Quan trọng vẫn là con người!
Chú hỏi nhà mạng nhé! | |
Cứ chờ, bác nhỉ! | |
Không thể nói “nguy cơ” là xong! |
- Thì hôm rồi, tớ làm cái giấy chuyển nhượng nhà, họ yêu cầu cái đăng ký kết hôn. Mà chú tính mình cưới vàng đến nơi rồi, ai còn giữ được cái giấy “ràng buộc” đó nữa.
- Ấy chết, thủ tục nó phải thế, bác không có là chả làm được gì đâu.
- Thì thế. Đang lúng túng, lục tung mọi ngóc nhách không thấy, hai vợ chồng cằn nhằn đổ lỗi cho nhau, thì có ông bạn đến chơi. Biết chuyện, ông ấy chỉ dẫn: “Ông đăng ký ở quận nào thì chỉ cần đến đó, khai tháng, năm đăng ký kết hôn là họ có dữ liệu, cấp cho ông bản trích lục ngay. Giá trị tương đương bản chính”.
- Rồi thế nào bác?
- “Được lời như cởi tấm lòng”, nhưng thú thực tớ còn chưa tin tưởng lắm, song cứ nghe lời ông bạn xem sao.
-Được ngay chứ bác?
-Được. Nghe tớ trình bầy, anh cán bộ một cửa quận đưa tờ giấy kê khai rồi xem chứng minh thư, gõ một cái vào bàn phím, thế là tất cả các dữ liệu về tờ giấy “ràng buộc” của tớ hiện ra. Anh một cửa hỏi tớ cần mấy bản rồi viết cho cái giấy hẹn 10 ngày sau quay lại nhận kết quả.
-“Ngon lành” quá nhỉ. Chả thế mà tại hội nghị công bố Báo cáo Chỉ số đánh giá chi phí tuân thủ thủ tục hành chính, Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng nói tại các cơ quan áp dụng công nghệ thông tin và dịch vụ công trực tuyến, người đi làm thủ tục hành chính “có kẹp phong bì cũng không biết đưa cho ai, vì không biết ai giải quyết thủ tục của mình”.
-Đúng là thế thật. Nhưng cũng còn phải xét trên nhiều góc độ nữa. Tớ nghĩ có một điều cần phải cải tiến nữa là thời gian. Chuyện của tớ còn lùi ngày ký chuyển nhượng được, chứ nếu cần cho công việc ngay mà chờ dững 10 ngày khéo hỏng hết việc.
-Ý bác nói là, nếu không muốn hỏng việc vẫn có cách để rút ngắn thời gian trả kết quả phải không?
-Đúng vậy, sau khi cầm cái giấy hẹn, tớ điện thoại cho đối tác đề nghị lùi thời gian giao kết hợp đồng để chờ cái giấy “ràng buộc”, vị này nói ngay: Bác “ngây thơ” quá, cứ “bồi dưỡng” một chút cho anh một cửa là 2 ngày sẽ có.
-Chả biết vị ấy nói có đúng không, nhưng nếu quả thật như thế thì vì nhiều lý do vẫn có cửa để “kẹp phong bì” bác nhỉ.
-Nhưng đôi khi cũng từ phía người dân, khi đến làm thủ tục hành chính nếu phải chờ đợi là khó chịu, cứ muốn phải có ngay nhưng thủ tục luôn phải có thời gian chờ đợi, thế là phát sinh phong bì để cán bộ làm nhanh hơn. Người này lại truyền tai người kia vậy là thành lệ luôn.
-Thế nên, thực hiện giải quyết các thủ tục hành chính qua công nghệ thông tin nhằm hạn chế tiếp xúc với cán bộ, cũng là hạn chế tiêu cực khi làm thủ tục hành chính. Song thủ tục phải công khai, khi có thay đổi phải cập nhật ngay để luôn được mới, đặc biệt là có hướng dẫn kê khai các mục trong các thủ tục, để người dân nắm được và dễ thực hiện.
-Nhưng cái “vĩ đại” như bác nói, muốn thực hiện một cách đồng bộ cũng cần phải “phổ cập trình độ sử dụng vi tính”. Vẫn còn không ít người dân chưa biết sử dụng máy tính, thậm chí có người chưa từng sử dụng máy tính, chưa biết cả cách kết nối internet thì việc làm đủ các thủ tục hành chính công nhiều khi cũng là việc rất khó khăn, thậm chí có người còn thấy khó hơn rất nhiều so với làm thủ tục kiểu cũ.
-Chính vì thế lại phải có bàn tay con người và lại xảy xa chuyện có lót tay... để trợ giúp người dân làm thủ tục. Nếu không có “cảm ơn” chắc loay hoay chả biết khi nào xong.
-Như vậy chung quy muốn để cái công nghệ thông tin thực sự vĩ đại như bác nói, vẫn là vấn đề đạo đức của cán bộ. Cải cách hành chính, trước hết phải cải cách con người. Bác thấy có lý không?
-Chú nói rất có lý. Nhân chú nói chuyện về con người, tớ lại kể câu chuyện về ông anh tớ.
-Chuyện thế nào bác?
-Chả là, ông này đã gần 70 tuổi, hôm rồi đi khám bệnh BHYT, vừa chìa thẻ BHYT và chứng minh thư ra, cô nhân viên tiếp nhận trả lại và cho biết: “Chứng minh thư của bác đã hết hạn, bác phải đổi chứng minh thư bệnh viện mới khám BHYT cho bác được”.
-Thế thì tạm khám một lần dịch vụ, rồi về làm lại chứng minh thư có khó khăn gì bác. Đang có chủ trương đổi chứng minh thư mới, đổi cũng nhanh mà, còn khuyến khích ấy chứ.
-Đơn giản như vậy còn nói làm gì. Ông anh tớ đem chứng minh thư cũ và hộ khẩu ra công an xin đổi chứng minh thư , sau vài phút “soi”, chiến sĩ một cửa cho biết: “Hộ khẩu của bác chỉ ghi tháng, năm sinh, không có ngày, nên bác phải mang giấy khai sinh ra đây mới làm lại chứng minh thư được”.
-Khổ. Thế chứng minh thư cũ có đủ ngày, tháng, năm sinh không bác?
-Có đủ cả, còn hộ khẩu thiếu ngày là do ông anh tớ chuyển hộ khẩu mới, chiến sĩ vào sổ viết thiếu “ngày”.
-Như vậy là lỗi của người viết hộ khẩu. Nếu áp vào công nghệ thông tin, em nghĩ cán bộ ở đây cũng chỉ cần “gõ” vào bàn phím là kiểm tra được ngay thôi mà.
-Nếu được thế thì còn gì bằng, đằng này “chiến sĩ một cửa” ở đây nhất quyết đòi phải có giấy khai sinh. Khổ nỗi gần 70 tuổi rồi, khó mà giữ nổi cái giấy khai sinh đã được cấp, lại được cấp tận nơi tản cư Ninh Bình, nên ông anh tớ oải quá, định không làm nữa…
-Nghĩa là không sống theo pháp luật, không giấy tùy thân, không giao dịch gì nữa, thế sao được.
-Thì chú tính về tận Ninh Bình đã chắc gì lấy được cái trích lục giấy khai sinh. Ông anh tớ đưa “nỗi niềm” này lên facabok cá nhân, rất nhiều ý kiến còm đại loại: Thật thương quá cho ông già 70.
-Mọi thủ tục, dù có áp dụng công nghệ thế nào thì quan trọng vẫn là con người. Giá mà có một cái “gõ” bàn phím, chắc ông anh bác đã chả phải nỗi niềm như thế.
-Đúng , quan trọng vẫn là con người!
Thiện Tâm
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Liên hoan Ban nhạc toàn quốc năm 2024: "Hút" hàng nghìn khán giả về Sơn Tây
Google Maps tích hợp AI Gemini, sẵn sàng trả lời mọi câu hỏi về địa điểm
Thời tiết miền Bắc chuyển rét, Trung Bộ, Tây Nguyên có mưa lớn
Xây dựng các trung tâm văn hóa Việt Nam ở nước ngoài: Chỉ xây khi dự kiến thu đủ bù chi
Phát huy hiệu quả mô hình “Cổng trường an toàn giao thông”
Quy định về phê duyệt phương án chữa cháy của cơ sở từ 16/12/2024
Công đoàn ngành GTVT Hà Nội: Trao hỗ trợ cho đoàn viên bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3
Tin khác
Đột phá, sáng tạo để Hà Nội là nơi đáng sống, đáng đến
Thời sự 24/10/2024 20:18
Kỳ cuối: Để mọi “công bộc” không muốn tham nhũng
Thời sự 23/10/2024 00:00
Kỳ 2: Cải cách thể chế để không thể tham nhũng, lãng phí
Thời sự 22/10/2024 14:06
Bắt đầu từ “không dám, không thể, không muốn tham nhũng”
Bình luận 21/10/2024 11:05
Tạo kỳ tích mới trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
Thời sự 09/10/2024 07:32
Đường sắt trong kỷ nguyên vươn mình
Bình luận 03/10/2024 15:35
Thu nhập và 1m2 nhà!
Bình luận 01/10/2024 10:08
Kỳ cuối: Gieo hạt mầm từ cơ sở làm nên những mùa Xuân
Bình luận 29/09/2024 20:05
Kỳ 2: Lấy giáo dục tư tưởng, lý luận chính trị làm trọng tâm
Bình luận 27/09/2024 09:10
Quyết định hợp lòng dân
Bình luận 26/09/2024 08:29