Phân định rõ sự khác biệt giữa xe hợp đồng và taxi
Giải quyết bất cập về xe hợp đồng phải nhìn từ tuyến cố định | |
Để đảm bảo công bằng kiến nghị Grab phải gắn mào | |
Thu hồi phù hiệu “xe hợp đồng” của 63 đơn vị vận tải |
Đáng lưu ý, tại dự thảo lần thứ 8 này, Bộ GTVT phân định rõ hơn sự khác biệt giữa xe hợp đồng và xe taxi. Cụ thể, Bộ GTVT quy định taxi được sử dụng phần mềm để tính tiền. Với xe gắn đồng hồ, phải xuất hóa đơn cho khách theo hành trình.
Với taxi tính tiền theo phần mềm, trên xe phải có thiết bị kết nối với hành khách để đặt xe, hủy chuyến. Kết thúc chuyến đi, phần mềm phải gửi hóa đơn điện tử cho hành khách và Tổng cục Thuế.
Xe taxi này phải có phù hiệu “TAXI” và được dán cố định phía bên phải mặt kính trước của xe, có hộp đèn chữ “TAXI” gắn cố định trước nóc xe, kích thước tối thiểu 15x20cm.
Trong thời gian 1 tháng, xe taxi phải có thời gian hoạt động tại địa phương nơi cấp phù hiệu tối thiểu 70% tổng thời gian hoạt động trong tháng; xác định thời gian hoạt động được thực hiện thông qua dữ liệu từ thiết bị giám sát hành trình.
Điểm mới của dự thảo Nghị định mới thay thế Nghị định 86/2014 sẽ phân định rõ sự khác biệt giữa xe hợp đồng và taxi. Ảnh: Đinh Luyện |
Dự thảo Bộ GTVT xây dựng cũng quy định cụ thể hơn về kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng. Theo đó, xe này phải niêm yết chữ “XE HỢP ĐỒNG” ở trên kính trước và kính phía sau xe theo quy định. Ngoài ra, “XE HỢP ĐỒNG” cũng phải có bảng điện tử gắn cố định trên nóc xe, kích thước tối thiểu 15x20cm và phải được bật sáng khi tham gia giao thông.
Một điểm nhấn khác tại dự thảo là xe hợp đồng không được gom khách, đón khách ngoài danh sách do đơn vị kinh doanh vận tải cung cấp; không được xác nhận đặt chỗ cho từng hành khách đi xe, không được bán vé hoặc thu tiền đối với từng hành khách đi xe dưới mọi hình thức; không được ấn định lịch trình…
Với các xe ôtô kinh doanh vận tải khách du lịch cũng siết chặt bằng cách yêu cầu gắn phù hiệu “xe ôtô vận tải khách du lịch” cố định bên phải mặt trong kính trước của xe.
Đơn vị kinh doanh du lịch, lữ hành và lái xe chỉ được ký hợp đồng vận chuyển với người thuê vận tải có nhu cầu cả chuyến xe. Trong thời gian một tháng, mỗi xe ôtô kinh doanh vận tải khách du lịch có điểm đầu và điểm cuối của chuyến đi không nằm trong phạm vi của một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, không được thực hiện quá 30% tổng số chuyến của xe đó có điểm đầu, điểm cuối trùng lặp.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động
Tin khác
Chia sẻ khó khăn cùng gia đình có người thân bị tai nạn giao thông
Giao thông 22/11/2024 18:44
Tăng cường xử lý xe chở quá tải, cơi nới thành thùng
Giao thông 22/11/2024 12:55
Quyết tâm kiềm chế tai nạn giao thông ở Thủ đô
Giao thông 22/11/2024 12:50
Nỗ lực ngăn chặn tình trạng học sinh vi phạm luật giao thông
Giao thông 22/11/2024 10:41
Giá vé tuyến metro Bến Thành - Suối Tiên từ 7.000 đồng - 20.000 đồng/lượt
Giao thông 21/11/2024 21:02
Lộ trình phát triển hệ thống giao thông thông minh
Đề án Hà Nội 21/11/2024 08:42
Đồng lòng gỡ “nút thắt” giải phóng mặt bằng Quốc lộ 1A
Giao thông 21/11/2024 07:18
Dự án đường sắt tốc độ cao: Cơ hội cho doanh nghiệp Việt “vươn mình”
Giao thông 21/11/2024 07:17
Công an xác minh nhóm học sinh đầu trần đi xe máy cầm cờ trên đường Nguyễn Trãi
Giao thông 20/11/2024 11:22
Xử lý nhiều trường hợp điều khiển xe máy đi vào Vành đai 3 trên cao
Giao thông 20/11/2024 09:34