Sử dụng chất cấm trong chăn nuôi: Xử lý nhẹ, người tiêu dùng lo!

Tình trạng sử dụng chất cấm trong chăn nuôi đã diễn ra rất lâu, thế nhưng, cho đến nay vẫn không giảm, trái lại còn diễn biến phức tạp, quy mô và ở diện rộng hơn... Mới đây, việc tỉnh Đồng Nai kiểm tra và phát hiện 14/48 trang trại trên địa bàn sử dụng chất cấm, chất tạo nạc cho lợn trong chăn nuôi, đã thực sự làm nóng dư luận. Đây là một vấn đề không mới, bởi trước đó cơ quan chức năng đã phát hiện và xử lý nhiều trường hợp dùng chất cấm trong chăn nuôi… Tuy nhiên, mức xử phạt chưa đủ răn đe khiến nhiều người hám lợi vẫn làm liều.
Trắng đêm chặn " thịt bẩn" vào thành phố
TP HCM: Phát hiện gần 1 tấn “thịt bẩn”giấu trên xe

“Bùng phát” chất tạo nạc cho lợn

Mới đây, Chi cục Thú y Đồng Nai thông báo vừa phối hợp với chính quyền của 4 huyện trên địa bàn tỉnh, tiến hành lấy mẫu xét nghiệm trong đợt kiểm tra lần 2 (tháng 5/2015). Qua xét nghiệm đã phát hiện 14/48 mẫu phẩm dương tính với chất cấm Salmubutamol (thuộc nhóm Benta – Agonist). Từ việc phát hiện này cho thấy, số lượng người sử dụng chất cấm trong chăn nuôi lợn tại Đồng Nai đã tăng lên gấp đôi so với năm 2014. Theo đó, huyện Trảng Bom có 5 trang trại của các hộ là Trần Thanh Phong, Phạm Mai Trang, Nguyễn Hữu Trung (xã Đồng Hòa), Phan Thanh Canh, Phạm Trà (xã Tây Hòa); huyện Long Thành có 1 trang trại của gia đình ông Trần Thanh Liêm (xã Bàu Cạn); huyện Xuân Lộc có 3 trang trại của hộ gia đình Phạm Đình Trúc, Huỳnh Thanh Sơn (xã Suối Cao) và Nguyễn Đức Minh (xã Xuân Định); Vĩnh Cửu có 5 trang trại của các hộ gia đình là Trần Thanh Nghị, Nguyễn Thành An, Trịnh Minh Tâm, Nguyễn Khoa Hồ, Bùi Thị Sáu (ngụ thị trấn Vĩnh An).

Sử dụng chất cấm trong chăn nuôi: Xử lý nhẹ, người tiêu dùng lo!
Sử dụng thịt lợn có chất tạo nạc sẽ gây ảnh hưởng đến hệ thần kinh và tim mạch

Không chỉ xuất hiện ở Đồng Nai, trước đó, một số hộ chăn nuôi ở các tỉnh phía Bắc cũng bị cơ quan chức năng phát hiện và xử lý vì sử dụng chất tạo nạc để nuôi lợn, khiến người tiêu dùng lo lắng. Đó là các hộ nuôi lợn ở Bắc Ninh, Hưng Yên, Hòa Bình, Hải Dương…Thế nhưng, hiện nay thực trạng này không có dấu hiệu giảm bớt mà ngày một diễn biến phức tạp hơn, quy mô hơn, xuất hiện trên diện rộng hơn.

Anh Nguyễn Văn Hùng (Bắc Từ Liêm, Hà Nội) cho rằng, việc người chăn nuôi cố tình sử dụng các chất cấm, chất độc hại vào chăn nuôi, gây nguy hại đến sức khỏe người tiêu dùng là việc làm trái đạo đức, vi phạm pháp luật.

Chia sẻ với các cơ quan báo chí về thực trạng trên, ông Trần Văn Quang, Chi cục trưởng Chi cục Thú y Đồng Nai cho biết, với mục đích “làm đẹp” cho lợn để bán với giá cao, hiện nay việc người chăn nuôi cố tình sử dụng các chất cấm, chất tạo nạc khiến vấn đề trở nên phức tạp và diễn ra ở hầu hết các trang trại lớn. Từ các mẫu phẩm chứa chất tạo nạc Beta-Agonist công bố cho thấy, tồn dư chất cấm trong thịt lợn cao từ 17 – 695,5ppb lượng cho phép (ppb hàm lượng chất cấm cho phép, tối đa không quá 2ppb).

Cần xử lý hình sự

Theo bác sĩ Tiến Đoàn, phòng khám Phúc Tâm, các chất thuộc nhóm Beta-Agonist có tác dụng làm giảm mỡ thừa của lợn, đồng thời kích thích sự phát triển của cơ và tạo nạc. Về mặt y học, các chất này có tác dụng làm giãn cơ cuống phổi, giãn cơ tử cung, kích thích giải phóng insulin…Khi sử dụng thịt lợn có chất cấm, người dùng dễ bị ảnh hưởng lên hệ thần kinh, hệ cơ và tim mạch…

Việc người chăn nuôi sử dụng chất cấm, chất tạo nạc để nuôi lợn không phải là mới, hậu quả của nó không phải người chăn nuôi không biết nhưng vì lợi nhuận người ta vẫn cố tình vi phạm. Điều quan trọng là biện pháp nào để xử lý nghiêm các trang trại sử dụng chất cấm? Chế tài nào để người chăn nuôi thực sự cảm thấy có trách nhiệm và đủ sức răn đe? Đây thực sự là trăn trở của nhiều người tiêu dùng.

Trả lời vấn đề này, bà Nguyễn Thị Hằng, Th.s chuyên ngành chăn nuôi – Trường Đại học Nông nghiệp, chia sẻ, hiện nay, việc xử lý vi phạm đối với những trường hợp bị phát hiện sử dụng chất cấm chưa đủ mạnh, chưa đủ sức răn đe. Mức xử phạt đối với trường hợp các hộ chăn nuôi bị phát hiện sử dụng chất cấm, chất tạo nạc với lợn cao nhất chỉ là 15 triệu đồng, đồng thời tạm giữ vật nuôi giao cho địa phương quản lý. Một thời gian sau tiếp tục lấy mẫu đưa đi xét nghiệm, nếu không còn chất cấm thì sẽ tiếp tục được đưa ra thị trường tiêu thụ… khiến người chăn nuôi không cảm thấy lo sợ vì bị xử phạt.

Đồng tình với quan điểm trên, ông Nguyễn Trí Công, Chủ tịch Hiệp hội chăn nuôi Đồng Nai, cho rằng, mức xử phạt này so với nguồn lợi nhuận mang lại cho người chăn nuôi khi họ xử dụng chất tạo nạc thì chẳng thấm vào đâu. Các cơ quan chức năng địa phương cần tăng cường kiểm tra, các nhà làm luật cần đưa ra những biện pháp xử phạt bổ sung nhằm ngăn chặn tình trạng này. Thậm chí nếu cần có thể xử lý hình sự nếu như tái phạm, thì vấn đề này mới có thể xử lý dứt điểm.

Chúng ta vẫn còn nhớ bài học của 3 năm về trước, khi thông tin về việc có một số hộ gia đình sử dụng chất tạo nạc được báo chí chỉ mặt, người tiêu dùng lo lắng và quay lưng lại với thịt lợn khiến ngành chăn nuôi điêu đứng. Với sự nỗ lực của ngành, thời gian sau, thị trường thịt lợn đã dần phục hồi. Thế nhưng, sau sự việc mới đây ở khu vực phía Nam, người tiêu dùng tẩy chay thịt lợn đã hiển hiện trước mắt. Trong thời điểm kinh tế thị trường mở cửa, nếu người chăn nuôi Việt Nam không tự cứu lấy mình bằng công nghệ, bằng ý thức tự bảo vệ thì không chỉ ngành chăn nuôi mà rất nhiều ngành khác sẽ bị thua ngay trên chính sân nhà. “Chúng ta phải nghĩ đến chiến lược phát triển lâu dài, toàn diện. Đừng vị lợi ích trước mắt mà đánh đổi cả thị trường”, bà Hằng cho hay.

Đạt Đỗ

Có thể bạn quan tâm

Ý kiến bạn đọc

Nên xem

Nhiều tổ hợp xét tuyển “lạ” trong tuyển sinh đại học năm 2025

Nhiều tổ hợp xét tuyển “lạ” trong tuyển sinh đại học năm 2025

Mùa tuyển sinh năm 2025, nhiều trường đại học điều chỉnh tổ hợp xét tuyển do quy chế tuyển sinh có nhiều thay đổi. Việc này góp phần mở rộng cơ hội vào đại học cho các học sinh. Tuy nhiên, sự xuất hiện của những tổ hợp “lạ” - không có môn học cốt lõi liên quan đến ngành đào tạo - khiến học sinh, phụ huynh băn khoăn.
Cái giá phải trả vì “bóc phốt” nhau trên mạng xã hội

Cái giá phải trả vì “bóc phốt” nhau trên mạng xã hội

Nghị định của Chính phủ, bộ Luật Hình sự, Luật An ninh mạng… đều quy định rất rõ các chế tài xử lý hành vi xúc phạm, lăng mạ, bôi nhọ danh dự, nhân phẩm của người khác. Thậm chí việc đưa ảnh, chuyện đời tư người khác lên các nền tảng mạng xã hội khi chưa được sự cho phép cũng bị xử phạt rất nặng. Chế tài đã có, nhưng chuyện xúc phạm, lăng mạ, bôi nhọ danh dự người khác vẫn đều đều xuất hiện trên các nền tảng mạng xã hội.
Hà Nội: Bắt giữ 2 tàu khai thác cát trái phép trên sông Hồng

Hà Nội: Bắt giữ 2 tàu khai thác cát trái phép trên sông Hồng

Rạng sáng ngày 2/4/2025, lực lượng chức năng đã phát hiện và bắt giữ 2 phương tiện thủy có hành vi khai thác cát trái phép trên sông Hồng.
Bị bạn trai trên mạng rủ đầu tư tiền ảo, người phụ nữ bị mất gần 9 tỷ đồng

Bị bạn trai trên mạng rủ đầu tư tiền ảo, người phụ nữ bị mất gần 9 tỷ đồng

Khi bạn trai quen qua mạng xã hội rủ đầu tư tiền ảo, chị T (quận Hà Đông, Hà Nội) đã tin tưởng và bị chiếm đoạt gần 9 tỷ đồng.
Chăm lo thiết thực, hiệu quả cho đoàn viên, người lao động

Chăm lo thiết thực, hiệu quả cho đoàn viên, người lao động

Thời gian tới, các cấp Công đoàn quận Thanh Xuân xác định sẽ duy trì các hoạt động chăm lo cho đoàn viên, người lao động theo hướng thiết thực, hiệu quả, hướng về cơ sở và người lao động.
LĐLĐ quận Long Biên: Tổ chức chuỗi hoạt động thiết thực, tận tâm chăm lo cho đoàn viên

LĐLĐ quận Long Biên: Tổ chức chuỗi hoạt động thiết thực, tận tâm chăm lo cho đoàn viên

Quý II/2025, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Long Biên sẽ tiếp tục cụ thể hóa, đa dạng các hoạt động theo chủ đề công tác năm 2025 đã đề ra, đó là: “Tận tâm chăm lo, vững vàng bảo vệ, phát huy sức mạnh đoàn kết và phát triển tổ chức Công đoàn”.
Sắp diễn ra Ngày hội việc làm - Chuyên đề việc làm bán thời gian năm 2025

Sắp diễn ra Ngày hội việc làm - Chuyên đề việc làm bán thời gian năm 2025

Ngày hội việc làm - Chuyên đề việc làm bán thời gian năm 2025 sẽ diễn ra vào ngày 9/4 tại Hà Nội với sự tham gia của trên 30 doanh nghiệp, đơn vị tuyển dụng, tuyển sinh nhiều vị trí đa dạng ngành nghề.

Tin khác

CDC Hà Nội giám sát công tác phòng, chống bệnh tay chân miệng

CDC Hà Nội giám sát công tác phòng, chống bệnh tay chân miệng

Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) thành phố Hà Nội số ca mắc tay chân miệng đang có xu hướng tăng theo chu kỳ dịch hằng năm, chủ yếu là ca bệnh tản phát, ghi nhận một số ổ dịch ở trường mầm non và cộng đồng. CDC Hà Nội cũng dự báo, số ca mắc tay chân miệng trên địa bàn Thành phố sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới.
Hà Nội ghi nhận thêm 189 trường hợp mắc sởi

Hà Nội ghi nhận thêm 189 trường hợp mắc sởi

Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội, trong tuần qua, số ca mắc sởi tiếp tục tăng so với tuần trước, chủ yếu ở người chưa được tiêm chủng hoặc chưa tiêm chủng đầy đủ, dự báo tiếp tục ghi nhận ca bệnh trong thời gian tới.
Bệnh viện Nhi Hà Nội tiếp nhận điều trị gần 300 ca mắc sởi

Bệnh viện Nhi Hà Nội tiếp nhận điều trị gần 300 ca mắc sởi

Từ đầu năm đến nay, Bệnh viện Nhi Hà Nội đã tiếp nhận gần 300 ca mắc sởi điều trị nội trú và hơn 100 ca mắc sởi điều trị ngoại trú. Trước tình hình dịch, bệnh sởi diễn biến phức tạp, công tác kiểm soát, phòng ngừa lây nhiễm chéo trong Bệnh viện Nhi Hà Nội được tăng cường. Đặc biệt, việc phân luồng, chẩn đoán sớm ca bệnh từ khâu nhập viện đến phòng cách ly và khu vực điều trị được tiến hành đồng bộ và bài bản.
Huyện Thanh Trì tăng cường phòng, chống dịch sởi

Huyện Thanh Trì tăng cường phòng, chống dịch sởi

Để nhanh chóng kiểm soát dịch bệnh, 16 xã, thị trấn trên địa bàn huyện Thanh Trì đã chủ động, quyết liệt thực hiện nghiêm chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Y tế, của huyện trong công tác phòng, chống dịch; đẩy nhanh tiến độ triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng, chống bệnh sởi, góp phần ngăn chặn dịch sởi bùng phát trên địa bàn.
4 biện pháp trọng tâm phòng, chống dịch bệnh sởi hiệu quả

4 biện pháp trọng tâm phòng, chống dịch bệnh sởi hiệu quả

Cũng như nhiều địa phương khác, dịch bệnh sởi đang gia tăng trên địa bàn thành phố Hà Nội. Trước tình hình này, ngày 28/3, Giáo sư, Tiến sĩ (GS.TS) Phan Trọng Lân, Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương (Bộ Y tế) đã có buổi làm việc với Sở Y tế Hà Nội về kiểm tra, giám sát công tác triển khai Chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng bệnh sởi cũng như việc thu dung, điều trị cho bệnh nhân trên địa bàn.
Hà Nội: Quyết liệt triển khai Chiến dịch tiêm vắc xin sởi cho trẻ từ 6 - 9 tháng tuổi

Hà Nội: Quyết liệt triển khai Chiến dịch tiêm vắc xin sởi cho trẻ từ 6 - 9 tháng tuổi

Từ đầu năm 2025 đến nay, toàn Thành phố ghi nhận 1.275 trường hợp mắc sởi tại tất cả 30 quận/huyện/thị xã, 328 xã/phường/thị trấn, trong đó có 1 trường hợp tử vong do không tiêm vắc xin phòng bệnh. Hiện Hà Nội vẫn đang quyết liệt triển khai Chiến dịch tiêm vắc xin phòng sởi cho trẻ từ 6 - 9 tháng tuổi.
Hậu quả khôn lường khi do dự, chống đối tiêm vắc xin

Hậu quả khôn lường khi do dự, chống đối tiêm vắc xin

Từ đầu năm 2025 đến nay, số ca mắc sởi gia tăng tại nhiều địa phương, trong đó đã có 6 trường hợp tử vong trên cả nước. Đáng lo ngại, đa phần số ca bệnh mắc sởi có chỉ định nhập viện đều chưa được tiêm vắc xin, hoặc tiêm chưa đầy đủ vì nhiều lý do khác nhau. Một trong những nguyên nhân khiến nhiều trẻ mắc sởi nhập viện là do cha mẹ do dự tiêm vắc xin, hoặc "anti"- chống vắc xin, điều này đã vô tình đẩy trẻ vào nguy hiểm.
Gia tăng bệnh nhân là trẻ em và người lớn mắc sởi nhập viện điều trị

Gia tăng bệnh nhân là trẻ em và người lớn mắc sởi nhập viện điều trị

Ngày 27/3, Đoàn Công tác của Bộ Y tế do Giáo sư, Tiến sĩ Trần Văn Thuấn - Chủ tịch Hội đồng Y khoa Quốc gia, Thứ trưởng Bộ Y tế đã kiểm tra công tác sàng lọc, phân luồng, thu dung điều trị bệnh nhân sởi trẻ em và người lớn tại Bệnh viện Nhi Trung ương và Viện Y học Nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai.
3 nhóm đối tượng nguy cơ cao nên tiêm vắc xin phòng bệnh sởi

3 nhóm đối tượng nguy cơ cao nên tiêm vắc xin phòng bệnh sởi

Người có bệnh lý nền, phụ nữ mang thai và người chưa có miễn dịch nguy cơ mắc sởi cao và gặp các biến chứng nặng như viêm phổi, tiêu chảy cấp, viêm loét giác mạc dẫn đến mù lòa, tổn thương gan… Hiện, bệnh sởi chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, Bộ Y tế khuyến cáo tiêm vắc xin là biện pháp để phòng bệnh hiệu quả.
Hà Nội: Kiểm soát nhiễm khuẩn, phòng lây nhiễm chéo bệnh sởi trong các cơ sở y tế

Hà Nội: Kiểm soát nhiễm khuẩn, phòng lây nhiễm chéo bệnh sởi trong các cơ sở y tế

Sở Y tế Hà Nội vừa có văn bản chỉ đạo các cơ sở y tế trong và ngoài công lập trực thuộc ngành tăng cường công tác kiểm soát nhiễm khuẩn, phòng chống lây nhiễm chéo bệnh sởi trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
Xem thêm
Phiên bản di động