Phòng dịch bệnh mùa khai giảng
Thay đổi thái độ với bệnh nhân: Nên bắt đầu từ y tá, điều dưỡng | |
Các cấp CĐ nỗ lực phòng chống tác hại thuốc lá | |
Thành lập 6 đoàn kiểm tra thực phẩm dịp Tết Trung thu |
Lây bệnh từ ký túc xá
Tại ký túc xá trường Đại học Xã hội và Nhân văn, trường Đại học Khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc Gia, Nguyễn Thị Minh, sinh viên khoa Xã hội học đến từ Nam Định chia sẻ, phòng em gồm 8 bạn từ rất nhiều nơi. Nhập học được ba ngày thì một bạn trong phòng bị ốm và sốt, sau đó 1-2 ngày toàn thân bạn ấy xuất hiện các mụn bóng nước. Mấy ngày sau, 4/8 bạn trong phòng cũng có dấu hiệu tương tự, đi khám thì cả 5 bạn đều bị thủy đậu.
Kiểm soát bệnh ngay từ những ngày nhập trường. Ảnh minh họa |
Tuấn, quê ở Thanh Hóa, hiện đang theo học khoa Môi trường của trường Đại học Khoa học Tự nhiên, cũng cho biết, vì quen nếp sinh hoạt ở nhà được bố mẹ chăm sóc nên chúng em thường lười giặt quần áo. Có lần vì vội đi học trong khi quần chưa giặt khô nên em mượn quần của một bạn cùng phòng. Hôm sau thấy có hiện tượng ngứa đi khám bác sĩ bảo em bị ghẻ.
Cử nhân điều dưỡng Bùi Thế Mạnh (cán bộ y tế Đại học Quốc gia) cho biết, đặc điểm của ký túc xá là sinh hoạt tập thể. Số lượng sinh viên trong một phòng thường từ 6 – 8 người, mỗi người ở một quê khác nhau, có môi trường sống khác nhau vì vậy khi một sinh viên có dịch bệnh có thể lây lan ra cả phòng, thậm chí lan ra cả ký túc.
Còn theo ông Lê Mạnh Hùng, Phó Vụ trưởng Vụ Công tác học sinh, sinh viên – Bộ GD&ĐT, không chỉ đối với các trường hợp là sinh viên mà ngay tại các trường THPT và THCS, đặc biệt là các cháu mầm non cũng rất cần có sự vào cuộc của hệ thống y tế trường. Hiện chưa ghi nhận ổ dịch sốt xuất huyết (SXH) nào trong trường học, các dịch bệnh khác cũng được kiểm soát tốt. Tuy vậy, với số lượng trên 40.000 trường học phổ thông trên cả nước và trên 20 triệu học sinh, sinh viên thì môi trường học đường luôn tiềm ẩn nhiều nguy cơ lây truyền bệnh dịch, đặc biệt là các bệnh đường hô hấp, TCM, SXH, cúm mùa…
Kiểm soát bệnh ngay từ những ngày nhập trường
Mùa khai trường cũng là thời điểm hàng loạt dịch bệnh nguy hiểm bước vào đỉnh dịch. Ngành y tế và ngành giáo dục đồng cảnh báo, nếu không chủ động phòng chống ngay từ đầu, nguy cơ dịch bệnh xâm nhập, bùng phát trong trường học là rất lớn.
Theo cử nhân điều dưỡng Bùi Thế Mạnh, ở trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, khâu phòng bệnh được nhà trường làm rất tốt. Ngay từ những ngày chưa nhập trường, toàn trường đã làm tổng vệ sinh sạch sẽ. Đối với sinh viên vừa nhập trường, nhà trường đã tổ chức khám sức khỏe tổng thể và khám lại theo định kỳ. Vì vậy, tình trạng để lọt những trường hợp có dấu hiệu về dịch bệnh là rất ít.
Cả nước có hơn 40 nghìn trường học, với khoảng 20 triệu học sinh, sinh viên; trong đó có khoảng 50% số trường trên cả nước có cán bộ y tế. Điều này cho thấy bên cạnh các trường có sự chuẩn bị chu đáo về khâu phòng dịch bệnh thì một số trường học không có hoặc thiếu trầm trọng cán bộ y tế học đường. Điều này khiến phụ huynh khi đưa con đến trường nhập học không khỏi băn khoăn, lo lắng. |
Phân tích về các nguy cơ dịch bệnh trong thời điểm này, ông Nguyễn Đức Khoa, Phó trưởng Phòng Kiểm soát bệnh truyền nhiễm, Cục Y tế dự phòng – Bộ Y tế, cho biết, mùa học sinh tựu trường trùng với thời điểm giao mùa từ hè sang thu, đây là thời điểm thuận lợi cho nhiều loại virus, vi khuẩn gây bệnh, muỗi truyền bệnh phát triển. Trong đó, đỉnh dịch SXH thường rơi vào khoảng tháng 7 đến tháng 10, hiện nhiều địa phương có số mắc tăng cao so với cùng kỳ, nhất là các tỉnh Đông Nam bộ và Hà Nội. Dịch TCM cũng có chu kỳ tăng mạnh trong những tháng cuối năm, trùng với thời điểm học sinh tựu trường.
TS Trương Đình Bắc, Phó cục trưởng Cục Y tế dự phòng, cho biết thêm, vào thời điểm mùa tựu trường, số học sinh, sinh viên hay các trẻ mầm non mắc các bệnh đường hô hấp, tiêu hóa cũng thường gia tăng. Do vậy, ngành giáo dục cần phối hợp chặt chẽ với ngành y tế để tổ chức phổ biến, hướng dẫn kiến thức phòng bệnh, cách nhận biết triệu chứng một số bệnh thường gặp để từ đó tuyên truyền đến học sinh, phụ huynh chủ động phòng bệnh cho học sinh. Với bệnh đường hô hấp, cần hướng dẫn học sinh các biện pháp phòng bệnh quan trọng gồm: Mặc đủ ấm trong thời tiết chuyển mùa, thường xuyên rửa tay xà phòng, giữ gìn vệ sinh cá nhân, ăn uống đủ chất, che miệng khi hắt hơi, chủ động tiêm phòng đầy đủ các loại vaccine. Với bệnh tiêu hóa, biện pháp phòng bệnh quan trọng là giữ gìn an toàn vệ sinh thực phẩm, không ăn quà vặt trước cổng trường… Đặc biệt, khi thấy bạn cùng phòng, cùng lớp có hiện tưởng ốm, sốt... cần báo ngay cho cán bộ y tế hoặc gia đình biết để kịp thời xử lý.
Riêng đối với trường hợp là các cháu nhỏ, công tác phòng bệnh cần được chú ý đặc biệt do các cháu còn bé, sức đề kháng yếu nên khi dịch bệnh bùng phát trẻ có nguy cơ mắc nhiều hơn so với các học sinh cấp I, II, III và đại học.
Trang Thu
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Giá xăng dầu hôm nay (5/11): Giá dầu thế giới tiếp đà tăng mạnh
Tỷ giá USD hôm nay (5/11): Đồng USD thị trường tự do quay đầu giảm
Giá vàng hôm nay (5/11): Vàng trong nước đồng loạt giảm mạnh
Tuyên truyền Luật Thủ đô năm 2024 đến người lao động ngành Xây dựng Hà Nội
Ngắm nhìn vẻ đẹp của Hà Nội với loạt tranh vẽ bằng bút bi
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 5/11: Sáng sớm có mưa rào, trời chuyển rét
Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch
Tin khác
Y học tái tạo - Xu hướng mới trong điều trị bệnh lý cơ xương khớp
Y tế 04/11/2024 14:06
Đề xuất công nhận Ngày Chiều cao thế giới
Y tế 03/11/2024 22:25
Đồng hành cùng các gia đình hiếm muộn trên hành trình “tìm con”
Y tế 03/11/2024 19:31
Nhân viên y tế trung tâm tiêm chủng cứu sống cụ ông bị nhồi máu cơ tim khi đi trên đường
Y tế 02/11/2024 16:50
Phát động giải chạy vì trẻ sinh non
Y tế 02/11/2024 16:38
Phẫu thuật thành công cho bệnh nhi 7 tuổi gãy xương đùi
Y tế 02/11/2024 12:36
6 giờ phẫu thuật hồi sinh sự sống cho trẻ mắc bệnh tim bẩm sinh nghiêm trọng
Y tế 02/11/2024 06:18
Những điều cần biết để tránh đột quỵ khi chạy bộ
Y tế 31/10/2024 06:40
Phẫu thuật nội soi tuyến giáp qua đường tiền đình miệng
Y tế 30/10/2024 11:44
4 bệnh nhân được hồi sinh sự sống từ mô, tạng của người chết não hiến tặng
Y tế 29/10/2024 15:05