Quá cứng nhắc, vì sao?
Mới chỉ là dự thảo | |
Chuyện “sàn” phức tạp thật! | |
Ắt sẽ thuần là đẹp! |
- Vậy vui quá, có chi mà hú vía?
- Thì kết thúc giao lưu bọn tớ có nắm tay nhau hát bài “Nối vòng tay lớn”.
- Bác cứ nói thế, em lại càng chả hiểu mô tê gì.
- Nói thế mà vẫn chưa hiểu. Chú đúng là u tì với tin thức thời sự quá. Vừa hát hôm trước, sáng hôm sau mới biết cái “Nối vòng tay lớn” này chưa được cấp phép cho hát.
- Chuyện lạ nhỉ. Bài hát nổi tiếng này đã được bao nhiêu nghệ sĩ hát tại bao nhiêu chương trình, thậm chí được hát trong cả các buổi lễ trang nghiêm, rồi thanh niên tình nguyện vẫn thường nắm tay nhau hát, nghe hừng hực, kết nối lan tỏa như vậy sao lại chưa có phép.
-Tớ cũng nghĩ như chú. Những tưởng nội dung bài hát mang ý nghĩa lớn như thế thì đương nhiên được phổ biến, vậy mà nhờ có cái xin phép tổ chức chương trình kỷ niệm 15 ngày mất cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, mang tên “Nối vòng tay lớn” của trường Đại học Y Dược Huế, ca khúc này lại không được phép biểu diễn.
-Em hiểu rồi. Chưa được phép tức là nếu biểu diễn sẽ phạt. Bác hú vía vì tí nữa bị phạt chứ gì.
-Chứ sao nữa.
-Nhưng lý do vì sao một bài hát nội dung tốt như vậy, lại đi vào lòng người như vậy, có tác dụng tuyên truyền như vậy mà chưa được cấp phép. Cái anh cấp phép nói lý do sao hả bác?
-Thì chỉ vì chưa cấp phép vì chưa có ai xin thôi. Nếu cơ quan quản lý chủ động công bố, cho phép phổ biến sẽ rất có thể rơi vào tình trạng các tác phẩm được phép phổ biến nhưng nội dung không chính xác và tác giả, chủ sở hữu tác phẩm chưa xác nhận, đồng ý.
-Sau sự cố “Mùa hoa đỏ”, “Con đường xưa em đi” thì giờ đây, lại đến lượt 4 ca khúc nổi tiếng của Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn trong đó có bài hát “Nối vòng tay lớn” không được phép biểu diễn tại Huế… Cái anh NTBD này xem ra cũng nặng cái khoản xin – cho bác nhể.
-Rõ quá ấy chứ. Nếu không xin được vụ này, chắc chắn cái chương trình “Nối vòng tay lớn” sẽ đổ bể.
-Đổ quá ấy chứ. Bài hát bao trùm cả chủ đề chương trình lại bị cấm thì còn biểu diễn gì nữa. Em hoàn toàn nhất trí với ý kiến của ĐBQH Dương Trung “Tình cảnh các chương trình biểu diễn nghệ thuật phải đi xin phép từng bài hát đã phản ánh mối quan hệ “xin - cho” ăn sâu vào chúng ta. Đằng sau sự “xin - cho” ấy sẽ dễ nảy sinh tiêu cực”.
-Chuyện tiêu cực tớ chưa dám nói, nhưng rõ ràng đây là một biểu hiện máy móc. Mà nếu máy móc như vậy tại sao hằng đêm có hằng trăm buổi biểu diễn, các gêm sâu trên truyền hình, trong đó có nhiều bài gọi là rất nhố nhăng, nhiều bài tớ dám chắc chả có xin phép, chưa được kiểm duyệt… vẫn thoải mái tung hoành?
-Trong khi đó những chương trình tử tế lại bị gây khó dễ một cách cứng nhắc. Vì sao?
-Vì sao ư? Vì cái tư duy chưa thể “Nối được vòng tay lớn”.
Thiện Tâm
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Học bổng ABG Future Leaders cho các nhà lãnh đạo trẻ
Luật Công nghiệp công nghệ số: Luật hóa trí tuệ nhân tạo, tài sản số
Thành phố Hồ Chí Minh: Kết nối hỗ trợ hơn 2,3 triệu tỷ đồng cho doanh nghiệp khởi nghiệp
Quận Bắc Từ Liêm phát triển công nghiệp văn hóa vươn tầm cùng Thủ đô
Ngân hàng nào liên quan đến đại án Xuyên Việt Oil?
Vì sao Chứng khoán Smart Invest bị phạt tiền tỷ?
Thành phố Hồ Chí Minh: Công bố 31 điểm sạt lở nguy hiểm và đặc biệt nguy hiểm
Tin khác
Bảo vệ sức khỏe từ sớm, từ xa vì kỷ nguyên vươn mình
Bình luận 22/11/2024 16:49
Đột phá chiến lược cho kỷ nguyên vươn mình
Bình luận 21/11/2024 08:44
Đoàn kết vì mục tiêu chung
Bình luận 19/11/2024 08:54
“Thần tốc” tinh gọn bộ máy
Thời sự 14/11/2024 11:29
Kiên quyết xóa bỏ cơ chế “xin - cho”
Thời sự 14/11/2024 09:10
Xây trường và học phí
Bình luận 12/11/2024 11:51
Góc nhìn dự án quốc lộ 6 đoạn Ba La - Xuân Mai
Bình luận 07/11/2024 12:09
Để giá nhà chung cư không “nóng”
Bình luận 05/11/2024 18:28
Đột phá, sáng tạo để Hà Nội là nơi đáng sống, đáng đến
Thời sự 24/10/2024 20:18
Kỳ cuối: Để mọi “công bộc” không muốn tham nhũng
Thời sự 23/10/2024 00:00