Những thực phẩm tuyệt đối không dùng khi đang uống thuốc
![]() | 6 cách đơn giản để giảm huyết áp |
![]() | Giúp con cao lớn bằng những thực phẩm dễ ăn, giàu canxi |
Theo tiến sĩ Aisling Hillick, bác sĩ đa khoa của ứng dụng y tế Babylonhealth, một số thực phẩm có thể làm giảm tác dụng của thuốc, thậm chí gây ra những tác dụng phụ cực kỳ nguy hiểm. Tiến sĩ cũng khuyến cáo một số loại thực phẩm tối kị sau nếu bạn đang dùng thuốc.
1. Chuối
Chuối là một thực phẩm tốt cho sức khỏe, rất giàu kali, nhưng đối với những người đang dùng thuốc như Captopril, chất ức chế ACE hoặc thuốc ức chế thụ thể Angiotensin cần phải tránh xa chuối.
![]() |
Không ăn chuối nếu bạn đang dùng thuốc huyết áp. |
Theo tiến sĩ Hillick: "Khi kết hợp với thuốc, những thực phẩm này có thể khiến nồng độ kali tăng cao. Lạm dụng chuối có thể khiến tim đập nhanh và rối loạn."
Hãy tránh loại thực phẩm này nếu bạn sử dụng những dược phẩm để điều trị bệnh huyết áp.
2. Chanh
Theo giải thích của tiến sĩ Hillick: "Các thực phẩm cam quýt có thể tương tác với thuốc gây ra các tác dụng phụ như ảo giác hoặc buồn ngủ."
Tác dụng của chanh có thể kéo dài trong 24 giờ hoặc nhiều hơn cho nên cần tránh khi bạn đang sử dụng các loại thuốc ho.
![]() |
Không nên dùng chanh nếu bạn đang sử dụng các loại thuốc ho. |
3. Rượu
Gạt bỏ món đồ uống này nếu bạn đang dùng thuốc Antihistamines, tiểu đường hoặc giảm đau bởi rượu có thể gây áp lực cho lá gan của bạn, cơ quan vốn đang bị ảnh hưởng do thuốc.
![]() |
Tránh dùng rượu nếu bạn đang dùng thuốc Antihistamines, tiểu đường hoặc giảm đau. |
Tiến sĩ Hillick cho biết "Rượu, chất paracetamol và codein được chuyển hóa ở gan. Lá gan sẽ phải làm việc chăm chỉ hơn để phân giải rượu và các loại thuốc cùng một lúc. Điều này có thể làm tăng nguy cơ tác dụng phụ của các loại thuốc, bao gồm buồn ngủ. Ngoài ra, khi lá gan làm việc quá sức có thể làm tăng nguy cơ tổn thương gan."
4. Cà phê
Nếu bạn đang dùng thuốc giãn phế quản hen suyễn thì hãy tránh loại đồ uống này dù bạn có yêu thích đến đâu bởi nó có thể gây ra hàng loạt triệu chứng khó chịu. "Tác dụng phụ thường gặp bao gồm đánh trống ngực, căng thẳng và dễ bị kích động. Khi kết hợp thuốc với hoạt chất caffeine gây nguy cơ rủi co cao”, Tiến sĩ Hillick cho biết.
![]() |
Những người dùng thuốc giãn phế quản hen suyễn nên tránh cà phê |
Ngoài ra, lạm dụng chất caffeine làm giảm hiệu quả của thuốc. Vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ nếu bạn muốn uống cà phê khi đang dùng thuốc hen suyễn.
5. Rau lá xanh
Hãy tránh xa loại rau này nếu bạn đang sử dụng thuốc chống đông máu.
Rau lá xanh đóng một phần quan trọng trong chế độ ăn uống lành mạnh nhưng nếu đang sử dụng thuốc chống đông máu thì bạn nên tránh xa chúng.
![]() |
Rau lá xanh đóng một phần quan trọng trong chế độ ăn uống lành mạnh nhưng nếu đang sử dụng thuốc chống đông máu thì bạn nên tránh xa chúng. |
Tiến sĩ Hillick cho hay "Rau lá xanh là những thực phẩm giàu vitamin K gây đông máu. Thuốc chống đông máu Warfarin được thiết kế để ngăn chặn việc sản xuất vitamin K vì vậy nếu bạn đột nhiên ăn nhiều rau xanh sẽ làm hạn chế tác dụng của thuốc."
6. Cam thảo đen
Cần tránh nếu bạn đang dùng thuốc điều trị tim mạch. Lý do là bởi cam thảo làm giảm kali trong cơ thể của bạn, có thể gây nguy hiểm cho những người có bệnh về tim.
![]() |
Cam thảo đen có hại cho người sử dụng thuốc tim mạch |
Tiến sĩ Hillick khuyến cáo: “Mức độ thấp của kali có thể làm tăng tác dụng phụ liên quan đến chất digoxin sử dụng trong điều trị suy tim sung huyết và nhịp tim bất thường. Thuốc lợi tiểu điều trị huyết áp cao, bệnh tăng nhãn áp, suy tim và các vấn đề về gan và thận, cũng chứa nồng độ kali thấp. Cho nên sử dụng cam thảo có thể gây ra tình trạng đó, gây ra sự suy nhược, đau bụng và rối loạn nhịp tim”.
7. Sữa
Hãy tránh uống sữa nếu bạn đang sử dụng thuốc kháng sinh Ciprofloxacin và tetracycline. Sữa sẽ can thiệp vào quá trình thuốc hấp thụ trong cơ thể.
8. Bưởi
![]() |
Bưởi không tốt khi bạn dùng thuốc điều trị mỡ máu Statin |
Hãy tránh xa nếu bạn đang dùng thuốc trị mỡ máu Statin. Tiến sĩ Hillick cảnh báo: "Bưởi có chứa một chất hóa học ngăn chặn cơ thể chuyển hóa thuốc Statin. Điều này làm tăng nguy cơ gây tác dụng phụ. Hậu quả là bệnh nhân có thể bị đau nhức cơ".
9. Cá hồi hun khói / xúc xích / pa-tê
Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ của mình nếu dùng thuốc chống trầm cảm có chứa chất ức chế monoamine oxidase (MAOIs) trước khi bạn thưởng thức thịt hun khói như xúc xích, cá hồi hun khói hoặc pa-tê gan gà.
Bởi lẽ những thực phẩm này rất giàu tyramine, đó là một hợp chất gây ra do sự phân hủy axit amin. Khi trộn với MAOIs, nó có thể khiến nồng độ tyramine tăng vọt dẫn đến tình trạng huyết áp tăng cao nguy hiểm.
Các thực phẩm khác trong danh sách nguy hại bao gồm phô mai lên men lâu, thịt hun khói hoặc các chế phẩm khác từ thịt và cá.
10. Sô-cô-la
![]() |
Tránh xa sô-cô-la nếu bạn đang sử dụng thuốc kích thích Ritalin. |
Tiến sĩ Hillick cảnh báo: "Chất caffeine trong sô-cô-la có thể gây tác dụng kích thích. Khi sử dụng với thuốc kích thích như Ritalin được sử dụng để điều trị chứng tăng động giảm chú ý ADHD, bệnh nhân cần phải cẩn thận hơn. Tất nhiên, thi thoảng thưởng thức một tách cà phê, nước giải khát chứa caffeine hoặc một thanh sô cô la cũng vẫn tốt, nhưng khi sử dụng thuốc này cần tránh sự tăng cao mức độ của caffeine. Nếu không, chúng sẽ gây ra cảm giác bồn chồn, hồi hộp và mất ngủ.”
Hồng Duyên (Theo Mirror)
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

TP.HCM: Tạm dừng cập nhật biến động 1.386 thửa đất chuyển mục đích sai quy định ở Hóc Môn

Tiếp tục rà soát các công trình để khởi công, khánh thành chào mừng 50 năm thống nhất đất nước

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính: Lấy người dân làm trung tâm

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn thông tin việc sửa đổi Hiến pháp và công tác bầu cử

Giá vàng tăng phi mã, cán mốc 111 triệu đồng/lượng

Hội nghị trực tuyến toàn quốc triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 11 (khóa XIII)

Nhận định Newcastle vs Crystal Palace: “Chích chòe” tung cánh
Tin khác

Triển khai 4 nhiệm vụ y tế phục vụ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước
Kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước 15/04/2025 09:42

Không chủ quan với bệnh não mô cầu
Y tế 14/04/2025 18:25

Hà Nội ghi nhận thêm 212 ca mắc sởi
Y tế 13/04/2025 13:07

Ứng dụng công nghệ mới loại bỏ khối u không cần mổ
Y tế 12/04/2025 22:26

Một người lớn tử vong do sởi
Y tế 10/04/2025 20:43

Bộ Y tế tổ chức lại cơ sở y tế theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp
Y tế 10/04/2025 11:38

Hà Nội siết chặt kiểm soát an toàn thực phẩm tại cộng đồng
Y tế 08/04/2025 06:05

Từ 1/6: Sử dụng VssID, VNeID và Căn cước công dân gắn chip để khám, chữa bệnh BHYT
Y tế 05/04/2025 22:37

Số ca mắc sởi, tay chân miệng có xu hướng gia tăng
Y tế 04/04/2025 14:11

Nam thanh niên 22 tuổi nguy kịch do nhiễm não mô cầu
Y tế 04/04/2025 13:39