Không thể nói “nguy cơ” là xong!

Hôm vừa rồi tớ được chiêu đãi, khi về cứ ngẫm mãi mà chưa lý giải được. - Chắc bác lại muốn lý giải việc “hạ cánh” rồi mà vẫn được chiêu đãi chứ gì?
khong the noi nguy co la xong Quan trọng nhất là anh giám sát!
khong the noi nguy co la xong Nhổ hết những cây độc!
khong the noi nguy co la xong Mãi mãi vẫn là lạ!

- Kể ra, thói đời được chiêu đãi khi đã “hạ cánh” cũng là hiếm, nhưng đó không phải là điều đáng suy ngẫm.

- Vậy bác suy ngẫm chuyện gì?

- Tại bữa đó, tớ được giới thiệu các món là cá hồi Na Uy, thịt bò Úc…

- Giời ơi, bác được chiêu đãi sang như thế mà không suy ngẫm sao được.

- Đành là thế, nhưng điều tớ suy ngẫm là thịt ngoại hẳn hoi nhé, ăn có ngon hơn bình thường nhé…

- Chuyện, thịt ngoại lại chả ngon.

-Ấy vậy mà chủ tiệc lại giới thiệu: Đồ ăn 5 sao, đầu bếp 5 sao nhưng giá lại bình dân.

-Làm gì có chuyện ấy. Chẳng qua họ nói vậy để bác yên tâm thưởng thức cho ngon miệng thôi. Chứ xưa nay vẫn có câu “đắt sắt ra miếng”, làm gì có chuyện “tiền ít, hít của ngon”.

-Tớ cũng nghĩ vậy. Nhưng hôm qua vừa đọc được cái thông tin về thị trường thịt lợn, tớ mới ngộ ra có chuyện thịt ngoại rẻ hơn nhiều lần thịt nội thật.

-Thông tin nào mà lạ thế bác?

-Rõ ràng trên VietNamnet đưa tin: “Thịt lợn Tây Ban Nha, Canada nhập về nửa đầu năm 2018 có giá trung bình chỉ 26.000 đồng/kg. Với mức giá này, thịt lợn nhập khẩu rẻ bằng một nửa giá lợn hơi xuất chuồng Việt Nam, bằng 1/4 giá thịt lợn bán tại chợ, thậm chí còn rẻ như giá rau”.

-Nếu vậy thì nghịch lý nhỉ. Vấn đề là chất lượng thịt thế nào, chứ thế này thì nhập chứ tội gì chăn nuôi cho vất vả mà khó tiêu thụ.

-Chất lượng chả phải nghĩ, chắc chắn nền chăn nuôi của họ phải hơn ta rồi. Có điều vì sao giá lại rẻ như vậy?

-Đúng là một câu hỏi lớn. Nhiều bạn bè em sống ở nước ngoài đều có chung nhận xét: Kiếm tiền ở nước ngoài, về Việt Nam tiêu là sường nhất. Điều này chứng tỏ giá cả sinh hoạt của họ không thể thấp hơn của ta.

-Vậy sao thịt của họ về ta lại có giá rẻ. Nếu thịt từ nước láng giềng TQ tràn vào, còn có thể nói nhập qua đường tiểu ngạch, trốn thuế nên bán rẻ, chứ nhập từ các nước phương tây, tớ nghĩ khó mà nhập lậu được.

-Cũng theoVietNamNet: “Ông Nguyễn Xuân Dương, quyền Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ NN-PTNT) thừa nhận, giá thịt lợn ở Việt Nam đang ở mức cao, một vài nơi còn tăng lên 55.000 đồng/kg. Ông nhận xét giá thịt lợn ở Việt Nam vào loại cao nhất thế giới, khiến thịt lợn giá rẻ từ các nước có nguy cơ tràn vào Việt Nam, chẳng hạn như thịt lợn Trung Quốc hay các nước Mỹ, Canada, Tây Ban Nha, Ba Lan”.

-Điều này thì quá rõ, nhưng tại sao lại là “nguy cơ” nhỉ? Nếu nói nguy cơ nghĩa là hiểm họa, mà đã là hiểm họa thì sao với chức năng của mình, anh Chăn nuôi không bàn gì đến biện pháp ngăn chặn nguy cơ?

-Điều này tớ nghĩ cũng khó. Nếu thịt được nhập chính ngạch thì đã là chủ trương, chính sách (nhất là ta đã tham gia WTO) khó tránh khỏi; còn nhập lậu thì là cả vấn đề nan giải từ rất nhiều năm nay, liên quan đến nhiều cấp, nhiều ngành, mỗi anh chăn nuôi chả thể làm được gì.

-Đúng là qua sự việc này mới thấy nhiều vấn đề đặt ra. Thứ nhất, vì sao giá thịt lợn trong nước cao vậy mà đời sống người chăn nuôi vẫn khổ (nếu không muốn nói là thường xuyên phải giải cứu). Thứ hai, nếu thịt trong nước đã thừa đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng thì tại sao vẫn cho nhập ồ ạt thịt ngoại, rồi lại nói là nguy cơ?

-Và nữa, nếu giá xuất chuồng rẻ, tại sao giá bán trên thị trường lại cao. Nếu thông tin này là đúng thì người tiêu dùng VN đang bị thương lái Việt móc hầu bao, nhưng ngỡ là "giải cứu" cho nông dân nuôi lợn. Nếu thịt lợn ngoại giá thấp hơn, bảo đảm tốt về chất lượng thì nên nhập nhiều cho người tiêu dùng. Cơ chế thị trường, chất lượng mà giá rẻ thì được người tiêu dùng lựa chọn là điều hiển nhiên.

-Thế nhưng, cuộc vận động người VN dùng hàng VN thì sao bác?

-Đã nói là cơ chế thị trường mà. Đành rằng ý nghĩa của cuộc vận động này là rất đúng đắn, song phải trên cơ sở hàng Việt phải đảm bảo chất lượng cộng với giá cả đủ cạnh tranh. Cơ bản là chất lượng thịt ngoại có thật sự hơn thịt ta; có thực sự an toàn…

-Về vấn đề chất lượng của thịt ngoại , cơ quan quản lý nhà nước cũng cần công bố cho mọi người dân biết để sử dụng an toàn, hiệu quả. Đặc biệt xác định thịt đó có đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, bao gồm cả thời hạn sử dụng, chứ trong thực tế đã có nhiều lô thịt ngoại khi nhập về đã hết thời hạn sử dụng. Sự mập mờ này rất nguy hiểm đến an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng, khi tâm lý chuộng ngoại còn in đậm trong suy nghĩ mỗi người.

-Và vì sao thịt ngoại lại rẻ đến mức mà chăn nuôi nội không thể với tới?

-Thịt ngoại rẻ hơn thịt nội là điều hết sức bình thường vì năng suất chăn nuôi nước ngoài cao hơn năng suất chăn nuôi của ta, nên giá thịt của họ rẻ hơn là điều tất yếu.

-Vậy rõ ràng có trách nhiệm của anh quản lý chăn nuôi: Giống, phương pháp nuôi, quy mô chuồng trại, áp dụng tiến bộ khoa học…thế nào? Những nhà nghiên cứu, nhà quản lý đã thực sự làm tròn trách nhiệm với nông dân, với nền chăn nuôi nước nhà?

-Cho dù nghịch lý này có từ nguyên nhân nào thì cũng rất cần các cơ quan quản lý liên quan có biện pháp làm sao để vừa phát triển nền chăn nuôi trong nước, cải thiện cuộc sống của nông dân; vừa đảm bảo quyền lợi của người tiêu dùng…

-Đúng vậy, không thể biết là “nguy cơ” đấy rồi nói “nguy” cơ là xong!

Thiện Tâm

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Viettel IDC cùng các tập đoàn công nghệ tổ chức hội nghị về điện toán đám mây bền vững

Viettel IDC cùng các tập đoàn công nghệ tổ chức hội nghị về điện toán đám mây bền vững

(LĐTĐ) Ngày 18/3/2024, tại Hà Nội đã diễn ra Hội nghị Data Center & Cloud Infrastructure Summit (DCCI Summit) với chủ đề “Phát triển tương lai số bền vững”. Đây là năm thứ 3 Viettel IDC tổ chức hội nghị này với mục tiêu phát triển thị trường Trung tâm dữ liệu và Điện toán đám mây tại Việt Nam.
Hà Nội: Yêu cầu sớm giải quyết kiến nghị của nhà máy điện rác để phát huy hiệu quả

Hà Nội: Yêu cầu sớm giải quyết kiến nghị của nhà máy điện rác để phát huy hiệu quả

(LĐTĐ) Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội yêu cầu các sở, ban, ngành, địa phương sớm giải quyết các kiến nghị của các chủ đầu tư nhà máy điện rác, nhằm đưa các dự án vào hoạt động, phát huy hiệu quả để góp phần đảm bảo cung ứng điện cho Thành phố.
Con trai Chủ tịch Tân Hoàng Minh khai về kế hoạch huy động vốn

Con trai Chủ tịch Tân Hoàng Minh khai về kế hoạch huy động vốn

(LĐTĐ) Ngày 19/3, trả lời thẩm vấn tại phiên tòa xét xử vụ Tân Hoàng Minh, hầu hết các bị cáo đều thừa nhận cáo buộc. Trong đó, Đỗ Hoàng Việt - con trai Chủ tịch Tập đoàn Tân Hoàng Minh thừa nhận các gói trái phiếu Tân Hoàng Minh bán ra cho nhà đầu tư chưa đủ về mặt pháp lý, không đảm bảo giá trị.
Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh tinh thần “3 cùng", lắng nghe và thấu hiểu với doanh nghiệp

Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh tinh thần “3 cùng", lắng nghe và thấu hiểu với doanh nghiệp

(LĐTĐ) Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh thông điệp "3 cùng" giữa Chính phủ và các doanh nghiệp. Kêu gọi doanh nghiệp FDI tiên phong trong nhận thức, tư duy và hành động; tiên phong đổi mới sáng tạo, ứng dụng khoa học công nghệ phục vụ cho tăng trưởng xanh…
Trường hợp nào phải quyết toán thuế thu nhập cá nhân năm 2024?

Trường hợp nào phải quyết toán thuế thu nhập cá nhân năm 2024?

(LĐTĐ) Tìm hiểu các trường hợp cần quyết toán thuế thu nhập cá nhân năm 2024 để tuân thủ pháp luật, tránh rủi ro.
Đề xuất sửa mức đóng, bổ sung đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp

Đề xuất sửa mức đóng, bổ sung đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp

(LĐTĐ) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đề xuất sửa đổi mức đóng theo hướng: Người lao động đóng tối đa bằng 1% tiền lương tháng; người sử dụng lao động đóng tối đa bằng 1% quỹ tiền lương tháng của những người lao động đang tham gia bảo hiểm thất nghiệp.
Không có “việc nhẹ, lương cao” khi đi lao động ở nước ngoài

Không có “việc nhẹ, lương cao” khi đi lao động ở nước ngoài

(LĐTĐ) Trước thực trạng công dân Việt Nam, nhất là đối với thanh, thiếu niên bị lừa đi ra nước ngoài làm việc, bị cưỡng bức lao động, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn cho rằng, cần tăng cường tuyên truyền, phổ biến để thanh, thiếu niên hiểu rằng không có “việc nhẹ, lương cao” khi đi lao động ở nước ngoài.

Tin khác

Ý thức không tăng, tai nạn khó giảm!

Ý thức không tăng, tai nạn khó giảm!

(LĐTĐ) Trước khi nghị định của Chính phủ về quy định không uống rượu, bia khi tham gia giao thông có hiệu lực, thống kê của Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia cho hay, nhiều vụ tai nạn giao thông có liên quan đến lạm dụng bia, rượu. Song khi quy định này được thực thi nghiêm ngặt, đa số các vụ tai nạn giao thông lại do phóng nhanh, vượt ẩu, điều khiển phương tiện trái với quy định của Luật Giao thông đường bộ gây ra.
Vì sao chưa thống nhất?

Vì sao chưa thống nhất?

(LĐTĐ) Theo cơ cấu hiện hành, đối với các ban (cơ quan Đảng), ủy ban (Quốc hội), bộ (cơ quan thuộc Chính phủ) được chia thành các vụ chuyên môn. Đồng thời, nhiều bộ còn có cấp tổng cục, ủy ban. Tuy vậy, hiện vẫn còn không ít cơ quan cấp tổng cục, ủy ban (thuộc bộ), nhưng vẫn duy trì cơ cấu tổ chức cấp vụ, cục. Người đứng đầu cấp vụ vẫn mang “hàm” vụ trưởng.
Cần mở rộng hạn mức chứng nhận quyền sử dụng đất

Cần mở rộng hạn mức chứng nhận quyền sử dụng đất

(LĐTĐ) Luật Đất đai (sửa đổi) mới được thông qua mục đích nhằm sửa đổi, bổ sung một số vấn đề bất cập liên quan đến công tác quản lý Nhà nước trong lĩnh vực đất đai. Đặc biệt, gỡ nút thắt “xung đột” liên quan đến đất đai, một trong những vấn đề nóng nhất thời gian vừa qua. Còn về phía người dân kỳ vọng, việc thông qua Luật này sẽ giúp họ không còn chạy ngược, chạy xuôi đi làm giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Xuân mới, tỏa rạng thế rồng bay

Xuân mới, tỏa rạng thế rồng bay

(LĐTĐ) Chúng ta đã đón Tết cổ truyền trong không khí chan hòa của mùa xuân mới. Thời tiết đẹp, nhà nhà, người người ai cũng cảm nhận được Tết đoàn viên, dự cảm về một năm mới tốt lành.
“Ngoại giao cây tre” nâng tầm vị thế Việt Nam

“Ngoại giao cây tre” nâng tầm vị thế Việt Nam

(LĐTĐ) Năm 2023, Hà Nội - Việt Nam trở thành một trong những “tâm điểm”của truyền thông thế giới khi chứng kiến hàng loạt chuyến thăm cấp Nhà nước của nhiều nguyên thủ quốc gia; chính khách, tổ chức và lãnh đạo nhiều tập đoàn lớn trên thế giới. Đồng thời, năm 2023 cũng là năm các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước công du nước ngoài theo lời mời của lãnh đạo một số quốc gia, dự nhiều sự kiện quốc tế quan trọng.
Khơi nguồn lực đón vận hội mới

Khơi nguồn lực đón vận hội mới

(LĐTĐ) Xuân mới mang theo vận hội mới đến với đất nước Việt Nam và Thủ đô Hà Nội tươi đẹp. Điều mà chúng ta quan tâm là khơi nguồn lực ra sao để đón vận hội mới, hiện thực hóa khát vọng đất nước hùng cường, xây dựng Thủ đô Văn hiến - Văn minh - Hiện đại…
Kinh tế Việt Nam vững niềm tin tiến bước

Kinh tế Việt Nam vững niềm tin tiến bước

(LĐTĐ) Khi nền kinh tế toàn cầu phải đối mặt với nhiều biến số khó lường, những căng thẳng địa chính trị khiến thương mại và đầu tư suy giảm thì Việt Nam với nền kinh tế có độ mở lớn cũng không tránh khỏi xu hướng bị tác động. Dẫu vậy, Việt Nam đã kiên cường, vững vàng vượt sóng gió để khép lại một năm khó khăn bằng những thành tựu đáng tự hào; tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2023 tăng 5,05%, gấp 1,68 lần mức tăng chung của kinh tế thế giới, trở thành một trong những nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng tích cực, ấn tượng…
Quốc hội hành động, đổi mới vì dân

Quốc hội hành động, đổi mới vì dân

(LĐTĐ) Đổi mới tư duy, chủ động vào cuộc “từ sớm, từ xa” là thông điệp được Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đưa ra từ đầu nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV. Từ sự chủ động, vào cuộc “từ sớm, từ xa” đó, năm 2023, Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, các đại biểu Quốc hội đã không ngừng đổi mới, sáng tạo, đạt được nhiều kết quả nổi bật cả trong công tác lập pháp, giám sát và quyết định những vấn đề quan trọng của quốc gia. Đây là tiền đề quan trọng bước vào năm 2024 - năm bứt phá để hoàn thành các nhiệm vụ, chỉ tiêu mà Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XIII đã đề ra.
Học Bác để làm nên những thắng lợi mới!

Học Bác để làm nên những thắng lợi mới!

(LĐTĐ) Cách đây hơn 5 thế kỷ, Thân Nhân Trung làm quan dưới thời hậu Lê đã nói: “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia, nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh, rồi lên cao; nguyên khí suy thì thế nước yếu, rồi xuống thấp”. Tiếp bước cha ông, về vấn đề cán bộ, đúc kết những tinh hoa của dân tộc và thế giới, Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu dạy: “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc; muôn việc thành công hoặc thất bại, đều do cán bộ tốt hoặc kém” và “huấn luyện cán bộ là công việc của Đảng”.
Phát huy lòng tự tôn dân tộc để xây dựng đất nước

Phát huy lòng tự tôn dân tộc để xây dựng đất nước

(LĐTĐ) Năm 2023 tổ chức Công đoàn và phong trào công nhân, viên chức, lao động đón chào sự kiện chính trị quan trọng: Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam. Tại phiên khai mạc diễn ra sáng ngày 2/12, Đại hội vinh dự được đón Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đến dự và phát biểu chỉ đạo. Những nội dung chỉ đạo của đồng chí Tổng Bí thư sẽ được tổ chức Công đoàn các cấp cụ thể hóa bằng những hành động cụ thể, nhằm góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ căn cốt của Tổ chức.
Xem thêm
Phiên bản di động