Những thực phẩm tưởng an toàn nhưng lại có thể gây hại
Thường xuyên mệt mỏi, hay quên nên ăn ngay 18 thực phẩm sau | |
Top thực phẩm tưởng an toàn nhưng lại rất độc hại mà bạn vẫn ăn hằng ngày |
Theo Brightside, sau đây là danh sách các thực phẩm thiết yếu hằng ngày nhưng ẩn chứa nhiều mối nguy hại nếu chúng ta sử dụng sai cách.
1. Sắn
Sắn là thực phẩm quen thuộc hiện nay, nhất là các nước đang phát triển, cung cấp chế độ ăn kiêng cơ bản cho rất nhiều người. Nhưng hãy nhớ rằng việc sơ chế sắn không đúng cách có thể khiến dư lượng xyanua dư thừa gây nhiễm độc xyanua cấp tính, tê liệt cục bộ, hoặc thậm chí tử vong.
2. Tôm
Tôm được nuôi trong các trang trại và thực tế là để ngăn ngừa lây lan nhiễm trùng, bệnh tật và ký sinh trùng, không ít người nuôi đã bơm thức ăn chứa kháng sinh hay bơm thuốc thuốc trừ sâu và thuốc diệt nấm vào nước. Một lượng lớn các chất phụ gia hóa học, bao gồm clo, cũng được thêm vào là nguyên nhân gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe người tiêu dùng.
3. Khoai tây
Nói chung, khoai tây là một loại rau hoàn toàn an toàn. Tuy nhiên nếu bạn bỏ khoai tây trong điều kiện ẩm ướt, quá sáng hoặc để ở ngoài quá lâu chúng sẽ bắt đầu mọc mầm. Lúc này khoai tây sẽ trở nên độc hại vì những mầm này thực sự chứa các hợp chất độc hại được gọi là glycoalkaloids. Ngay cả khi bạn cắt bỏ mầm, chất độc vẫn có thể còn trong khoai tây và gây hại cho cơ thể người ăn, do đó bạn nên bỏ chúng đi thì tốt hơn.
Khoai tây mọc mầm chứa các chất độc hại. Ảnh: Internet |
4. Măng
Măng được sử dụng trong nhiều món ăn châu Á nhưng không phải ai cũng biết măng tươi có chứa các glycosid cyanogenic, cùng một chất độc độc chứa trong sắn. Những chất độc này phải được tiêu hủy bằng cách nấu chín kỹ và vì lý do này, măng tươi thường luộc trước khi được sử dụng theo những cách khác.
5. Nấm
Hãy nhớ rằng không có đặc điểm cụ thể nào để xác định các loại nấm độc hại và cũng không dễ để tìm được các loại nấm có thể ăn được. Ngoài ra, do nấm có khả năng hấp thụ các kim loại nặng, kể cả các chất phóng xạ nên chúng ta phải cẩn thận trong việc lựa chọn và chế biến nấm. Không nên trồng hoặc mua chúng ở các con đường bụi bặm hoặc gần các nhà máy.
6. Thức ăn mốc
Mốc thường nhìn thấy được nhưng chất độc được sinh ra từ các loại nấm mốc lại vô hình và có thể xâm nhập vào bên trong thực phẩm. Vì vậy, bạn không nên cắt bỏ các phần mốc mà hãy ném chúng đi
7. Cá nóc
Món cá nóc là một trong những nguyên liệu chế biến món ăn nổi tiếng nhất trong ẩm thực Nhật Bản. Cá nóc phải được chuẩn bị cẩn thận để loại bỏ các phần độc hại và để tránh nhiễm chất độc vào thịt. Do đó, đầu bếp phải trải qua 3 năm huấn luyện và phải có giấy phép mới được phục vụ món này.
8. Đậu
Đậu sống có chứa một độc tố độc hại không vị có tên là lectin, loại độc tố này chỉ có thể được loại bỏ bằng cách nấu chín. Tin xấu cho những ai thích nấu ăn: nấu đậu mà không để chúng đun sôi thì không thể tiêu diệt độc tố, vì thế chúng ta nên đun sôi đậu ít nhất 10 phút.
Có một số lời khuyên hữu ích ở đây để giúp bạn giảm nguy cơ ngộ độc. Đừng cho rằng nếu cái gì đó "tự nhiên" thì nó an toàn. Luôn chuẩn bị và nấu thức ăn đúng cách để đảm bảo sức khỏe và dinh dưỡng cho gia đình và chính chúng ta.
Theo Nguyên Hà/plo.vn
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Giá xăng dầu hôm nay (5/11): Giá dầu thế giới tiếp đà tăng mạnh
Tỷ giá USD hôm nay (5/11): Đồng USD thị trường tự do quay đầu giảm
Giá vàng hôm nay (5/11): Vàng trong nước đồng loạt giảm mạnh
Tuyên truyền Luật Thủ đô năm 2024 đến người lao động ngành Xây dựng Hà Nội
Ngắm nhìn vẻ đẹp của Hà Nội với loạt tranh vẽ bằng bút bi
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 5/11: Sáng sớm có mưa rào, trời chuyển rét
Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch
Tin khác
Y học tái tạo - Xu hướng mới trong điều trị bệnh lý cơ xương khớp
Y tế 04/11/2024 14:06
Đề xuất công nhận Ngày Chiều cao thế giới
Y tế 03/11/2024 22:25
Đồng hành cùng các gia đình hiếm muộn trên hành trình “tìm con”
Y tế 03/11/2024 19:31
Nhân viên y tế trung tâm tiêm chủng cứu sống cụ ông bị nhồi máu cơ tim khi đi trên đường
Y tế 02/11/2024 16:50
Phát động giải chạy vì trẻ sinh non
Y tế 02/11/2024 16:38
Phẫu thuật thành công cho bệnh nhi 7 tuổi gãy xương đùi
Y tế 02/11/2024 12:36
6 giờ phẫu thuật hồi sinh sự sống cho trẻ mắc bệnh tim bẩm sinh nghiêm trọng
Y tế 02/11/2024 06:18
Những điều cần biết để tránh đột quỵ khi chạy bộ
Y tế 31/10/2024 06:40
Phẫu thuật nội soi tuyến giáp qua đường tiền đình miệng
Y tế 30/10/2024 11:44
4 bệnh nhân được hồi sinh sự sống từ mô, tạng của người chết não hiến tặng
Y tế 29/10/2024 15:05