Những hóa chất thường có trong thực phẩm
![]() | Những thực phẩm không nên cho vào lò vi sóng |
![]() | Những thực phẩm đại kỵ với bệnh nhân ung thư đại trực tràng |
1.Tinopal
Tinopal có tác dụng làm tăng trắng quang học, đây là một hóa chất tẩy rửa dạng bột màu hơi vàng được sử dụng trong công nghiệp. Đây là chất tăng trắng cơ bản được sử dụng cho tất cả các ứng dụng của phần ướt, phần ép và tráng phủ giấy.
Chất này người bán thường cho vào trong bún, hủ tiếu nhằm tạo độ trắng cho những thực phẩm này. Nếu sử dụng nhiều thực phẩm có chứa Tinopal có thể dẫn đến viêm loét ruột, dạ dày, nặng hơn có thể dẫn đến suy gan, suy thận hoặc có thể dẫn đến ung thư.
![]() |
Tinopal thường cho vào bún, hủ tiếu để tạo độ trắng. Ảnh: Internet |
2. Nitrat
Nitrat dùng để giữ màu sắc và hương vị, thường dùng để ướp thịt và cá. Nhiều người thường sử dụng nitrat để chế biến xúc xích và thị xông khói. Theo các nhà nghiên cứu nitrat có thể thúc đẩy xơ vữa động mạch và giảm dung nạp glucoza ở động vật. Vì vậy nên lựa chọn thực phẩm chưa qua chế biến và các loại thịt hữu cơ.
![]() |
Thường sử dụng nitrat để chế biến xúc xích. Ảnh: Internet |
3.Hàn the
Hàn the là chất làm cho thực phẩm trở nên dai, giòn, tươi hơn nên nhiều người sử dụng hàn the trong một số thực phẩm như giò, chả, bánh đúc,… Hàn the không có trong danh mục các chất được Bộ y tế cho phép dùng chế biến thực phẩm do có tính độc hại.
Nếu sử dụng thực phẩm chứa hàn the có thể gây nôn, tiêu chảy. Dùng quá nhiều hàn the có thể gây trầm cảm, tổn thương thận, rối loạn chức năng và còn có khả năng gây ung thư.
![]() |
Trong giò thường có hàn the để tạo độ dai. Ảnh: Internet |
4. DEHP
DEHP là một hóa chất hữu cơ, viết tắt của diethylhexyl phtalat, là một chất lỏng khan, trong suốt, gần như không có màu, có mùi khó nhận biết. Chất này thường có trong một số nước giải khát, thạch, rau câu,…
Đây là chất có thể làm giảm khả năng sinh dục của nam, rối loạn dậy thì ở nữ giới, nếu sử dụng lâu dài có thể gây hại đến sức khỏe. Ngoài ra, chất này còn gây ra những ngộ độc cấp tính có thể gây tử vong tại chỗ.
![]() |
DEHP thường có trong nước giải khát, thạch, ra, câu. Ảnh: Internet |
5. Thuốc “kích phọt”
Đây là loại thuốc giúp rau tăng trưởng nhanh, làm rau nhìn tươi hơn. Loại thuốc này thường dùng trong một số loại rau như mồng tơi, rau muống. Ngoài ra, loại thuốc điều hoà kích thích sinh trưởng sử dụng trên rau mầm, su su, giá đỗ,…
Thuốc này chứa chất axit gibberellic là chất gây loãng tế bào, dị ứng với mắt, chất độc gây hại cho sức khỏe. Các chất này chứa hàm lượng kiềm cao khi tiếp xúc trực tiếp có thể gây bỏng da, hỏng mắt, nếu nuốt hay hít phải có thể làm tổn thương bộ máy tiêu hóa và hệ hô hấp.
![]() |
Thuốc "kích phọt" làm cho rau tăng trưởng nhanh hơn. Ảnh: Internet |
6. Bột săm pết
Đây là một loại phụ gia thường được sử dụng để “biến” thịt ôi thiu thành thịt tươi. Đây là loại hóa chất có tên là Natri sunphat (Na2SO4), dùng làm chất tẩy trắng trong công nghiệp, chất này không nằm trong danh mục phụ gia được sử dụng trong thực phẩm do Bộ Y tế quy định.
Chất này gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe người sử dụng, nó có thể làm trẻ em mắc hội chứng da xanh xao. Ngoài ra, chất này có gây ung thư, tăng nguy cơ tử vong.
![]() |
Bột săm pêt “biến” thịt ôi thiu thành thịt tươi |
Theo Nguyên Võ/ plo.vn
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Thủ tướng yêu cầu ngăn chặn cuộc gọi lừa đảo từ nước ngoài

Sôi nổi các phong trào văn hóa, văn nghệ trong người lao động

Truy nã Nguyễn Công Minh - Chủ tịch Công ty cây xanh Công Minh

Chính phủ đề nghị doanh nghiệp xuất khẩu Mỹ giữ nguyên giá để chờ đàm phán về thuế

Chăm lo người lao động bằng những hoạt động thiết thực

Điều chỉnh giao thông khu vực Quảng trường Đông Kinh - Nghĩa Thục

LĐLĐ huyện Sóc Sơn: Thực hiện hiệu quả hoạt động chăm lo
Tin khác

Số ca mắc sởi, tay chân miệng có xu hướng gia tăng
Y tế 04/04/2025 14:11

Nam thanh niên 22 tuổi nguy kịch do nhiễm não mô cầu
Y tế 04/04/2025 13:39

Siết chặt kiểm soát lây nhiễm sởi trong các bệnh viện
Y tế 04/04/2025 08:12

Nơi ươm mầm hạnh phúc cho các gia đình hiếm muộn với tỉ lệ IVF thành công vượt trội
Y tế 03/04/2025 16:41

Chủ động các biện pháp phòng, chống, không để dịch bùng phát và lan rộng
Y tế 03/04/2025 16:15

Phần lớn trẻ nhập viện điều trị bệnh sởi chưa được tiêm vắc xin
Y tế 03/04/2025 06:09

Tỷ lệ hài lòng của người bệnh trong quý I/2025 là 97,21%
Y tế 03/04/2025 06:08

CDC Hà Nội giám sát công tác phòng, chống bệnh tay chân miệng
Y tế 01/04/2025 20:24

Hà Nội ghi nhận thêm 189 trường hợp mắc sởi
Y tế 01/04/2025 10:37

Bệnh viện Nhi Hà Nội tiếp nhận điều trị gần 300 ca mắc sởi
Y tế 29/03/2025 15:50