Sau “lệch chuẩn” sẽ là “nghịch chuẩn”
Bạo lực học đường: Giải pháp nào hữu hiệu | |
Học sinh lớp 12 bị đâm chết từ một cái “liếc” |
Thời gian qua, chuyện một học sinh lớp 4 tại tỉnh Đồng Tháp cầm ghế đánh bạn cùng lớp dã man, khiến nhiều học sinh lo lắng, phụ huynh hoang mang, xã hội bức xúc.
“Bạo lực học đường” ngày càng giảm độ tuổi
Sau khi trên Mạng xã hội xuất hiện đoạn clip với tựa đề “Học sinh cấp một đánh nhau”, sự việc ngay sau đó được làm rõ, nữ sinh cầm ghế đánh bạn nam trong clip là học sinh lớp 4C, Trường tiểu học An Thạnh (Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp). Trong clip nữ sinh còn tuyên bố “Thằng nào kêu tao bỏ, tao đánh hết”.
Học sinh ngày càng có thói quen giải quyết mâu thuẫn bằng bạo lực. |
Nhiều người xem xong đoạn clip trên bàng hoàng và cho rằng, những người có trách nhiệm ở đâu mà để cho các học sinh tiểu học “xử” nhau như côn đồ? Thậm chí có nhiều ý kiến cho rằng, vì sao ở độ tuổi đó, các em lại được phép mang điện thoại vào lớp, rồi quay phim, chụp ảnh tung lên mạng xã hội? Phải chăng, phụ huynh quá nuông chiều con hay là ngành giáo dục thực sự đang có vấn đề?.
Trước đó, một câu chuyện cũng gây bức xúc không kém với các phụ huynh, là hình ảnh một em học sinh lớp 1A, Trường Tiểu học Phìn Ngan (Bát Xát, tỉnh Lào Cai), bị cô giáo Trần Thu Trà dùng thước đánh tím mặt. Nguyên nhân sự việc được cho là do cô Trà bực tức các học sinh, vì trước đó dù đã được ôn luyện, hướng dẫn tận tình, nhưng vẫn không làm được bài tập.
Cũng với lý do trên, vài ngày sau đó tại trường Tiểu học Kim Đồng (xã Chư A Thai, Phú Thiện, tỉnh Gia Lai”, cô giáo Võ Thị Thái Phong đã dùng thước kẻ đánh tím mông 12 học sinh. Những sự việc trên ngay sau đó đã được Ban giám hiệu nhà trường, chính quyền địa phương xử lý và đình chỉ dạy học... Còn đối với các học sinh, mặc dù sức khỏe đã ổn định, nhưng tâm lý vẫn còn rất hoang mang, sợ hãi.
Bày tỏ sự bức xúc về vấn nạn bạo lực trên, chị Nguyễn Huyền Thanh (P.Kim Giang, quận Thanh Xuân, HN, đang có con học tiểu học) cho biết, “bạo lực học đường” là một trong những vấn nạn tồn tại trong ngành giáo dục từ rất lâu.
Thế nhưng, nó đang ngày một gia tăng mạnh mẽ. Đặc biệt là độ tuổi bạo lực và bị bạo lực ngày một xuống thấp hơn, tôi thực sự thấy rất lo. Vấn đề này xảy ra không chỉ là trách nhiệm của gia đình, nhà trường, mà ngành giáo dục cần phải xem lại hệ thống giáo dục xem đã hoàn thiện hay chưa?”.
Hiện nay, trên hầu khắp các trang mạng xã hội, vấn nạn “bạo lực học đường” luôn thu hút rất nhiều người theo dõi, với đủ lường ý kiến. Tuy nhiên, nguồn cơn của mọi mâu thuẫn ấy, lại luôn được bắt nguồn từ cách ứng xử trong giao tiếp giữa giáo viên với học sinh hoặc giữa học sinh với học sinh.
Từ những cách ứng xử thiếu chuẩn mực, cùng với cách ứng xử tưởng chừng như vô thưởng vô phạt ấy, lại chính là nguyên nhân khiến các học sinh, giải quyết mâu thuẫn bằng bạo lực, hay những cách hành xử thiếu văn hóa.
“Lệch chuẩn” sẽ dẫn đến “nghịch chuẩn”
Thực trạng “lệch chuẩn” trong văn hóa học đang ngày một diễn ra phổ biến và trên diện rộng, khiến phụ huynh thực sự lo lắng bởi cách quản lý, giáo dục hiện nay, cùng với đó là sự lo lắng, bất bình của các nhà quản lý giáo dục.
Về vấn đề này, GS. Phạm Minh Hạc – nguyên Bộ trưởng Bộ Giáo dục - Đào tạo chia sẻ cảm xúc: “Từng là người công tác trong ngành giáo dục, trước những thực trạng trên tôi thực sự thấy hổ thẹn. Nhà trường là nơi giáo dục các em nên người, vậy mà tôi lại không thể tưởng tượng được rằng, cách ứng xử thiếu văn hóa, thiếu chuẩn vẫn diễn ra, để rồi việc thầy đánh trò nhỏ tuổi ngay trước mặt cả lớp, hay các em học sinh tiểu học đánh nhau..lại xảy ra ngày một nhiều. Tôi cho đây là điều không thể chấp nhận được trong môi trường sư phạm”. |
Về vấn đề này, GS. Phạm Minh Hạc – nguyên Bộ trưởng Bộ Giáo dục - Đào tạo chia sẻ cảm xúc: “Từng là người công tác trong ngành giáo dục, trước những thực trạng trên tôi thực sự thấy hổ thẹn.
Nhà trường là nơi giáo dục các em nên người, vậy mà tôi lại không thể tưởng tượng được rằng, cách ứng xử thiếu văn hóa, thiếu chuẩn vẫn diễn ra, để rồi việc thầy đánh trò nhỏ tuổi ngay trước mặt cả lớp, hay các em học sinh tiểu học đánh nhau..lại xảy ra ngày một nhiều. Tôi cho đây là điều không thể chấp nhận được trong môi trường sư phạm”.
Cũng theo G.S Phạm Minh Hạc, giáo dục, luôn được coi là nhân tố cực kỳ quan trọng quyết định sự trường tồn của quốc gia, của dân tộc. Phạm trù văn hóa học đường ra đời cách đây 25 năm. Văn hoá luôn đi liền với giáo dục, giáo dục đi liền với văn hoá. Suốt chiều dài lịch sử ấy, chân lý đó ngày càng sáng tỏ.
Vì thế, Nhà trường không chỉ dạy chữ mà còn dạy học sinh cách làm người, sau cùng mới là dạy nghề. “Trí dục và đức dục không thể tách biệt mà phải rất gắn bó với nhau, nhưng chúng ta đã có thời gian không chú ý tới việc dạy người, mà chỉ chú ý đến dạy chữ. Nếu chúng ta không quan tâm, rất dễ dẫn đến sự lệch chuẩn trong giáo dục. Đây là vấn đề rất đáng chú ý bởi ban đầu là sự lệch chuẩn sau sẽ là nghịch chuẩn” – G.S Hạc nói.
Đồng tình với quan điểm với G.S Phạm Minh Hạc, thầy giáo Nguyễn Văn Hoạt – Hiệu trưởng Trường THCS số 1 Thượng Hà (Bảo Yên, tỉnh Lào Cai) - cũng cho biết: Phải nhìn nhận một cách khách quan rằng, đối với giáo viên vùng cao thì áp lực rất lớn.
Khi phụ huynh đưa con đến trường thì gần như giao toàn bộ việc dạy dỗ cho thầy cô. Chính vì vậy, ngoài việc dạy kiến thức cho học sinh, giáo viên vùng cao còn phải dạy luôn cả đạo đức, lối sống, rèn luyện tính cách… mà ít có sự phối hợp của gia đình.
Bên cạnh đó, áp lực thành tích trong các phong trào thi đua giảng dạy cũng khiến nhiều giáo viên phải chạy đua với thời gian, muốn đốc thúc học sinh tiến bộ nhanh hơn. Nói như vậy không có nghĩa là giáo viên nào chịu áp lực cũng đánh học sinh, nó còn phụ thuộc vào cách suy nghĩ của mỗi người và khả năng chịu áp lực của nghề giáo.
Ngoài ra, khâu đào tạo cũng giữ một vai trò quan trọng trong quá trình hình thành nền “văn hóa học đường”, bởi giáo viên có tiếp thu được kiến thức sư phạm tốt, mới có cách dạy học trò dễ dàng hơn mà không phải bức xúc đến nỗi dùng đến bạo lực. Đồng thời, cũng từ khả năng sư phạm, giáo viên sẽ ngăn chặn được học sinh dùng bạo lực để giải quyết xích mích với nhau.
Bảo Thoa – Tuấn Minh
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Noel trong tôi
Cuối năm, tăng cường xử lý vi phạm về giao thông
Điều hành chính sách tiền tệ đảm bảo tăng trưởng bền vững
Thủ tục báo tăng đóng bảo hiểm xã hội
Tin vui: Người dân được nhận 2 tháng lương hưu, trợ cấp BHXH trước Tết
Doanh nghiệp cần hỗ trợ trong chuyển đổi “xanh”
Đánh giá tác động khi áp thuế tiêu thụ đặc biệt
Tin khác
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Giáo dục 23/12/2024 16:44
Trường THPT Quang Trung: Điểm sáng trong công tác đào tạo, bồi dưỡng học sinh giỏi
Giáo dục 22/12/2024 20:16
Hà Nội: Gặp mặt, động viên đội tuyển tham dự kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT năm học 2024 - 2025
Giáo dục 20/12/2024 18:30
Gắn biển công trình trường học cấp Thành phố kỷ niệm 80 năm thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam
Giáo dục 20/12/2024 13:48
Giáo dục truyền thống yêu nước cho thế hệ trẻ
Giáo dục 20/12/2024 08:34
Thấp thỏm chờ phương án tuyển sinh vào lớp 10
Giáo dục 19/12/2024 17:41
PGS.TS Nguyễn Văn Hùng được bổ nhiệm làm Hiệu trưởng Trường Đại học Giao thông vận tải
Giáo dục 19/12/2024 06:31
Trường THCS Lạc Viên: Hành trình rực rỡ trong năm học 2023 -2024
Giáo dục 18/12/2024 15:31
Ngành Giáo dục Hà Nội: Nhiều kết quả trong thực hiện Chương trình số 06-CTr/TU
Giáo dục 17/12/2024 19:22
Học sinh cuối cấp, giải pháp nào vượt qua áp lực?
Giáo dục 17/12/2024 17:12