Nông nghiệp - Nông thôn: Làm giàu từ hướng đi mới

(LĐTĐ) Đến hẹn lại lên, các hộ gia đình trồng phật thủ ở xã Đắc Sở (Hoài Đức, Hà Nội) những ngày này đang tất bật chuẩn bị cây và quả phật thủ đẹp nhất để cung cấp cho thị trường tết Nguyên Đán Kỷ Hợi năm 2019.
nong nghiep nong thon lam giau tu huong di moi Liên minh Công - Nông: Chung sức xây dựng nông thôn mới
nong nghiep nong thon lam giau tu huong di moi Xã Hoà Nam hoàn thành 100% tiêu chí xây dựng nông thôn mới

Với số lượng trái phật thủ nhiều, chất lượng đẹp hơn, không khí tại các vườn phật thủ năm nay sôi động hơn thị trường năm trước. Cùng với đó, để nâng giá trị của quả phật thủ, một số hộ dân làng Đắc Sở, huyện Hoài Đức đã áp dụng khoa học kỹ thuật, xử lý cho cây ra hoa muộn hơn để phật thủ luôn cho trái xanh đẹp trong dịp Tết.

Làm giàu từ loài cây khó tính

Phật thủ là loại quả ngày càng được nhiều người ưa chuộng và không thể thiếu trên bàn thờ tổ tiên mỗi gia đình dịp Tết đến xuân về do có mùi thơm, chơi được lâu và mang đậm tín ngưỡng Phật giáo. Tới Đắc Sở vào những ngày cuối năm, nơi được mệnh danh là thủ phủ của loại quả ý nghĩa này, không khí thu hoạch quả tấp nập, rộn ràng. Trên các cánh đồng bạt ngàn phật thủ, nhiều hộ dân thường xuyên túc trực tại vườn để chuẩn bị cho vụ thu hoạch chính và vận chuyển phật thủ đi khắp nơi nhằm phục vụ thị trường dịp giáp Tết.

Tới thăm vườn phật thủ hơn 3 năm tuổi của ông Tạ Đăng Hiền xã Đắc Sở (Hoài Đức) nổi tiếng khắp vùng bởi vườn cho quả đẹp và sai trĩu. Ông Hiền cho biết, dịp Tết này, gia đình ông xuất bán ra thị trường vài nghìn quả phật thủ đem lại nguồn thu nhập khấm khá cho gia đình. Năm nay vườn có nhiều quả đẹp, hình dáng độc, lạ nên bán được giá cao, có quả lên tới vài triệu đồng. Để nâng giá trị của quả phật thủ, tránh tình trạng dội hàng vào tháng Tết, mấy năm gần đây, ông và một số hộ trong vùng đã áp dụng khoa học kỹ thuật, xử lý cho hoa ra muộn hơn để phật thủ luôn cho trái xanh đẹp, bán được quanh năm.

nong nghiep nong thon lam giau tu huong di moi
Xã Đắc Sở có đông đảo người dân trồng phật thủ với diện tích lớn, mỗi vườn có diện tích bình quân hơn 1ha với hàng trăm gốc cây. Ảnh: P.N

Theo ông Hiền, thị trường những năm gần đây, quả phật thủ vàng không được nhiều khách hàng ưa chuộng như trước mà khách chuyển sang chơi những quả xanh. Với những trái phật thủ với màu xanh tự nhiên sẽ đẹp, quả có độ bền cao, khách chơi được lâu hơn, giữa miền Bắc và miền Nam có những cách chơi phật thủ khác nhau.

Phật thủ cho trái vào quanh năm nhưng vào tháng Giêng là chính vụ, tuy nhiên dịp đó giá phật thủ không cao. Từ tháng 5, tháng 6 người trồng phải dùng kỹ thuật, tiện cây, tạo sâu, hãm lộc, hãm rễ để cuối tháng 6, đầu tháng 7 ép cây ra hoa bán quả vào dịp Tết. Theo những người trồng phật thủ lâu năm, đó là những công đoạn quan trọng, người trồng phải tính toàn kỹ lưỡng, bởi nếu hoa ra quá sớm thì quả chín vàng còn hoa ra sau non hơn một chút thì không bị ảnh hưởng quá nhiều. Tuy nhiên điều mà người trồng lo sợ nhất khi hoa ra quá muộn thì sẽ trượt mùa, cả năm đó người trồng mất trắng vụ thu hoạch quả Tết.

Phật thủ vốn là cây khó tính trong số các loại cây có quả. Những ai có đủ chuyên môn, kỹ thuật có đủ sự tư vấn, hỗ trợ mới đem lại vườn phật thủ cho thu hoạch đạt như mong đợi. Tùy theo cây yếu, cây khỏe, phát quả đúng tầm mỗi cây phật thủ sẽ cho 50 - 60 quả nhưng thường chỉ để 30 - 40 quả để cây được khỏe, quả được to, đẹp hơn. Với thời tiết quá nắng không được bảo quản thì sẽ rám quả, trời lạnh phật thủ sẽ không bị ảnh hưởng quá nhiều, nếu gặp sương giá thì ngón phật thủ sẽ bị hỏng, cho ra những trái quả xấu.

Nói rõ hơn về những khó khăn trong trồng loại cây ý nghĩa này, ông Hiền cho hay: “Người trồng phật thủ phải yêu và hiểu nó mới gắn bó được, chỉ đơn giản từ việc bón phân cũng phải theo định kỳ, không bón ồ ạt. Từ tháng Giêng sau khi thu hoạch quả, người trồng phải vệ sinh và bón xới vườn, bón phân cân đối để cây có sức sống khỏe, quá trình chăm sóc cây đòi hỏi nắm chắc kỹ thuật”.

Hướng đi mới đem lại hiệu quả kinh tế cao

Trong những năm gần đây, thị trường phật thủ được mở rộng, quả phật thủ của người dân Đắc Sở được tiêu thụ ở hầu khắp các tỉnh, thành trên cả nước. Năm nay thị trường phật thủ sôi động hơn năm trước, cho ra những quả chất lượng hơn, mẫu mã đẹp hơn do đó giá tăng hơn so với vụ Tết năm trước đem lại niềm phấn khởi cho các hộ dân trên địa bàn.

Với hiệu quả kinh tế từ trồng cây phật thủ đem lại, tại Đắc Sở số người trồng và diện tích tăng nhanh chóng. Tuy là loại cây mang giá trị kinh tế cao song phật thủ là loại cây trồng rất kén chọn đất. Đất trồng thích hợp với phật thủ phải là loại đất ven sông Đáy, sông Hồng, đất pha cát, phật thủ phải áp dụng luân canh chứ không thể thâm canh. Không chỉ hợp chất đất, để có được những vườn phật thủ cho quả đẹp, nhiều “ngón”, việc chăm sóc cũng yêu cầu người nông dân phải rất tỉ mỉ. Đất trồng phật thủ chỉ được khoảng 5 năm bởi vậy cứ hết mỗi chu kỳ theo vòng đời của cây, người dân xã Đắc Sở phải tìm thuê đất ở các xã xung quanh để tiếp tục trồng.

Ngoài canh tác tại địa phương, người dân trong xã thuê hàng trăm héc ta đất vùng bãi của xã Yên Sở thậm chí thuê vài chục héc ta đất ở các xã khác như Tiền Yên (Hoài Đức), Sài Sơn, Phượng Cách (Quốc Oai) và ở huyện Đan Phượng, huyện Phúc Thọ để trồng loại cây này. Đến nay đã có tới 80% hộ dân trong xã có thu nhập chính từ trồng cây phật thủ.

Theo ông Tạ Đăng Hiền, trong thời gian qua xã Đắc Sở đã có nhiều cơ chế, chính sách khuyến khích tạo điều kiện cho nông dân mở rộng diện tích trồng cây phật thủ. Trong đó, Hội nông dân xã Đắc Sở đã triển khai dự án trồng và chăm sóc cây phật thủ của Hội Nông dân Thành phố bằng việc hỗ trợ cây giống, tập huấn khoa học kỹ thuật, vật tư, thuốc bảo vệ thực vật. Cùng đó, nhiều hộ dân trong vùng được hỗ trợ vay vốn trồng phật thủ; xã Đắc Sở xây dựng đường giao thông ra vùng bãi thuận tiện hơn, tạo liên kết giữa các hộ trồng cây phật thủ trong xã, phát triển giá trị của cây phật thủ trên thị trường,....

Nhờ những sự hỗ trợ đó, trong những năm gần đây, thị trường phật thủ được mở rộng, quả phật thủ của người dân Đắc Sở được tiêu thụ ở hầu khắp các tỉnh, thành trên cả nước. Năm nay thị trường phật thủ sôi động hơn năm trước, cho ra những quả chất lượng hơn, mẫu mã đẹp hơn do đó giá tăng hơn so với vụ Tết năm trước đem lại niềm phấn khởi cho các hộ dân trên địa bàn.

Không chỉ trồng phật thủ thu hoạch quả, những năm gần đây, ngoài nhân rộng diện tích trồng cây phật thủ, một số hộ dân ở xã Đắc Sở còn cắt tỉa, tạo dáng được những chậu phật thủ bonsai nghệ thuật để bán vào dịp Tết. Chủ vườn phật thủ Tâm An cho biết, Đắc Sở có truyền thống trồng phật thủ khoảng từ 15 năm trở lại đây, khi những người đầu tiên mang những cây phật thủ lấy từ ven các con suối ở Cao Bằng về trồng. Cây phật thủ nhanh chóng mang lại những giá trị kinh tế cao cho các nhà vườn nên phật thủ trở thành loại cây chuyên canh phổ biến tại đây.

Tuy nhiên khi mô hình trồng phật thủ lan rộng, sản phẩm cung cấp ra thị trường nhiều lên, với sức cạnh tranh lớn, thu nhập của các chủ vườn cũng bắt đầu giảm. Bên cạnh đó, quá trình trồng phật thủ lâu năm đã khiến đất trở nên bạc màu cho năng suất quả cũng dần kém đi. Theo đó, muốn tìm hướng đi mới, khoảng 3 năm trở lại đây, nhóm ba anh em Tạ Tùy Duy, đều là những nông dân 8X đã cùng nhau xây dựng ý tưởng đưa phật thủ lên chậu, cắt tỉa, tạo dáng, “bắt” cây ra quả theo ý muốn.

Chăm sóc vườn cây một cách chuyên cần, tỉ mỉ nhưng những năm đầu thành công chỉ đạt 2%. Không nản chí, sau 5 năm đến nay trang trại phật thủ bonsai với diện tích 1ha đã cung cấp cho thị trường những sản phẩm độc đáo, mang nhiều ý nghĩa tâm linh với giá bán trung bình từ 2 – 4 triệu đồng, có cây đạt mức giá vài chục triệu đồng. Không chỉ mang lại thu nhập cho cá nhân, trang trại phật thủ của anh Duy đã tạo công việc cho nhiều người dân trong vùng và quan trọng hơn là trang trại đã mở ra hướng đi mới cho cây trồng phật phủ.

Hoa Nguyễn – Phương Ngân

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Tủ sách Công đoàn góp phần nâng cao đời sống văn hóa cho công nhân lao động

Tủ sách Công đoàn góp phần nâng cao đời sống văn hóa cho công nhân lao động

(LĐTĐ) Thiết thực kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2024), ngày 16/7, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Bắc Từ Liêm đã tổ chức lễ ra mắt Tủ sách Công đoàn tại Công ty Cổ phần Bia Sài Gòn - Hà Nội.
Phát động Chương trình “Chung tay xoa dịu nỗi đau da cam năm 2024”

Phát động Chương trình “Chung tay xoa dịu nỗi đau da cam năm 2024”

(LĐTĐ) Trung ương Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam, Cổng Thông tin điện tử nhân đạo quốc gia 1400, Nền tảng thiện nguyện MB và các cơ quan, đơn vị phối hợp thực hiện chương trình kêu gọi đồng bào, chiến sĩ cả nước, với trách nhiệm, nghĩa tình hãy đồng hành, ủng hộ Chương trình “Chung tay xoa dịu nỗi đau da cam năm 2024”.
Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh vào top 10 bệnh viện chất lượng nhất Thành phố Hồ Chí Minh

Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh vào top 10 bệnh viện chất lượng nhất Thành phố Hồ Chí Minh

(LĐTĐ) Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh (TP. Hồ Chí Minh) vừa công bố điểm chất lượng của 120 bệnh viện, trong đó Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP. Hồ Chí Minh ở vị trí thứ 7. Đây là năm thứ 3 liên tiếp bệnh viện này có mặt trong top 10 của bảng xếp hạng.
Hà Nội: Tổ chức Tết Trung thu cho trẻ em an toàn, thiết thực

Hà Nội: Tổ chức Tết Trung thu cho trẻ em an toàn, thiết thực

(LĐTĐ) Thành phố Hà Nội đặt ra yêu cầu, 100% Ủy ban nhân dân (UBND) các quận, huyện, thị xã ban hành kế hoạch chỉ đạo và tổ chức các hoạt động vui Tết Trung thu cho trẻ em an toàn, thiết thực, phù hợp với tình hình thực tế của địa phương.
Tăng mức trợ cấp một lần khi nghỉ hưu cho người lao động

Tăng mức trợ cấp một lần khi nghỉ hưu cho người lao động

(LĐTĐ) Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) vừa được Quốc hội thông qua có nhiều thay đổi nhằm đảm bảo chính sách an sinh xã hội, tăng độ bao phủ toàn dân, trong đó đáng chú ý là quy định điều kiện hưởng lương hưu, điều chỉnh giảm dần độ tuổi hưởng trợ cấp hưu trí xã hội, và tăng trợ cấp một lần khi nghỉ hưu.
Nhiều chương trình nghệ thuật tri ân các thương binh, liệt sĩ dịp 27/7

Nhiều chương trình nghệ thuật tri ân các thương binh, liệt sĩ dịp 27/7

(LĐTĐ) Thực hiện nhiệm vụ tổ chức các hoạt động kỷ niệm các ngày lễ lớn, sự kiện lịch sử, chính trị quan trọng của đất nước và Thủ đô năm 2024, Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội đã chỉ đạo các đơn vị nghệ thuật trực thuộc tổ chức các đêm diễn phục vụ nhân dân một số quận, huyện trên địa bàn thành phố trong dịp kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024).
500 thí sinh tham gia cuộc thi ảnh “Người đẹp Áo dài và Sen” năm 2024

500 thí sinh tham gia cuộc thi ảnh “Người đẹp Áo dài và Sen” năm 2024

(LĐTĐ) Được phát động từ ngày 14/6 đến ngày 10/7, cuộc thi ảnh “Người đẹp Áo dài và Sen" năm 2024 đã thu hút sự quan tâm của đông đảo người dân và 500 thí sinh nữ tham gia.

Tin khác

Vẫn còn nhiều khó khăn trong kiểm soát giết mổ gia súc, gia cầm tại Hà Nội

Vẫn còn nhiều khó khăn trong kiểm soát giết mổ gia súc, gia cầm tại Hà Nội

(LĐTĐ) Thời gian qua, nhằm đảm bảo nguồn cung thịt gia súc, gia cầm an toàn cho người dân Thủ đô, việc giám sát chặt chẽ hoạt động giết mổ theo đúng quy định, các cấp, các ngành của thành phố Hà Nội đã vào cuộc quyết liệt và sát sao. Tuy nhiên, do tình trạng chăn nuôi nhỏ lẻ, mạnh mún còn khá phổ biến, khiến cho việc kiểm soát giết mổ tại các cơ sở giết mổ trên địa bàn Thành phố vẫn còn gặp không ít khó khăn.
Đan Phượng có một loại hoa “hái ra tiền”

Đan Phượng có một loại hoa “hái ra tiền”

(LĐTĐ) Để hoa đồng tiền giúp nông dân “hái ra tiền”, xã Đồng Tháp (huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội) đang ấp ủ nhiều dự định, trong đó có việc gắn sản xuất với khai thác lợi thế, tiềm năng của địa phương để phát triển du lịch.
Xác định 3 nhóm vấn đề lớn cần giải quyết để làng nghề Thủ đô “cất cánh”

Xác định 3 nhóm vấn đề lớn cần giải quyết để làng nghề Thủ đô “cất cánh”

(LĐTĐ) Nhóm vấn đề quy hoạch, hạ tầng, du lịch và môi trường làng nghề; cơ chế chính sách hỗ trợ làng nghề và nhóm vấn đề liên quan đến khoa học công nghệ, xúc tiến thương mại, thương hiệu và liên kết vùng nguyên liệu, được xác định là 3 nhóm vấn đề lớn cần được giải quyết nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để các doanh nghiệp, hộ sản xuất kinh doanh tại các làng nghề Hà Nội phát triển trong thời gian tới.
Xây dựng làng nghề là điểm nhấn trong thập kỷ công nghiệp văn hoá của Thủ đô

Xây dựng làng nghề là điểm nhấn trong thập kỷ công nghiệp văn hoá của Thủ đô

(LĐTĐ) Xác định làng nghề là điểm nhấn trong thập kỷ công nghiệp văn hóa, thời gian qua, thành phố Hà Nội đã triển khai nhiều cơ chế, chính sách nhằm xây dựng và phát triển các làng nghề. Trong đó, Thành phố thí điểm xây dựng và phát triển 6 làng nghề gắn với du lịch, xây dựng 9 điểm giới thiệu quảng bá sản phẩm làng nghề… Trong đó, Thành phố sẽ tập trung phát triển các cụm công nghiệp, tạo điều kiện phát triển làng nghề bền vững.
Thanh Trì có một loại rượu thơm hương hoa cúc

Thanh Trì có một loại rượu thơm hương hoa cúc

(LĐTĐ) Tại vùng đất Tam Hiệp, huyện Thanh Trì (Hà Nội), nghề chưng cất rượu đã được truyền lại qua nhiều thế hệ. Mỗi giọt rượu chứa đựng tinh hoa từ bàn tay khéo léo và tâm huyết của người dân. Rượu Ngâu không chỉ nổi tiếng với sản phẩm rượu thơm ngon, đậm đà, mà còn gìn giữ được giá trị truyền thống của quê hương.
Mô hình vườn nho sạch ở huyện Nam Đàn

Mô hình vườn nho sạch ở huyện Nam Đàn

(LĐTĐ) Thích làm nông nghiệp và mong muốn đưa sản phẩm nông nghiệp sạch đến với khách hàng, anh Nguyễn Đình Năng (sinh năm 1981) ở xóm 1, xã Nam Lĩnh, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An đã mạnh dạn đầu tư trồng nho Hạ Đen và có những mùa quả ngọt đầu tiên.
Chuyển biến tích cực qua chương trình xây dựng Nông thôn mới nâng cao

Chuyển biến tích cực qua chương trình xây dựng Nông thôn mới nâng cao

(LĐTĐ) Vừa qua, Đoàn thẩm định liên ngành Trung ương đã tổ chức khảo sát các tiêu chí, thẩm định hồ sơ đề nghị xét, công nhận huyện Thanh Trì đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao.
Hội Nông dân huyện Đan Phượng: Nhiều mô hình gắn với kinh tế - xã hội

Hội Nông dân huyện Đan Phượng: Nhiều mô hình gắn với kinh tế - xã hội

(LĐTĐ) Ngay từ những tháng đầu năm 2024, Hội Nông dân huyện Đan Phượng đã ban hành kế hoạch và tổ chức phát động phong trào thi đua sâu rộng trong toàn thể cán bộ, hội viên, nông dân trên địa bàn. Từ đó, phát triển nhiều mô hình, phong trào gắn với kinh tế - xã hội.
Nâng cao chất lượng tiêu chí nông thôn mới

Nâng cao chất lượng tiêu chí nông thôn mới

(LĐTĐ) Xác định xây dựng nông thôn mới là quá trình lâu dài, liên tục, thời gian qua, trên địa bàn Hà Nội đã triển khai nhiều giải pháp nhằm giữ vững và nâng cao chất lượng các tiêu chí nông thôn. Tuy nhiên, quá trình này đã và đang là thách thức không nhỏ đối với các địa phương, đòi hỏi cần có các giải pháp cụ thể, sát thực tế, sự chung sức, đồng lòng của chính quyền và nhân dân.
Huyện Thường Tín phấn đấu về đích nông thôn mới nâng cao năm 2024

Huyện Thường Tín phấn đấu về đích nông thôn mới nâng cao năm 2024

(LĐTĐ) Để phấn đấu với mục tiêu huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao vào năm 2024, ngay từ đầu năm, cán bộ và nhân dân trên toàn địa bàn huyện Thường Tín đang nỗ lực gấp rút để hoàn thành các tiêu chí.
Xem thêm
Phiên bản di động