Mới chỉ là dự thảo
Chuyện “sàn” phức tạp thật! | |
Ắt sẽ thuần là đẹp! | |
Không học sao được! |
- Đó là một tín hiệu đáng mừng. Mặc dù các thông tin trên mạng xã hội còn nhiều điều đáng nói, song cũng nhờ nó mà ối việc được phanh phui, góp phần làm lành mạnh hóa xã hội.
- Vậy mà sắp tới sẽ không có những clip như vậy nữa.
- Bác nói gì lạ vậy. Có cái clip, ai muốn làm điều gì khuất tất cũng phải đề phòng, thời đại công nghệ mà, sao lại không có được.
-Thì tớ nghe nói Bộ Công an đang lấy ý kiến rộng rãi về dự thảo Nghị định quy định điều kiện kinh doanh thiết bị, phần mềm nguỵ trang dùng để ghi âm, ghi hình, định vị. Trong đó tại Khoản 3, Điều 4 dự thảo Nghị định này đề xuất: “Chỉ cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội được sử dụng thiết bị, phần mềm ngụy trang dùng để ghi âm, ghi hình, định vị phục vụ cho hoạt động bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, phòng, chống tội phạm và nhiệm vụ quốc phòng”.
-Như vậy là cấm tiệt người dân quay hình, ghi âm hả bác?
-Chú đọc thế mà không hiểu à?
-Vậy thì không ổn rồi. Trong quan hệ xã hội, nhiều lúc cần phải có bằng chứng, nếu không được ghi âm, ghi hình thì lấy gì làm bằng chứng hả bác?
-Đúng thế. Ngay cái nghề của chú, nếu viết một bài báo mà không có bằng chứng là “dính chưởng” như chơi. Tớ biết cái bằng chứng quan trọng nhất của báo chí là ghi hình, ghi âm, không được ghi thì viết bài khó lắm. Có xảy ra khiếu nại thì cái thua cầm chắc.
-Chính vì thế nên em mới nói không ổn mà. Trong khi đó, Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 đã có hiệu lực, tại Điều 94, Điều 95 quy định nguồn chứng cứ là các dữ liệu điện tử được thu thập; tổ chức cá nhân có quyền thu thập tài liệu chứng cứ bằng những biện pháp như thu thập tài liệu đọc được, nghe được, nhìn được, thông điệp dữ liệu điện tử.
-Vậy cái dự thảo trong Nghi định kia trái với Luật à. Thế càng không ổn.
-Trong quá trình còn trưng cầu ý kiến, em rất đồng tình với ý kiến của một luật sư: “ Việc người dân thu thập các dữ liệu điện tử làm chứng cứ để giải quyết các vụ án dân sự, hình sự là rất quan trọng đã được pháp luật quy định thành quyền của tổ chức cá nhân. Việc người dân sử dụng các thiết bị ghi âm ghi hình là hợp lẽ đúng đắn. Nhất là để người dân phòng vệ trước những thói lạm quyền tiêu cực của đủ mọi thành phần phổ biến trong xã hội hiện nay”(theo dantri).
-Tớ cũng nghĩ thế. Riêng cái nghề phóng viên hoạt động tác nghiệp điều tra buộc phải sử dụng thiết bị ghi âm ghi hình để có bằng chứng cho những gì viết ra. Không ít trường hợp cần ngụy trang các thiết bị ghi âm, ghi hình. Nếu quy định như vậy sẽ hạn chế quyền tác nghiệp của báo chí đã được quy định trong Luật Báo chí.
- Đúng thế đấy bác ạ. Dưng đây mới chỉ là dự thảo còn đang trưng cầu ý kiến rộng rãi cơ mà bác.
-Thế tớ mới “đa chiều” với chú.
Thiện Tâm
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Người phụ nữ giàu lòng nhân ái
Luật quy định như thế nào về hành vi gian lận bảo hiểm?
Ngày 24/12: Giá dầu thế giới giảm nhẹ
Kiểm soát an ninh hàng không dịp Tết 2025
Đường vành đai 4 - Vùng Thủ đô được triển khai tới đâu?
Mở rộng tiêm phòng sởi cho trẻ dưới 9 tháng tuổi
Noel trong tôi
Tin khác
Hà Nội tự tin tạo kỳ tích trong kỷ nguyên mới
Thời sự 19/12/2024 16:28
Lại câu chuyện giá nhà!
Bình luận 19/12/2024 06:27
Chỉ đạo quyết liệt, triển khai phải nhanh, hiệu quả
Bình luận 13/12/2024 15:40
Giải bài toán giải phóng mặt bằng
Bình luận 12/12/2024 14:06
Cần góc nhìn đồng cảm!
Bình luận 10/12/2024 16:03
“Cách mạng” về môi trường
Bình luận 05/12/2024 11:52
Cấm thuốc lá điện tử, các bậc phụ huynh thở phào…
Bình luận 03/12/2024 07:25
Tổ chức không thể thiếu của giai cấp công nhân
Bình luận 28/11/2024 11:43
Cũng nên "cách mạng" về giáo dục - đào tạo
Bình luận 26/11/2024 10:00
Bảo vệ sức khỏe từ sớm, từ xa vì kỷ nguyên vươn mình
Bình luận 22/11/2024 16:49