Phẫu thuật ung thư đường tiêu hóa thành công cho 2 cụ già hơn 80 tuổi
Phát hiện cấu trúc trong cơ thể chống ung thư tốt hơn hóa trị truyền thống | |
Bánh trung thu không “đại hạ giá” sau rằm tháng Tám |
Đơn cử, như trường hợp của cụ ông Lê Văn T. (85 tuổi, quê Bắc Giang). Gần đây, cụ T. hay thấy biểu hiện đau bụng thượng vị, ăn uống tuy không nhiều nhưng luôn có cảm giác buồn nôn.
Sau khi thăm khám tại bệnh viện tỉnh cụ T. được chẩn đoán ung thư dạ dày và được chỉ định mổ nhưng lại từ chối phẫu thuật, về nhà điều trị thuốc nam. Thời gian gần đây do càng ngày càng đau tức bụng, nôn kéo dài nên cụ T. nhập Bệnh viện K điều trị.
Phim chụp khối u bệnh nhân Lê Văn T. |
Tại Bệnh viện K, bệnh nhân được chẩn đoán mắc ung thư dạ dày giai đoạn tiến triển và cần tiến hành phẫu thuật. Sau khi động viện, giải thích rõ cho cụ T và gia đình về phương pháp điều trị, vừa qua kíp phẫu thuật Khoa Ngoại Quán Sứ, Bệnh viện đã thực hiện cắt gần toàn bộ dạ dày cho cụ T. Sau mổ cụ T. có thể nói chuyện, vận động bình thường, ăn uống tốt và được ra viện.
Tương tự, trường hợp khác là cụ bà Phạm Thị L., (quê Thái Bình) có tiền sử đại tiện khó khăn, ăn uống khó tiêu. 3 tuần trước khi nhập viện việc bệnh nhân đi tiêu càng khó khăn, các dấu hiệu càng thường xuyên hơn, đau thắt vùng bụng cụ bà này mới đến Bệnh viện K kiểm tra, kết quả cho thấy bệnh nhân bị ung thư đại tràng, giai đoạn tiến triển.
Phó giáo sư, Tiến sĩ Kim Văn Vụ, Trưởng Khoa Ngoại tổng hợp Quán Sứ - Bệnh viện K cho biết, trường hợp bệnh nhân Phạm Thị L bị ung thư đại tràng sigma ở giai đoạn tiến triển. Mặc dù bệnh nhân tuổi đã cao nhưng sau khi đánh giá tổn thương, thể trạng bệnh nhân đảm bảo, vậy nên các bác sĩ Khoa Ngoại tổng hợp Quán Sứ đã quyết định phẫu thuật, cắt bỏ đoạn đại tràng sigma và nạo vét hạch cho cụ L. Ca mổ diễn ra thành công, hiện tại ngày thứ 10 sau mổ, bệnh nhân tỉnh táo tiếp xúc tốt, ăn uống đi lại tốt.
Theo các bác sĩ Bệnh viện K, nhiều gia đình có người thân trên 80 tuổi mà phát hiện ung thư thì thường có tâm lý buông xuôi, không điều trị. Thực tế tuổi cao là một trong những vấn đề cần cân nhắc khi tiến hành điều trị ung thư, nhưng người bệnh đừng vội từ bỏ. Nếu trong điều kiện cho phép và đảm bảo kỹ thuật thì vẫn nên tiến hành phẫu thuật, giúp nâng cao chất lượng sống cho người bệnh.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Dấu ấn khác biệt của Vinamilk với hành trình 16 năm liền là thương hiệu Quốc gia
Hà Nội sẵn sàng cho Liên hoan phim quốc tế Hà Nội HANIFF VII
Sắc màu hầu đồng trong nghệ thuật trang điểm
Sơn Tây: Thông tin về vụ sập nhà ở phường Quang Trung
Quận Bắc Từ Liêm trao Huy hiệu Đảng tặng 220 đảng viên lão thành cách mạng
Huyện Thường Tín nỗ lực chuyển đổi số để phát triển toàn diện
TP.HCM: Nhiều vướng mắc về thanh toán không dùng tiền mặt để chi trả BHXH
Tin khác
Tăng cường các biện pháp phòng lây nhiễm sởi trong bệnh viện
Y tế 05/11/2024 11:40
Cảnh giác cao điểm dịch sốt xuất huyết
Y tế 05/11/2024 10:44
Liên thông kết quả khám để phục vụ người bệnh tốt hơn
Y tế 05/11/2024 09:16
Y học tái tạo - Xu hướng mới trong điều trị bệnh lý cơ xương khớp
Y tế 04/11/2024 14:06
Đề xuất công nhận Ngày Chiều cao thế giới
Y tế 03/11/2024 22:25
Đồng hành cùng các gia đình hiếm muộn trên hành trình “tìm con”
Y tế 03/11/2024 19:31
Nhân viên y tế trung tâm tiêm chủng cứu sống cụ ông bị nhồi máu cơ tim khi đi trên đường
Y tế 02/11/2024 16:50
Phát động giải chạy vì trẻ sinh non
Y tế 02/11/2024 16:38
Phẫu thuật thành công cho bệnh nhi 7 tuổi gãy xương đùi
Y tế 02/11/2024 12:36
6 giờ phẫu thuật hồi sinh sự sống cho trẻ mắc bệnh tim bẩm sinh nghiêm trọng
Y tế 02/11/2024 06:18