Sự thật về chế độ ăn uống và bệnh ung thư
Những thức ăn hâm lại nhiều lần nguy hại đến sức khỏe | |
Những thực phẩm đại kỵ với bệnh nhân ung thư đại trực tràng | |
Những thực phẩm nên nằm trong "danh sách hạn chế" của mùa hè |
Nhiều loại ung thư, từ dạ dày đến ruột, có liên quan với chế độ ăn và tăng cân. Do đó, Jane Clarke, chuyên gia dinh dưỡng 25 năm kinh nghiệm, người đã từng gặp rất nhiều câu hỏi về những thực phẩm nên và không nên ăn để giảm nguy cơ mắc ung thư cũng như những thực phẩm nên ăn khi đã mắc bệnh, sẽ chỉ ra chế độ ăn giúp giảm nguy cơ này trên Dailymail:
Chuyện hoang đường: Thịt tươi gây ung thư
Thực tế: Một số nghiên cứu cho thấy ăn nhiều thịt đỏ chế biến sẵn như các loại thịt lợn muối, xông khói (xúc xích, giăm bông…) có liên quan với sự gia tăng nguy cơ ung thư ruột.
Và các thực phẩm này làm tăng nguy cơ lớn hơn nhiều so với việc ăn thịt bò nạc 2 lần/tuần, loại thịt cung cấp 8 axit amino thiết yếu cho sự phát triển của não bộ, quá trình tăng trưởng, hệ xương và hoóc môn hạnh phúc endorphin.
Trên tất cả, các nghiên cứu cho thấy ăn 50g thịt chế biến sẵn mỗi ngày (2 lát xúc xích hay 1 lát thịt muối) làm tăng nguy cơ ung thư ruột lên 20% - một giả thuyết cho rằng hợp chất nitrosamines, hình thành khi tiêu thụ thịt này sẽ gây nguy hiểm cho ADN.
Hướng dẫn hiện nay là ăn từ 500g thịt đỏ trở xuống mỗi tuần và cách kiểm soát là nấu 500 g thịt cho 6 người ăn mỗi bữa.
Nghiên cứu cũng chỉ ra mối liên quan giữa uống quá nhiều chất cồn với ung thư miệng, họng, thực quản và gan.
Chuyện hoang đường: Rượu bảo vệ cơ thể
Thực tế: Nghiên cứu cho thấy chất chống ôxy hóa trong rượu vang có thể chống lại nhiều bệnh ung thư và các bệnh lý nghiêm trọng khác nhưng chỉ có một thử nghiệm cho thấy chất chống ôxy hóa trong rượu vang đỏ là thực sự mang lại những lợi ích trên.
Trên thực tế, các nghiên cứu đã phát hiện ra mối liên quan chặt chẽ giữa uống nhiều chất cồn với sự phát triển của ung thư miệng, họng, thực quản, gan và ruột.
Chất cồn cũng là yếu tố cơ bản làm tăng nguy cơ ung thư vú ở phụ nữ. Do đó, không nên uống quá 2 đơn vị mỗi ngày đối với nam giới và 1 đơn vị với nam giới, tức là khoảng 14 đơn vị mỗi tuần.
Chuyện hoang đường: Sản phẩm từ sữa gây ung thư
Thực tế: Chưa một nghiên cứu nào đưa ra kết quả rõ ràng về điều này. Nghiên cứu gần đây chỉ rõ việc nạp nhiều canxi (có trong các sản phẩm sữa) còn giúp bảo vệ cơ thể khỏi ung thư ruột. Trong khi một nghiên cứu trước đó lại cho thấy nguy cơ mắc ung thư tuyến tiền liệt và ung thư buồng trứng do dùng các sản phẩm từ sữa.
Những bằng chứng về ung thư vú lại còn mâu thuẫn nhau. Có nghiên cứu cho thấy ung thư vú và các sản phẩm từ sữa có mối liên quan do sữa chứa các chất béo bão hòa, các chất ô nhiễm từ môi trường, nhưng không có bằng chức thực sự thuyết phục.
Một quan điểm khác là các sản phẩm sữa có thể giúp bảo vệ chống lại ung thư vú nhờ lượng canxi được bổ sung đều đặn trong chế độ ăn uống. Nhưng một lần nữa, để đưa ra khuyến nghị cần có thêm nhiều nghiên cứu.
Do đó, trong thời điểm hiện tại, Jane khuyên nên tiếp tục sử dụng sữa và các sản phẩm từ sữa trong chế độ dinh dưỡng hằng ngày bởi đó là một nguồn canxi quý giá nhưng không nên nhiều hơn 8% trong chế độ ăn hằng ngày.
Chuyện hoang đường: Đường “nuôi” ung thư
Thực tế: Đường không thúc đẩy ung thư phát triển nhanh hơn. Tất cả các tế bào, bao gồm cả các tế bào ung thư, đều lấy năng lượng từ đường huyết (glucose) nhưng nhiều đường hơn không có nghĩa là đẩy nhanh tốc độ lớn lên của ung thư.
Tương tự, việc lấy đi đường trong tế bào ung thư không làm chúng “chết đói”. Quan niệm sai lầm này có lẽ là dựa trên một hiểu lầm khi chụp xạ hình cắt lớp PET, vốn thường được dùng trong phân tích ung thư.
Ttrước khi chụp PET, người bệnh sẽ được tiêm 1 lượng nhỏ chất phóng xạ - 1 dạng đường glucose. Tất cả các mô sẽ đều hấp thụ chất này nhưng các tế bào ung thư sẽ hấp thụ nhiều hơn, giúp máy chụp xác định nhanh chóng. Vì lý do này, một số người đã kết luận rằng tế bào ung thư sẽ phát triển nhanh hơn khi chúng ta ăn nhiều đường.
Có những bằng chứng cho thấy ăn một lượng lớn đường làm tăng nguy cơ ung thư - bao gồm ung thư tuyến tụy - nhưng sự thật là ung thư này liên quan với tăng cân và đái tháo đường.
Tuy nhiên, ăn nhiều thực phẩm có nhiều đường sẽ là không tốt nhưng thỉnh thoảng một chút đường lại làm bạn tràn đầy sinh lực.
Lý tưởng nhất là bạn “nạp” đường qua bánh óc chó hay các loại trái cây bởi cùng với đường là các vitamin và chất xơ được bổ sung.
Theo Nhân Hà/Dân trí
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Tin khác
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết
Y tế 23/12/2024 16:40
"Quả ngọt" sau hành trình 11 năm mòn mỏi mong con
Y tế 22/12/2024 06:02
Hoàn thiện Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức và Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 trong năm 2025
Y tế 20/12/2024 20:37
Trang bị kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản cho vị thành niên, thanh niên
Xã hội 20/12/2024 09:58
Hạnh phúc của những cặp vợ chồng quân nhân hiếm muộn
Y tế 19/12/2024 17:38
Tình trạng các nạn nhân vụ cháy trên đường Phạm Văn Đồng đang điều trị tại Bệnh viện E
Y tế 19/12/2024 16:43
Sôi nổi Hội thi Rung chuông vàng tìm hiểu kiến thức về sức khỏe sinh sản vị thành niên
Y tế 17/12/2024 20:52
Thời tiết chuyển lạnh, nhiều người nhập viện vì mắc sởi
Y tế 17/12/2024 08:06
Nhiều người cần tham vấn tâm lý trong điều trị bệnh “khó nói”
Y tế 17/12/2024 06:39
Hà Nội ghi nhận thêm 44 trường hợp mắc sởi
Y tế 17/12/2024 06:38