Bạo lực học đường: Giải pháp nào hữu hiệu
Học sinh lớp 12 bị đâm chết từ một cái “liếc” | |
Cứ 10 học sinh châu Á thì 7 em bị bạo lực học đường | |
Bạo lực học đường gia tăng |
Học sinh giỏi cũng... đánh bạn
Từ đầu năm đến nay, hàng loạt những vụ bạo lực học đường gây rúng động dư luận. Mở đầu là xảy ra tại trường THCS Lý Tự Trọng (Trà Vinh) và clip được tung lên mạng. Nguyên nhân do từ chối việc sai vặt, nữ sinh tên P. đã bị 5 bạn nữ và 2 bạn nam dùng ghế nhựa đánh hội đồng không thương tiếc để "dằn mặt". Tham gia vụ việc có lớp trưởng của lớp P. từng có nhiều năm liền đạt học sinh giỏi, là thành viên đội tuyển năng khiếu Aerobic của tỉnh. Rõ ràng, nguyên nhân dẫn tới ẩu đả xuất phát từ những xích mích rất nhỏ nhưng lại lôi kéo số lượng đông học sinh tham gia. Hay như vụ xô xát của khoảng 20 nam sinh trường THCS Phúc Diễn (quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội). Sau khi lăng mạ nhau bằng lời tục tĩu, hai bên đã xông vào đánh đấm như phim hành động khiến người xem không khỏi bị sốc, có sự việc xảy ra vô cùng nghiêm trọng như vụ ẩu đả học sinh Trường THCS Nguyễn Du (Hậu Giang) khiến một nữ sinh lớp 9 bị đánh ngất xỉu, phải nhập viện; hoặc trường hợp một nữ sinh lớp 11 trường THPT Tử Đà, Phù Ninh, Phú Thọ bị bạn đánh dẫn đến mất khả năng nói.
Nhà trường cần có những tư vấn kịp thời để hỗ trợ tâm lý cho học sinh. Ảnh minh họa. |
Đáng chú ý là phần lớn học sinh tham gia những cuộc ẩu đả này đều xuất phát từ học sinh THCS, THPT - lứa tuổi đẹp nhất của tuổi học trò. Theo cô giáo Nguyễn Thu Hương – giáo viên dạy văn một trường THCS thuộc quận Thanh Xuân cho hay, học trò đánh nhau chủ yếu do mâu thuẫn nhỏ và bị bạn bè xúi giục. Không ít học sinh có học lực khá giỏi, hạnh kiểm tốt vẫn đánh nhau với bạn cùng lớp. Đôi khi nguyên nhân chỉ từ những bất đồng ý kiến trên mạng xã hội dẫn đến cãi vã, ẩu đả. Khi bị tác động bởi ngoại cảnh, học sinh dễ dàng hành động quá mức kiểm soát của mình.
Trước những clip bạo lực của học trò ngày nay, không ít các bậc phụ huynh tỏ ra ngán ngẩm. Song họ cũng lo lắng con em mình cũng sẽ trở thành những nạn nhân. Anh Nguyễn Xuân Thành (Thái Hà – Hà Nội) cho biết, gia đình anh có cậu con trai lớn năm nay vào lớp 10 nên anh cũng tỏ ra lo ngại bởi những thông tin, hình ảnh, clip học sinh đánh nhau tràn lan trên mạng sẽ tác động tiêu cực đến giai đoạn phát triển về thể chất và tâm sinh lý của con mình. “Phần lớn những clip dạng này có đông người xem hơn thứ bổ ích. Các cháu ở giai đoạn phát triển rất hiếu thắng và thích thể hiện bản thân nên rất dễ bị kích động ...”, anh Thành nói.
Cần nhân rộng mô hình phòng tư vấn tâm lý
Theo bà Ngô Thị Thanh – Hiệu trưởng trường tiểu học Nam Từ Liêm (Hà Nội), để hạn chế nạn bạo lực học đường cần chú trọng giáo dục từ cấp tiểu học. Mặc dù cấp tiểu học, các em còn nhỏ, nhà trường không phải đứng trước áp lực xảy ra tình trạng bạo lực học đường như cấp phổ thông nhưng đây là giai đoạn nền tảng phát triển của trẻ nhỏ nên việc rèn luyện, giáo dục cần được nhà trường đặc biệt chú trọng. Song song với việc giảng dạy, nhà trường cần triển khai các hoạt động phong trào như sinh hoạt ngoại khóa, sinh hoạt tập thể dạy kỹ năng sống cho trẻ.
Tại hội thảo “Xây dựng mô hình tư vấn tâm lý trong các cơ sở giáo dục phổ thông” vừa diễn ra ngày 9/10 do Bộ GD&ĐT tổ chức cũng có rất nhiều ý kiến cho rằng, việc thành lập các mô hình tư vấn là hết sức cần thiết, phải nhân rộng tại các trường và có chính sách phù hợp cho mô hình phát triển. Một trong những đơn vị có sự chú trọng thực hiện triển khai mô hình này là trường Marie Curie TP HCM đã sử dụng cách thức tư vấn tâm lý cho học sinh qua Internet. Bên cạnh việc tư vấn qua email, nhà trường mở trang Marie Curie Confession trên Facebook. Đây là kênh liên lạc thông tin hiệu quả đối với học sinh gặp khó khăn về tâm lý. Cũng theo đại diện trường này, quan điểm của trường Marie Curie TP HCM, tư vấn tâm lý để nhằm hỗ trợ tâm lý học sinh, không phải moi móc đời sống tâm lý cá nhân. Mới đây, THPT Nguyễn Thị Khai, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội đã mở một học, nhưng không phải để cho các em học mà là phòng tham vấn tâm lý học đường, được coi là nơi gỡ rối tơ lòng cho các em. Phòng này được coi như một thư viện nhỏ với những cuốn sách kể câu chuyện cuộc sống.
Theo các chuyên gia về tâm lý, khúc mắc của học sinh cần được điều chỉnh, giải tỏa kịp thời, nếu không sẽ rất dễ dẫn đến hậu quả đáng lo ngại như chán học, trầm cảm, bạo lực học đường…Ông Nguyễn Đức Sơn - Trưởng khoa Tư vấn tâm lý giáo dục, ĐH Sư phạm Hà Nội nói: “Xu hướng là tất cả các trường cần phải có phòng tư vấn học đường, vì yêu cầu cuộc sống đòi hỏi phải có như thế, phải để mô hình được nhân rộng. Những người tư vấn tâm lý cũng phải được đào tạo đầy đủ và có cơ chế để hoạt động được hiệu quả".
Tuy nhiên hiện nay, việc triển khai phòng tâm lý trong trường học vẫn còn nhiều hạn chế. "Khó khăn hiện nay là chưa có biên chế cho bộ phận chuyên trách tư vấn tâm lý ở nhà trường, chưa có kinh phí để hoạt động. Cán bộ tư vấn tâm lý chỉ là kiêm nhiệm, chưa chuyên nghiệp. Bên cạnh đó, phòng tư vấn còn gặp phải rào cản lớn về tâm lý, nhiều phụ huynh và học sinh vẫn e ngại, không chủ động trong việc tìm kiếm dịch vụ hỗ trợ.” - Ông Ngũ Duy Anh, Vụ trưởng Công tác học sinh sinh viên cho biết thêm.
Theo bà Ngô Thị Thanh – Hiệu trưởng trường tiểu học Nam Từ Liêm (Hà Nội), để hạn chế nạn bạo lực học đường cần chú trọng giáo dục từ cấp tiểu học. Mặc dù cấp tiểu học, các em còn nhỏ, nhà trường không phải đứng trước áp lực xảy ra tình trạng bạo lực học đường như cấp phổ thông nhưng đây là giai đoạn nền tảng phát triển của trẻ nhỏ nên việc rèn luyện, giáo dục cần được nhà trường đặc biệt chú trọng. Song song với việc giảng dạy, nhà trường cần triển khai các hoạt động phong trào như sinh hoạt ngoại khóa, sinh hoạt tập thể dạy kỹ năng sống cho trẻ. |
Tuệ Liên
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Kiểm soát an ninh hàng không dịp Tết 2025
Đường vành đai 4 - Vùng Thủ đô được triển khai tới đâu?
Mở rộng tiêm phòng sởi cho trẻ dưới 9 tháng tuổi
Noel trong tôi
Cuối năm, tăng cường xử lý vi phạm về giao thông
Điều hành chính sách tiền tệ đảm bảo tăng trưởng bền vững
Thủ tục báo tăng đóng bảo hiểm xã hội
Tin khác
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Giáo dục 23/12/2024 16:44
Trường THPT Quang Trung: Điểm sáng trong công tác đào tạo, bồi dưỡng học sinh giỏi
Giáo dục 22/12/2024 20:16
Hà Nội: Gặp mặt, động viên đội tuyển tham dự kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT năm học 2024 - 2025
Giáo dục 20/12/2024 18:30
Gắn biển công trình trường học cấp Thành phố kỷ niệm 80 năm thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam
Giáo dục 20/12/2024 13:48
Giáo dục truyền thống yêu nước cho thế hệ trẻ
Giáo dục 20/12/2024 08:34
Thấp thỏm chờ phương án tuyển sinh vào lớp 10
Giáo dục 19/12/2024 17:41
PGS.TS Nguyễn Văn Hùng được bổ nhiệm làm Hiệu trưởng Trường Đại học Giao thông vận tải
Giáo dục 19/12/2024 06:31
Trường THCS Lạc Viên: Hành trình rực rỡ trong năm học 2023 -2024
Giáo dục 18/12/2024 15:31
Ngành Giáo dục Hà Nội: Nhiều kết quả trong thực hiện Chương trình số 06-CTr/TU
Giáo dục 17/12/2024 19:22
Học sinh cuối cấp, giải pháp nào vượt qua áp lực?
Giáo dục 17/12/2024 17:12