Nỗi sợ “sát thủ giấu mặt” từ cơm bình dân
Kinh hoàng giò chả | |
Kiến nghị đặt máy soi thực phẩm bẩn tại các chợ ở Hà Nội | |
Kiên quyết chặn thực phẩm bẩn |
Bắt giữ nhiều thực phẩm bẩn
Cách đây vài ngày, lực lượng chức năng quận Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh đã phát hiện một kho chứa thịt gà đông lạnh không nhãn mác, thậm chí nhiều túi hết hạn sử dụng khoảng 10 ngày, với khối lượng lên đến 5,1 tấn. Chủ hàng là bà Trần Thị Ngọc Lan khai trữ số gà đông lạnh trên để bán ở các chợ lẻ trên địa bàn.
Cuối tháng 6 vừa qua, lực lượng chức năng tỉnh Lạng Sơn đã phát hiện 27 lồng gà thịt có tổng trọng lượng gần 1 tấn nhưng không có giấy tờ chứng minh nguồn gốc và giấy kiểm dịch. Qua điều tra, lực lượng chức năng xác định, toàn bộ số gia cầm trên được nhập lậu từ biên giới, là loại gà siêu trứng đã bị thải loại. Số gà này thường chứa tồn dư hóa chất độc hại, không đảm bảo vệ sinh, an toàn thực phẩm. Tuy nhiên, các đối tượng buôn lậu hám lợi vẫn tìm mọi cách đưa về nước tiêu thụ, gây nguy hại đến sức khỏe người tiêu dùng và có nguy cơ lây lan dịch bệnh. Trước đó, trạm Kiểm dịch động vật Thủ Đức (TP. Hồ Chí Minh) đã phát hiện một xe tải chở gần 1.100 kg thịt gà làm sẵn đã tím tái, đổ nhớt, có mùi hôi… vào TP. Hồ Chí Minh tiêu thụ. Trạm cũng phát hiện một xe khách vận chuyển trên 480 kg thịt gà làm sẵn cũng đã đổ nhớt.
Cá ươn thối được nhân viên quán cơm tẩm ướp với bột chiên, phụ gia từng chậu lớn |
Điều đáng lo ngại, số lượng thực phẩm không an toàn cho người sử dụng bị lực lượng chức năng phát hiện, bắt giữ và thiêu hủy chỉ là số ít so với thực tế. Vì mục đích lợi nhuận, bằng nhiều thủ đoạn, các đầu nậu, tiểu thương,… vẫn “qua mặt” được lực lượng chức năng. Điểm đến của những thực phẩm không rõ nguồn gốc, ôi thiu, hoặc những thực phẩm mà các tiểu thương chợ truyền thống, chợ tạm bán ế như cá tôm chết, thịt ôi … là các nhà hàng, quán cơm bình dân. Thậm chí, thực phẩm “bẩn”, không an toàn còn len lỏi vào bữa ăn của các gia đình.
Nhìn mà hãi
Theo một cửa hàng phở ở Trâu Quỳ, Gia Lâm, Hà Nội, thời kỳ giá thịt bò đắt đỏ, không ít hàng phở mua thịt lợn sề giả bò về làm phở bò. “Cứ vài hôm, lại có người bán thịt lợn sề ế chào mời mua đỡ cho họ nhưng để giữ uy tín tôi không làm thế, dù lãi ít. Tôi thấy ở chợ Nông nghiệp 1, hàng ôi thiu cuối ngày họ dồn tất cho các quán cơm bình dân. Nhìn thấy mà hãi nhưng chỉ qua vài bước sơ chế, người ăn rất khó phát hiện”, chủ hàng phở này cho biết.
Còn theo một nhân viên, bán hàng cơm bình dân lâu năm gần khu ký túc Đại học Bách Khoa Hà Nội, mua đồ chết, đồ ôi về bán lợi nhuận gấp chục lần. Còn việc biến thịt ôi thiu thành tươi rất đơn giản. Với những loại thịt chưa bị ôi chảy nước, chỉ cần đun một nồi nước nóng, cho nhúm muối và trần qua là thịt lại ngon như mới. “Nếu cẩn thận hơn, trước khi chế biến, cần ướp các loại gia vị như hành, tỏi, muối. Nếu màu thịt chưa đẹp, chỉ cần cho chút nước cốt dừa, hay kẹo đắng vào là ngon ngay”, nhân viên này bật mí.
Cũng theo nhân viên này, với những mặt hàng thịt thiu có mùi, bị vữa, không thể xử lý bằng những phương thức thông thường, các chủ quán sẽ “phù phép” biến thành thịt tươi khi ngâm chúng vào chất bột trắng có nguồn gốc từ Trung Quốc, được chào bán tràn lan trong chợ Đồng Xuân.
Tại các phố Nguyễn Tuân, Nguyễn Huy Tưởng (phường Thanh Xuân Trung), phố Tạ Quang Bửu (phường Bách Khoa)... hay khu vực phố Hạ Đình - tập trung đông các nhà máy, xí nghiệp (Cty giày Thượng Đình, Cty Bóng đèn phích nước Rạng Đông, Cty Động lực…) các quán cơm bình dân mọc lên nhan nhản và luôn đông khách (đa phần là sinh viên, công nhân lao động, người thu nhập thấp). Mức giá được các chủ hàng đưa ra chỉ từ 15 đến 25 nghìn đồng/xuất, khá rẻ nên chất lượng thực phẩm chắc không được đảm bảo.
Thực tế cho thấy, không chỉ nhập nguyên liệu chế biến có nguồn gốc không rõ ràng, ôi thiu, nhiều quán cơm bình dân trong quá trình chế biến còn rất mất vệ sinh. Thức ăn sau khi chế biến đều đổ vào những chiếc chậu nhựa, đĩa nhựa được chùi qua bằng mớ bùi nhùi cáu bẩn, đen xì. Dầu ăn đen kịt được rán đi rán lại rất nhiều lần khét lẹt vẫn được tiếp tục tái sử dụng cho các món xào.
Các đồ dùng nấu nướng như xoong, nồi, chảo..., mỗi bữa làm hàng xong, chỉ được rửa qua loa nên cáu bẩn kết thành lớp dày cộm. “Sự đầu độc bữa ăn của khách hàng tại các quán cơm bình dân Cty Bóng đèn, theo tôi nghĩ không đong đếm được. Thực phẩm thì không đảm bảo, khâu chế biến cũng mất vệ sinh. Thế nhưng tôi nhớ không nhầm, mức phạt cho hành vi này lại chỉ từ 300.000-500.000 đồng, phạt vi phạm hành chính. Mức phạt này không đủ sức răn đe với những chủ quán ăn vô lương tâm coi thường tính mạng và sức khỏe của người tiêu dùng”, anh Đinh Ngọc Tuấn, cán bộ Viettel Group bức xúc.
Thương Huế
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Cơ hội làm việc tại Australia cho lao động Việt Nam
Trường THPT Quang Trung: Điểm sáng trong công tác đào tạo, bồi dưỡng học sinh giỏi
Cải tạo một loạt chung cư cũ góp phần hạ nhiệt giá nhà
Gắn kết tự nhiên và phát triển bền vững nhờ nông nghiệp sinh thái ở Tây Bắc
Chấn chỉnh lái xe buýt vi phạm Luật Giao thông đường bộ
Doanh nhân Vũ Minh Châu được vinh danh vì sự nghiệp phát triển ngành mỹ nghệ kim hoàn đá quý Việt Nam
Đêm nay, Hà Nội cấm lưu thông trên đường Văn Khê
Tin khác
"Quả ngọt" sau hành trình 11 năm mòn mỏi mong con
Y tế 22/12/2024 06:02
Hoàn thiện Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức và Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 trong năm 2025
Y tế 20/12/2024 20:37
Trang bị kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản cho vị thành niên, thanh niên
Xã hội 20/12/2024 09:58
Hạnh phúc của những cặp vợ chồng quân nhân hiếm muộn
Y tế 19/12/2024 17:38
Tình trạng các nạn nhân vụ cháy trên đường Phạm Văn Đồng đang điều trị tại Bệnh viện E
Y tế 19/12/2024 16:43
Sôi nổi Hội thi Rung chuông vàng tìm hiểu kiến thức về sức khỏe sinh sản vị thành niên
Y tế 17/12/2024 20:52
Thời tiết chuyển lạnh, nhiều người nhập viện vì mắc sởi
Y tế 17/12/2024 08:06
Nhiều người cần tham vấn tâm lý trong điều trị bệnh “khó nói”
Y tế 17/12/2024 06:39
Hà Nội ghi nhận thêm 44 trường hợp mắc sởi
Y tế 17/12/2024 06:38
Duy trì mức sinh thay thế, nâng cao chất lượng dân số
Xã hội 13/12/2024 11:46