Rượu phá huỷ não bộ của bạn như thế nào?
Bác sĩ Lý Trần Tình - Nguyên Giám đốc Bệnh viện Tâm thần Hà Nội |
Vợ giấu bác sĩ cho chồng uống rượu
Theo bác sĩ, giới hạn sử dụng rượu an toàn là nam giới uống không quá 3 đơn vị rượu/ngày (mỗi đơn vị là 40cc), nữ giới không quá 2 đơn vị. Đặc biệt mỗi tuần phải có ít nhất hai ngày... nghỉ uống, không dính dáng gì tới rượu.
Tuy nhiên với những “tiên tửu” thì điều này cực kỳ khó. Bác sĩ Tình kể, có những trường hợp bệnh nhân loạn thần do rượu đến bệnh viện điều trị nhưng vợ lại giấu diếm mua rượu mang vào cho chồng uống bởi vì không có rượu là bệnh nhân vật vã, chửi bởi và doạ nạt vợ con.
Người vợ một phần sợ chồng đánh, một phần thương chồng phải chịu hội chứng cai nghiện nên lén lút mua rượu cho chồng. Điều này dẫn đến việc cai rượu cực kỳ khó.
Trường hợp của bệnh nhân Nguyễn Văn T. trú tại Gia Lâm, Hà Nội mới 38 tuổi nhưng đã có thâm niên uống rượu 20 năm. Những năm gần đây T. không đi làm ở đâu vì lúc nào cũng trong tình trạng chân nam đá chân xiêu và hoang tưởng ghen tuông có ảo thanh xui khiến.
T. đã nhập viện điều trị nhưng được 1 thời gian bệnh lại tái phát vì về nhà T. lại đâu vào đấy. Cậu không thể không uống rượu vì thiếu rượu cậu rơi vào trầm cảm, đòi tự tử. Để chiều lòng, người nhà đành cho T. uống rượu. Cứ thế, cậu rơi vào trạng thái hoang tưởng. Thấy ai cười là T. ghen, cho rằng đang cười với vợ mình, cậu sẵn sàng lao vào đánh. Điều này khiến người nhà lúc nào cũng nhấp nhổm, lo lắng, phải đưa T vào bệnh viện.
Bác sĩ Tình cho biết, nếu những năm 90, trường hợp như T. trong bệnh viện Tâm thần Hà Nội năm cũng chỉ có vài ca, nhưng đến nay thì số lượng này quá lớn. Có bệnh nhân kiên quyết đòi uống rượu và không có rượu thì đánh vợ con. Dù có cai rượu họ cũng lại tìm đến rượu bởi họ coi rượu chính là nhựa sống của mình.
Phá huỷ não bộ
Bác sĩ Tình cho biết, rượu uống 1 lượng vừa phải rất tốt cho cơ thể. Thậm chí trong đông y rượu được coi là dẫn chất cần thiết. Nhưng nếu sử dụng quá nhiều, rượu sẽ phá hủy não bộ và thần kinh.
Nghiện rượu gây ra ảo giác, biểu hiện rất phong phú như chửi rủa, bệnh nhân lo âu, ảo giác chi phối hoạt động của bệnh nhân; gây cảm giác như màng nhện bám mặt, cố phủi, xoa mặt…
Theo nghiên cứu của Bệnh viện Tâm thần Hà Nội, lạm dụng rượu, nghiện rượu là tệ nạn đang gia tăng nhất là ở tuổi thanh niên, ảnh hưởng đến đời sống, giống nòi dân tộc. Điều này đã được chứng minh qua thống kê những năm gần đây, vấn đề sức khoẻ tâm thần ở trẻ em như tăng động giảm chú ý, tự kỷ… tăng lên, có liên quan nhiều đến việc cha mẹ lạm dụng rượu bia. Tuy chưa có nghiên cứu chính thống nhưng đây cũng là hồi chuông cảnh báo giống nòi. Ở những năm 90, tỷ lệ lạm dụng rượu còn thấp, chiếm 3% dân số trưởng thành và hay gặp ở người có học vấn thấp. Nhưng những năm gần đây tỷ lệ này đã lên từ 6 đến 11%. Bác sĩ Tình cho biết đó là thảm hoạ vì đối tượng này chủ yếu là đối tượng lao động, nghiện rượu đang có xu hưởng trẻ hoá.
Bác sĩ Tình cho biết, theo nghiên cứu của ông và cộng sự, lạm dụng rượu hay gặp ở tuổi 30 – 49. Nghiện rượu gặp ở nhóm 40 – 59 tuổi. Theo nghề nghiệp, nông dân vẫn là tỷ lệ cao nhất. Tuổi bắt đầu uống rượu dưới 20 tuổi có tỷ lệ rất cao. 44,10%, nghiện rượu cao hơn nhiều nếu uống rượu khi còn trẻ.
Ngoài ra, nghiện rượu còn gây ra hoang tưởng ghen tuông, hoang tưởng bị hại. Người bị nghiện hay ghen với hàng xóm, ghen với đồng nghiệp. Hoang tưởng có hành vi tấn công người khác. Đây là dạng bệnh lý hay gặp có xu hướng tăng. Bệnh nhân trầm cảm muốn sử dụng rượu để tăng cảm xúc do mình.
Để cai rượu được không chỉ cần ý thức tránh xa rượu là được mà việc cai rượu không thể thiếu được sự hỗ trợ của thuốc. Những người đã lún sâu vào rượu không thể tự cai được ở nhà. Khi vào viện, bệnh nhân sẽ được điều trị giải độc khoảng một tuần tại viện, sau đó được giám sát, theo dõi ở nhà. Sử dụng các thuốc giảm thèm muốn và gây ghét sợ rượu mới giúp bệnh nhân tránh xa rượu. Tuân thủ chặt chẽ phác đồ này trong một năm, bệnh nhân mới cai được.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Liên hoan Ban nhạc toàn quốc năm 2024: "Hút" hàng nghìn khán giả về Sơn Tây
Google Maps tích hợp AI Gemini, sẵn sàng trả lời mọi câu hỏi về địa điểm
Thời tiết miền Bắc chuyển rét, Trung Bộ, Tây Nguyên có mưa lớn
Xây dựng các trung tâm văn hóa Việt Nam ở nước ngoài: Chỉ xây khi dự kiến thu đủ bù chi
Phát huy hiệu quả mô hình “Cổng trường an toàn giao thông”
Quy định về phê duyệt phương án chữa cháy của cơ sở từ 16/12/2024
Công đoàn ngành GTVT Hà Nội: Trao hỗ trợ cho đoàn viên bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3
Tin khác
Nhân viên y tế trung tâm tiêm chủng cứu sống cụ ông bị nhồi máu cơ tim khi đi trên đường
Y tế 02/11/2024 16:50
Phát động giải chạy vì trẻ sinh non
Y tế 02/11/2024 16:38
Phẫu thuật thành công cho bệnh nhi 7 tuổi gãy xương đùi
Y tế 02/11/2024 12:36
6 giờ phẫu thuật hồi sinh sự sống cho trẻ mắc bệnh tim bẩm sinh nghiêm trọng
Y tế 02/11/2024 06:18
Những điều cần biết để tránh đột quỵ khi chạy bộ
Y tế 31/10/2024 06:40
Phẫu thuật nội soi tuyến giáp qua đường tiền đình miệng
Y tế 30/10/2024 11:44
4 bệnh nhân được hồi sinh sự sống từ mô, tạng của người chết não hiến tặng
Y tế 29/10/2024 15:05
Hà Nội ghi nhận thêm 24 ổ dịch sốt xuất huyết
Y tế 28/10/2024 10:31
Lan tỏa tinh thần hiến máu, hiến tiểu cầu vì cộng đồng
Y tế 28/10/2024 06:03
Phẫu thuật thành công cho người đàn ông bị lưỡi bừa đâm xuyên cẳng chân
Y tế 27/10/2024 16:42