Những kẻ phá bĩnh giấc ngủ
Sai lầm khi bổ sung vitamin | |
Chiến thuật dưỡng tóc trong ngày mùa thu | |
Những loại thuốc gây "hỏng" thận |
Trên thực tế có những lý do khiến bạn dễ bị “đánh cắp” giấc ngủ mà bạn không hề biết, thậm chí nó còn trở thành thói quen cố hữu khó sửa đổi của nhiều người. Hãy “treo biển cấm” với những thói quen sau đây vì nó được coi là “khắc tinh” của giấc ngủ.
Uống cà phê trước khi đi ngủ
Nếu bạn không muốn rơi vào tình trạng “thao thức” suốt đêm thì tốt nhất bạn nên treo biển cấm với đồ uống có chứa chất caphein, điển hình là cà phê.
Các chuyên gia khuyên bạn không nên sử dụng cà phê sau bữa trưa nếu không muốn làm ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ ban đêm.
Theo các chuyên gia thuộc trường đại học Tel Aviv thì khi thu nạp một lượng lớn chất caphein vào cơ thể sẽ gây cản trở quá trình vận chuyển melatonin – một loại hoormon giúp bạn dễ dàng chìm vào giấc ngủ.
Thông thường hàm lượng hoormon này sẽ tăng lên vào khoảng 2 tiếng trước khi bạn đi ngủ để kích thích bạn dễ đi vào giấc ngủ. Hàm lượng hoormon này sẽ đạt đỉnh vào lúc 2 – 4 giờ sáng, trước khi nó giảm xuống.
Tuy nhiên, các chuyên gia thuộc trường đại học Bristol lại khuyến cáo nên nhâm nhi 1 – 2 ly cà phê vào buổi sáng sớm sẽ giúp bạn tỉnh táo và minh mẫn hơn. Tuy nhiên, không nên uống nhiều hơn 4 ly cà phê mỗi ngày sẽ gây nên những bất lợi với sức khỏe của bạn, điển hình như tăng nguy cơ sảy thai, choáng váng, mệt mỏi, bất lợi cho bệnh nhân mắc khớp mãn tính…
Khói thuốc
Kết quả nghiên cứu của các chuyên gia thuộc trường Đại Học Chest Physician – Mỹ đã chỉ ra rằng những nghiên nghiện thuốc lá sẽ gặp phải nguy cơ khó ngủ, mất ngủ cao gấp 4 lần so với những người không có thói quen này.
Thủ phạm gây nên tình trạng trên chính là do thành phần nicotine có trong khói thuốc.
Cũng theo kết quả nghiên cứu từ một cuộc nghiên cứu khác được công bố trên tạp chí Addiction Biology của Đức, những người nghiện thuốc có thể ngủ ít hơn và ngủ không ngon bằng những người không hút thuốc. Nghiên cứu này được tiến hành với hơn 2.000 người.
Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng trong gần 1.100 người nghiện thuốc được thăm dò, 17% ngủ ít hơn sáu giờ mỗi đêm và 28% “ngủ không sâu.”
Nghiên cứu cũng cho thấy, tỷ lệ những người nghiện thuốc có giấc ngủ chập chờn tăng so với những người không hút thuốc.”
Thu nạp thực phẩm giàu chất béo
Những chất béo có hại thường tập trung trong các loại mỡ động vật, pho mát, bơ, kem…những chất béo này khi được thu nạp vào cơ thể sẽ khiến cho hàm lượng cholesterol xấu tăng lên, gây bất lợi đối với đồng hồ sinh học của cơ thể, tất nhiên sẽ ảnh hưởng gián tiếp đến thời lượng và chất lượng giấc ngủ. Kết quả nghiên cứu này được đăng tải trên tạp chi Cell Metabolism.
Một nghiên cứu khác do các nhà khoa học thuộc Đại học Sao Paulo (Brazil) cho biết lượng chất béo bạn tiêu thụ trong ngày có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ của bạn. Theo Hãng tin Tân Hoa Xã, nhóm nghiên cứu này đã thực hiện cuộc khảo sát trên 52 người tuổi từ 20-45 và cho thấy những ai tiêu thụ chất mỡ càng nhiều thì càng bị khó ngủ và ngủ không sâu.
Xem ti vi trước khi đi ngủ
Nhiều người có thói quen xem ti vi trước khi đi ngủ và cho rằng đây là “liều thuốc” an thần giúp họ dễ dàng đi vào giấc ngủ.
Tuy nhiên, sự thực là xem ti vi lại là thủ phạm số một gây nên tình trạng khó ngủ, mất ngủ.
Nghiên cứu đươc thực hiện với sự tham gia của 21.475 người, 50% trong số họ thường có thói quen xem ti vi trước khi đi ngủ, kết quả nghiên cứu được đưa ra do các chuyên gia thuộc trường Đại Học Pennsylvania tiến hành. Các chuyên gia nhận thấy rằng ti vi chính là nguyên nhân khiến cho thời lượng giấc ngủ của họ bị giảm sút, do tình trạng rối loạn hoormon trong cơ thể gây nên. Không chỉ có vậy đây cũng là thói quen xấu khiến cho bạn dễ là “nạn nhân” của chứng bệnh béo phì và suy nhược, trầm cảm.
Vậy nên tốt nhất bạn không nên bài trí ti vi trong phòng ngủ, cũng không nên mang theo các thiết bị vào phòng ngủ khi không cần thiết.
Tập thể dục muộn
Tập thể dục luôn mang lại những điểm cộng tuyệt vời cho sức khỏe, thế nhưng không phải tập thể dục vào bất cứ thời điểm nào đều giúp bạn tận thu được những lợi ích ấy.
Trái lại, việc tập thể dục vào buổi tối muộn trước khi đi ngủ lại khiến cho bạn dễ có nguy cơ phải đối mặt với tình trạng mất ngủ hơn. Đơn giản là bởi khi cơ thể vận động, tinh thần bạn sẽ phấn chấn hơn, tỉnh táo hơn và khó có thể chuyển sang giai đoạn “nghỉ ngơi” để chìm vào giấc ngủ. Cho nên, lời khuyên dành cho bạn là không nên luyện tập vào thời điểm quá gần giấc ngủ, ít nhất nên tập luyện trước 2 tiếng khi đi ngủ.
Đồ ngủ bó sát
Diện những bộ đồ ngủ này có thể giúp bạn trông gợi cảm và quyến rũ hơn trong mắt người bạn đời. Thế nhưng, ít ai có thể ngờ rằng những kiểu style đồ ngủ như vậy lại là nguyên nhân gây ảnh hưởng đến nhịp sinh học của bạn, làm giảm nồng độ melatonin và làm tăng nhiệt độ cơ thể. Từ đó dẫn đến hiện tượng mất ngủ là điều khó tránh.
Khổng Thu Hà (Tổng hợp)
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Tin khác
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết
Y tế 23/12/2024 16:40
"Quả ngọt" sau hành trình 11 năm mòn mỏi mong con
Y tế 22/12/2024 06:02
Hoàn thiện Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức và Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 trong năm 2025
Y tế 20/12/2024 20:37
Trang bị kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản cho vị thành niên, thanh niên
Xã hội 20/12/2024 09:58
Hạnh phúc của những cặp vợ chồng quân nhân hiếm muộn
Y tế 19/12/2024 17:38
Tình trạng các nạn nhân vụ cháy trên đường Phạm Văn Đồng đang điều trị tại Bệnh viện E
Y tế 19/12/2024 16:43
Sôi nổi Hội thi Rung chuông vàng tìm hiểu kiến thức về sức khỏe sinh sản vị thành niên
Y tế 17/12/2024 20:52
Thời tiết chuyển lạnh, nhiều người nhập viện vì mắc sởi
Y tế 17/12/2024 08:06
Nhiều người cần tham vấn tâm lý trong điều trị bệnh “khó nói”
Y tế 17/12/2024 06:39
Hà Nội ghi nhận thêm 44 trường hợp mắc sởi
Y tế 17/12/2024 06:38