Rét về, "lộ diện" nhiều bệnh tấn công sức khỏe
![]() | 3 công thức ngâm chân dành cho mùa thu đông |
![]() | Nghiên cứu lâm sàng Sữa chua uống men sống giúp trẻ phòng cảm cúm, ngừa táo bón |
Đang điều trị tại Khoa Truyền nhiễm (BV Bạch Mai, Hà Nội), bệnh nhân P.T.H.H (35 tuổi, Xuân Phương, Nam Từ Liêm, Hà Nội) vào viện từ ngày 20.11 với triệu chứng sốt, đau đầu, sưng mang tai 1 tuần trước khi vào viện.
![]() |
Bệnh nhân Đ.V.T 30 tuổi, Kim Bảng, Hà Nam |
Điều đáng nói là trước đó, con trai 5 tuổi và chồng bệnh nhân đều mắc quai bị nhưng bệnh nhân chủ quan tự mua thuốc về điều trị. Uống kháng sinh 5 ngày mà không đỡ, có biểu hiện đau đầu dữ dội, buồn nôn và nôn, chị H mới vào viện. Tại Khoa Truyền nhiễm, xét nghiệm dịch màng não tủy, bệnh nhân được xác định viêm màng não do virus.
Cũng tại khoa Truyền nhiễm, từ đầu tháng 11 đến nay đã điều trị cho 4 trường hợp người lớn bị sởi. Hiện tại, bệnh nhân Đ.V.T (30 tuổi, Kim Bảng, Hà Nam) đã nhập viện sau 4 ngày với chẩn đoán bị sởi, xuất hiện ho, phát ban từ sau tai, lên mặt, lan xuống thân mình, ngực, lưng. Ban đỏ sẩn, đau mắt, chảy nước mắt nhiều.
Theo TS. Đỗ Duy Cường – Trưởng Khoa Truyền nhiễm (BV Bạch Mai), quai bị là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do một loại virus tấn công chủ yếu các tuyến ngoại tiết, thông thường là tuyến nước bọt mang tai.
Bệnh quai bị lây truyền chủ yếu qua đường hô hấp do tiếp xúc với các giọt nước bọt, hoặc các giọt chất tiết mũi họng của người bệnh văng ra khi người bệnh ho, hắt hơi. Các biến chứng của bệnh quai bị thường gặp là viêm tinh hoàn ở nam giới sau tuổi dậy thì, viêm tuỵ cấp, viêm buồng trứng (nữ giới sau tuổi dậy thì), nặng hơn có thể gây viêm não- màng não...
Cũng theo TS. Đỗ Duy Cường, trẻ em không được tiêm vaccine phòng bệnh có nguy cơ mắc sởi và các biến chứng cao nhất, kể cả tử vong. Phụ nữ mang thai không được tiêm phòng cũng có nguy cơ. Bất cứ ai không có miễn dịch (người chưa được tiêm phòng hoặc đã được tiêm phòng nhưng không tạo được miễn dịch) đều có thể mắc sởi.
Điều đáng sợ nhất của sởi là các biến chứng. Có khoảng 30% trẻ em bị sởi xuất hiện một hoặc nhiều biến chứng. Các biến chứng thường gặp là viêm phổi, nhiễm trùng tai, tiêu chảy, viêm loét giác mạc, viêm não. Cần phát hiện sớm các biến chứng sau khi mắc sởi, đặc biệt là sau khi ban bay hết mà trẻ vẫn còn sốt.
Tất cả mọi người chưa từng bị quai bị lúc còn nhỏ hoặc chưa được tiêm phòng vaccine ngừa quai bị đều có khả năng bị nhiễm bệnh, tỷ lệ mắc bệnh ở nam cao hơn nữ.
Bên cạnh đó, cần nâng cao sức đề kháng của cơ thể bằng việc ăn uống đủ chất dinh dưỡng. Đảm bảo vệ sinh cá nhân hàng ngày, rửa tay thường xuyên bằng xà phòng. Thường xuyên vệ sinh đường mũi, họng, mắt hàng ngày bằng các dung dịch sát khuẩn thông thường.
Theo L.Hà/ laodong.vn
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Giá xăng dầu hôm nay (14/4): Giá dầu thế giới bật tăng

Tỷ giá USD hôm nay (14/4): Đồng USD chưa có dấu hiệu phục hồi

Giá vàng hôm nay (14/4): Vàng trong nước vẫn duy trì ở mức rất cao

Chi tiết khung giá cho thuê nhà ở xã hội tại Hà Nội từ ngày 14/4

Nhận định Atletico Madrid vs Real Valladolid: Chủ nhà nắm ưu thế tuyệt đối

Nhận định Napoli vs Empoli: Quyết chiến vì mục tiêu sống còn

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 14/4: Ngày nắng, đêm và sáng trời rét
Tin khác

Hà Nội ghi nhận thêm 212 ca mắc sởi
Y tế 13/04/2025 13:07

Ứng dụng công nghệ mới loại bỏ khối u không cần mổ
Y tế 12/04/2025 22:26

Một người lớn tử vong do sởi
Y tế 10/04/2025 20:43

Bộ Y tế tổ chức lại cơ sở y tế theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp
Y tế 10/04/2025 11:38

Hà Nội siết chặt kiểm soát an toàn thực phẩm tại cộng đồng
Y tế 08/04/2025 06:05

Từ 1/6: Sử dụng VssID, VNeID và Căn cước công dân gắn chip để khám, chữa bệnh BHYT
Y tế 05/04/2025 22:37

Số ca mắc sởi, tay chân miệng có xu hướng gia tăng
Y tế 04/04/2025 14:11

Nam thanh niên 22 tuổi nguy kịch do nhiễm não mô cầu
Y tế 04/04/2025 13:39

Siết chặt kiểm soát lây nhiễm sởi trong các bệnh viện
Y tế 04/04/2025 08:12

Nơi ươm mầm hạnh phúc cho các gia đình hiếm muộn với tỉ lệ IVF thành công vượt trội
Y tế 03/04/2025 16:41