Liên minh Công - Nông: Chung sức xây dựng nông thôn mới
Kỳ cuối: Nâng tầm chất lượng nông thôn mới | |
Hiệu quả từ những cách làm sáng tạo (Kỳ 2) | |
Kỳ 1: Sức sống mới trên những miền quê |
Diện mạo nông thôn vùng ngoại thành của Thủ đô Hà Nội đang “thay da, đổi thịt” từng ngày với những ngôi nhà khang trang mọc lên san sát, các tuyến đường liên xã, thôn, đường ngõ xóm được bê tông hóa và rợp bóng cây xanh, cảnh quan môi trường nông thôn sáng – xanh – sạch – đẹp…; đời sống nông dân ngày càng được cải thiện về cả vật chất và tinh thần; việc cưới, việc tang, lễ hội được tổ chức theo hướng tiết kiệm và văn minh; trong sản xuất nông nghiệp ngày càng có nhiều mô hình liên kết, ứng dụng công nghệ cao…
Thực tế đó cho thấy phong trào xây dựng nông thôn mới trên địa bàn Hà Nội đã và đang có sức lôi cuốn mạnh mẽ, thu hút sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị từ thành phố đến cơ sở và đặc biệt là sự tham gia tích cực của đông đảo CNVCLĐ trong liên minh Công – Nông với nhiều phong trào thi đua được triển khai sâu rộng, hiệu quả.
Nông nghiệp nông thôn từng bước được cơ giới hóa |
Theo Chủ tịch LĐLĐ TP Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến, nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chức công đoàn các cấp trong việc tham gia thực hiện chương trình quốc gia về xây dựng nông thôn mới, LĐLĐ TP và Sở NN&PTNN Hà Nội đã và đang triển khai hiệu quả chương trình phối hợp công tác giai đoạn 2018 – 2020. Trong đó, tập trung phối hợp thực hiện cácphong trào thi đua phục vụ sự nghiệp CNH-HĐH nông nghiệp và phát triển nông thôn.
Để thu hút và khơi dậy hết các tiềm năng của CNVCLĐ thuộc các đơn vị sản xuất, phục vụ, dịch vụ nông nghiệp trên địa bàn thành phố, LĐLĐ TP đã không ngừng đẩy mạnh các phong trào thi đua “Lao động giỏi”, “ Lao động sáng tạo”, “Thi đua phục vụ nông nghiệp, CNH-HĐH nông nghiệp và phát triển nông thôn”...
Bên cạnh đó, đẩy mạnh các phong trào thi đua trong cán bộ, công chức, viên chức, người lao động tích cực nghiên cứu, tham mưu với thành phố về cơ chế, chính sách nhằm huy động tốt các nguồn lực, phát triển kinh tế nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho bà con nông dân, đẩy mạnh cải cách hành chính trong các cơ quan quản lý các cấp…
Thực tế cho thấy, các phong trào thi đua do LĐLĐ TP phát động đã được các cấp công đoàn, ngành Nông nghiệp và đông đảo CNVCLĐ và các đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn hưởng ứng tích cực với nhiều hình thức giúp đỡ, hướng dẫn nông dân ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, đời sống, góp phần chuyển dịch cơ cấu, tăng năng xuất cây trồng, vật nuôi, nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hoá được sản xuất từ nông nghiệp.
Đến nay, toàn thành phố có 126 mô hình ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao; xây dựng và duy trì trên 121 chuỗi liên kết an toàn thực phẩm từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm, trong đó nhiều các chuỗi đã thu hút được doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ nông dân tham gia hợp tác; xây dựng được trên 40 nhãn hiệu được bảo hộ...
Đường làng ở huyện Đan Phượng được đổ bê tông và vẽ tranh bích họa. |
Đặc biệt, LĐLĐ TP đã vận động CNVCLĐ Thủ đô hỗ trợ 12 xã khó khăn của các huyện ngoại thành đầu tư xây dựng 03 nhà trẻ, điểm vui chơi cho con em nông dân với số tiển 1,5 tỷ đồng; hỗ trợ cải tạo 4 nhà lưu trú cho các trường học thuộc các huyện ngoaị thành với số tiền 500 triệu đồng; đã triển khai 165 dự án cho các hộ gia đình chủ yếu là giáo viên, cán bộ công chức các xã vùng nông thôn vay vốn nuôi, trồng phát triển kinh tế gia đình với tổng số tiền cho vay trên 47,794 tỷ đồng từ nguồn Quỹ quốc gia giải quyết việc làm và từ nguồn Quỹ Trợ vốn của LĐLĐ TP, tăng thu nhập cho mỗi hộ gia đình bình quân từ 1,2 triệu đến 1,5 triệu đồng/tháng…
LĐLĐ TP cũng đã vận động các doanh nghiệp, công đoàn cơ sở và công đoàn cấp trên cơ sở thiết lập mối quan hệ, kết nghĩa, hỗ trợ đối với các xã, địa phương có điều kiện khó khăn sớm đạt các tiêu chí về nông thôn mới. Vận động các doanh nghiệp thực hiện nghiêm các quy định về bảo vệ môi trường, không xả nước thải, chất thải ra môi trường xung quanh khi chưa qua xử lý, ưu tiên, tạo việc làm, nhận con nông dân địa phương vào làm việc trong nhà máy, hỗ trợ đào tạo nghề cho bà con nông dân.
LĐLĐ các huyện, Công đoàn ngành NN&PTNN cũng đã tích cực hưởng ứng phong trào “Toàn dân chung sức xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” với nhiều hình thức cụ thể, thiết thực như: Đăng ký giao ước thi đua giữa các đơn vị doanh nghiệp, ngân hàng trên địa bàn với các HTX hỗ trợ vốn, phân bón, nguyên nhiên liệu, giống cây; đảm bảo điện, nước, tưới tiêu phục vụ đổ ải... Qua đó góp phần nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, xây dựng nông thôn mới.
Đánh giá về kết quả Chương trình phối hợp công tác giữa hai đơn vị trong thời gian qua, Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội Chu Phú Mỹ cho biết, với những nỗ lực không ngừng nghỉ của CNVCLĐ trong liên minh Công – Nông đã góp phần tích cực vào sự phát triển chung của ngành nông nghiệp, đẩy mạnh quá trình xây dựng nông thôn mới và nâng cao đời sống nông dân. Tính đến nay, thành phố Hà Nội đã có 04/18 huyện và 297/386 xã (chiếm 76,94%) được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới.
Cơ cấu sản xuất nông nghiệp chuyển dịch theo hướng tích cực, hình thành nhiều vùng sản xuất nông nghiệp tập trung có hiệu quả kinh tế cao; ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến, cơ giới hóa, đưa các giống mới, chất lượng vào sản xuất được tăng cường… Đời sống nông dân không ngừng được cải thiện và nâng cao, thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn năm 2018 ước đạt 46 triệu đồng/ người/năm, tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế trên địa bàn toàn thành phố đạt 86,06%...
Theo Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội Chu Phú Mỹ, nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác phối hợp, trong thời gian tới Công đoàn ngành sẽ tiếp tục đẩy mạnh các phong trào thi đua trong cán bộ, công chức, viên chức ngành NN&PTNN và tổ chức Công đoàn về nghiên cứu đổi mới mạnh mẽ cơ chế, chính sách để huy động tốt các nguồn lực, phát triển nhanh kinh tế nông thôn, nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho bà con nông dân, đẩy mạnh cải cách hành chính trong các cơ quan quản lý các cấp;
Phát huy tính năng động, sáng tạo, tích cực nghiên cứu, chuyển giao kịp thời, đồng bộ các tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ vào sản xuất; Nâng cao hiệu quả, chất lượng xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn điện, đường, trường, trạm, các công trình phúc lợi gắn với phát triển kinh tế xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái, giữ gìn bản sắc văn hóa, thực hiện tốt các chương trình hỗ trợ nhà ở cho người nghèo, đối tượng chính sách, xóa nhà tạm cho nông dân... Qua đó, góp phần thực hiện thắng lợi nghị quyết Đại hội Đảng bộ TP Hà Nội lần thứ XVI về xây dựng nông thôn mới.
Mai Quý
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Hà Nội thí điểm mô hình thu gom rác trực tiếp
Đặc sắc chương trình nghệ thuật “Tây Hồ toả sáng”
Thanh Trì: Triển khai cho vay ưu đãi gần 700 triệu đồng tháng 12
Lần đầu tiên ngành Thuế thu đạt 1,7 triệu tỷ đồng
Luật Thủ đô 2024: Cơ hội để Hà Nội phát triển thương mại văn hóa
Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống
Ăn thử xúc xích Cocktail của TH true FOOD: Tên nghe “wow”, còn hương vị thì sao?
Tin khác
Xóa nhà dột nát từ chương trình vay vốn Ngân hàng chính sách xã hội
Nông thôn mới 08/12/2024 12:08
Hội Nông dân thành phố Hà Nội thăm, học tập, trao đổi kinh nghiệm tại Đà Nẵng
Nông thôn mới 07/12/2024 06:36
Sản phẩm OCOP thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn
Nông thôn mới 05/12/2024 17:14
Huyện Thường Tín có thêm 48 sản phẩm được đánh giá OCOP 3 sao
Nông thôn mới 20/11/2024 14:08
Thanh Trì: Sản phẩm OCOP góp phần xây dựng Nông thôn mới nâng cao
Nông thôn mới 24/10/2024 12:58
Những "Hàng cây nông dân" làm đẹp nông thôn nhờ dân vận khéo
Nông thôn mới 10/10/2024 16:22
Thưởng thức “vị ngọt đồng quê” từ mật ong Đan Phượng
Nông thôn mới 02/09/2024 10:28
Hiệu quả xây dựng nông thôn mới từ phát triển hoa, cây cảnh
Nông thôn mới 24/08/2024 16:21
Cần đáp ứng nhu cầu trữ nước phục vụ sản xuất
Nông thôn mới 22/08/2024 07:05
Gỡ “nút thắt” trong đầu tư, xây dựng chợ tại các địa phương
Nông thôn mới 31/07/2024 08:52