Thay đổi thái độ với bệnh nhân: Nên bắt đầu từ y tá, điều dưỡng
Không tự ý điều trị sốt xuất huyết tại nhà | |
Mô hình bác sĩ gia đình: Chưa phát huy hiệu quả | |
Ngành y tế Bố trí nhân lực, phương tiện trong dịp lễ |
Con sâu bỏ rầu nồi canh
Dù rất nhiều bệnh viện đã ký cam kết “Thay đổi thái độ phục vụ với người bệnh” nhưng từ chủ trương tới hiện thực cũng còn khá xa. Phóng viên báo Lao động Thủ đô đã khảo sát rất nhiều bệnh viện lớn tại Hà Nội, và ghi nhận, không phải bệnh viện nào cũng làm tốt công tác này.
Tại một bệnh viện có uy tín ở Hà Nội, cô Nguyễn Thị Ngà, quê Ứng Hòa, cho cháu đi nhập viện bức xúc: Cháu tôi sốt cao, vì lo lắng nên tôi đã phải vào gặp bác sĩ để thông báo tình hình, gõ cửa nhưng không thấy ai mở, tôi liền đẩy cửa vào. Một cô y tá trẻ, chỉ đáng tuổi cháu tôi, quát: “Mắt to thế mà không đọc được chữ ghi trên cửa, cửa đã ghi rõ ràng mà có mắt không nhìn à”. Tôi không dám cãi chỉ ngậm ngùi mượn cặp nhiệt độ rồi về phòng.
Thay đổi thái độ phục vụ từ mọi khâu |
Trường hợp bị y tá quát mắng như cô Ngà không phải là hiếm. Cũng phản ánh thái độ phục vụ người bệnh, chị Loan, Yên Bái, cho biết: Chị đưa con gái đi đẻ, vì cháu trở dạ sinh non nên gia đình chưa chuẩn đầy đủ đồ. Vừa vào làm thủ tục đã bị mắng tới tấp, ngay cả việc chỉ dẫn của y tá cũng không rõ ràng, vì sợ hỏi nhiều bị mắng nên chị đành tự đi tìm hết phòng này đến phòng khác để lo thủ tục nhập viện cho con. Mình đến bệnh viện chữa bệnh mất tiền mà cứ như đang được “ban ơn” thấy mà tủi thân, nhưng do có bệnh cực chẳng đã nên đành chấp nhận”, chị Loan tự an ủi.
Trên thực tế, bệnh nhân khi đến với bất kỳ cơ sở y tế nào, người đầu tiên tiếp xúc thường không phải là bác sĩ mà là những người làm thủ tục hành chính, y tá, hộ lý thậm trí là bảo vệ… nên việc thay đổi thái độ phục vụ người bệnh nên bắt đầu từ những khâu nhỏ nhất. Khi người bệnh đã tìm đến bệnh viện, nhất là bệnh nhân đang trong giai đoạn nguy hiểm thì rất cần có sự sẻ chia của y bác sĩ, chỉ cần một câu nói bình thường (không quát mắng) chưa nói tới nhẹ nhàng đã làm cho người nhà hay bệnh nhân dịu đi phần nào lo lắng.
Nhiều ý kiến cho rằng, thái độ phục vụ của y bác sĩ chưa được “mềm” là do tình trạng bệnh nhân quá tải, công việc áp lực… nhưng theo ý kiến của PGS.TS. Lương Ngọc Khuê, những khó khăn, tồn tại như trên, đặc biệt là vấn đề quá tải chỉ là một phần chứ không phải yếu tố quyết định. Ngành y tế làm việc liên quan trực tiếp đến sức khỏe, tính mạng của người bệnh, chúng ta đã và đang ngày càng làm tốt công tác chuyên môn, nhưng cũng cần có những đột phá về tinh thần thái độ phục vụ với quan điểm “lấy người bệnh làm trung tâm”. Trên thực tế, trong những nỗ lực hàng ngày của ngành y tế, trong hàng trăm ngàn cán bộ y tế đang âm thầm cống hiến cho sự nghiệp chăm sóc sức khỏe nhân dân, vẫn còn những cán bộ y tế có tinh thần, thái độ cư xử chưa phù hợp gây ảnh hưởng đến tình cảm của người dân dành cho ngành.
Đừng đánh trống bỏ dùi
Trên thực tế, không phải bây giờ Bộ Y tế mới yêu cầu cán bộ trong ngành phải phục vụ người bệnh chu đáo, mà trước đó 12 điều y đức đã được thấm nhuần trong cán bộ y tế; rồi để đáp ứng sự hài lòng người bệnh, thu nhận các ý kiến phản hồi của người bệnh, Bộ Y tế đã triển khai đường dây nóng, công khai số điện thoại của BV, giám đốc. Tuy nhiên, tình trạng sách nhiễu bệnh nhân vẫn xảy ra ở một bộ phận bác sĩ, y tá, điều dưỡng. Nói như PGS.TS. Lương Ngọc Khuê, ngành nào cũng cần đạo đức nghề nghiệp, ngành y tế luôn đặt đạo đức nghề nghiệp là nền tảng cơ bản. Mỗi thầy thuốc đều hiểu rằng, không có một nghề nào mà một lỗi lầm hay thiếu sót dù nhỏ nhất lại gây tai họa trực tiếp tới sức khỏe và tính mạng con người như trong nghề y.
Ngoài ra, Thông tư số 07/2014/TT-BYT quy định về quy tắc ứng xử của công chức, viên chức, người lao động làm việc tại các cơ sở y tế với các cơ sở pháp lý quan trọng để cán bộ, viên chức ngành y tế, đặc biệt là cán bộ viên chức tại các bệnh viện rèn luyện nâng cao đạo đức nghề nghiệp và thái độ phục vụ người bệnh cũng đã được ngành triển khai sâu rộng đến tận cơ sở.
Theo Bộ Y tế, việc ký cam kết “Thay đổi thái độ phục vụ với người bệnh” chỉ là hình thức không bắt buộc kỷ luật ngay nhưng khi đã cam kết thì cán bộ y tế phải nhận thức để sửa dần dần chứ không phải Bộ Y tế, Sở Y tế hay giám đốc BV dựa vào cam kết đó để xử phạt, mà chính mỗi người thầy thuốc phải tự nhận thấy trách nhiệm “cần phải làm đẹp hình ảnh trong mắt người bệnh và người nhà bệnh nhân”. Nhưng nếu chờ vào ý thức tự thay đổi mà không có chế tài thì tin rằng việc này chỉ như “đánh trống bỏ rùi”.
Chiếu theo luật, người xúc phạm và lăng mạ người khác có thể bị kiện thậm chí phải ra tòa vì hành vi của mình, nhưng ở bệnh viện, một số y, bác sĩ quát mắng, xúc phạm người bệnh vì cho rằng đó là việc đương nhiên và không bị xử lý như vậy không công bằng đối với người bệnh. |
Nói thì nhiều, nhưng để làm được và làm đến nơi đến chốn không phải bệnh viện nào cũng thực hiện được. Vậy nếu chỉ trông chờ vào ý thức tự thay đổi của đội ngũ y bác sĩ thì người bệnh phải chờ đến bao giờ. Hơn nữa, nên có chế tài đưa ra cho mỗi bệnh viện như kiểm tra, giám sát và cảnh cáo, thậm chí kỷ luật đối với y bác sĩ có những lời lẽ, hành động, cư xử xúc phạm bệnh nhân hoặc người nhà bệnh nhân. Chiếu theo luật, người xúc phạm và lăng mạ người khác có thể bị kiện thậm chí phải ra tòa vì hành vi của mình, nhưng ở bệnh viện thì một số y, bác sĩ quát mắng, xúc phạm người bệnh vì cho rằng đó là việc đương nhiên và không bị xử lý như vậy không công bằng đối với người bệnh.
Đề mỗi y, bác sĩ đều hướng đến sự hài lòng của bệnh nhận, Bộ Y tế cần đưa ra những tiêu chí, thậm chí phải đưa vào kế hoạch khen thưởng và xếp hạng cho mỗi bệnh viện. Bên cạnh đó, cần thanh tra đột xuất các bệnh viện, khảo sát và lấy ý kiến trực tiếp bệnh nhân và người nhà bệnh nhân.
Trang Thu
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Tin khác
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết
Y tế 23/12/2024 16:40
"Quả ngọt" sau hành trình 11 năm mòn mỏi mong con
Y tế 22/12/2024 06:02
Hoàn thiện Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức và Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 trong năm 2025
Y tế 20/12/2024 20:37
Trang bị kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản cho vị thành niên, thanh niên
Xã hội 20/12/2024 09:58
Hạnh phúc của những cặp vợ chồng quân nhân hiếm muộn
Y tế 19/12/2024 17:38
Tình trạng các nạn nhân vụ cháy trên đường Phạm Văn Đồng đang điều trị tại Bệnh viện E
Y tế 19/12/2024 16:43
Sôi nổi Hội thi Rung chuông vàng tìm hiểu kiến thức về sức khỏe sinh sản vị thành niên
Y tế 17/12/2024 20:52
Thời tiết chuyển lạnh, nhiều người nhập viện vì mắc sởi
Y tế 17/12/2024 08:06
Nhiều người cần tham vấn tâm lý trong điều trị bệnh “khó nói”
Y tế 17/12/2024 06:39
Hà Nội ghi nhận thêm 44 trường hợp mắc sởi
Y tế 17/12/2024 06:38