cho biết bên cạnh việc các trường tăng học phí, nhà nước cũng có chính sách học phí cho các đối tượng chính sách, sinh viên nghèo. Bên cạnh đó là chính sách vay tín dụng cho tất cả sinh viên với lãi suất thấp. Nếu học phí nâng lên thì mức vay tín dụng cũng được nâng lên. |
Theo Yến Anh/nld.com.vn
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Hà Nội thí điểm mô hình thu gom rác trực tiếp
Đặc sắc chương trình nghệ thuật “Tây Hồ toả sáng”
Thanh Trì: Triển khai cho vay ưu đãi gần 700 triệu đồng tháng 12
Lần đầu tiên ngành Thuế thu đạt 1,7 triệu tỷ đồng
Luật Thủ đô 2024: Cơ hội để Hà Nội phát triển thương mại văn hóa
Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống
Ăn thử xúc xích Cocktail của TH true FOOD: Tên nghe “wow”, còn hương vị thì sao?
Tin khác
Trường THPT Quang Trung: Điểm sáng trong công tác đào tạo, bồi dưỡng học sinh giỏi
Giáo dục 22/12/2024 20:16
Hà Nội: Gặp mặt, động viên đội tuyển tham dự kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT năm học 2024 - 2025
Giáo dục 20/12/2024 18:30
Gắn biển công trình trường học cấp Thành phố kỷ niệm 80 năm thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam
Giáo dục 20/12/2024 13:48
Giáo dục truyền thống yêu nước cho thế hệ trẻ
Giáo dục 20/12/2024 08:34
Thấp thỏm chờ phương án tuyển sinh vào lớp 10
Giáo dục 19/12/2024 17:41
PGS.TS Nguyễn Văn Hùng được bổ nhiệm làm Hiệu trưởng Trường Đại học Giao thông vận tải
Giáo dục 19/12/2024 06:31
Trường THCS Lạc Viên: Hành trình rực rỡ trong năm học 2023 -2024
Giáo dục 18/12/2024 15:31
Học sinh cuối cấp, giải pháp nào vượt qua áp lực?
Giáo dục 17/12/2024 17:12
Việt Nam xuất sắc giành 2 Huy chương Vàng tại ICPC Asia Hanoi 2024
Giáo dục 14/12/2024 11:07
Trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng: Thực tập phương án chữa cháy và cứu nạn cứu hộ
Giáo dục 13/12/2024 22:05