Nhiều kỹ thuật phát hiện ung thư vú sớm: Hy vọng mới cho bệnh nhân
Hơn 100 hội viên phụ nữ xã Tiên Phương được truyền thông phòng chống bệnh tật | |
Đắp lá chữa ung thư vú: Người bệnh tự “tước đi” cơ hội điều trị | |
8.000 phụ nữ sẽ được tầm soát ung thư vú miễn phí |
Chia sẻ với báo chí, GS.TS Phạm Minh Thông, Giám đốc Trung tâm Điện quang, Phó Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai cho biết: Ung thư vú là loại ung thư phổ biến nhất ở phụ nữ trên toàn thế giới, với trên 1 triệu trường hợp mới mắc hàng năm. Tại Việt Nam, tỷ suất mắc bệnh chuẩn hoá theo tuổi tăng gấp đôi trong vòng 2 thập kỉ gần đây, từ 13,8 năm 2000 lên 29,9/100.000 phụ nữ năm 2010. Tỷ lệ mắc mới hằng năm trên cả nước lên tới 12.533 ca, chiếm trên 20% số ca ung thư ở nữ giới.
Các bác sĩ Bệnh viện Bạch Mai đang ứng dụng kỹ thuật mới để thăm, khám cho bệnh nhân (Ảnh: Mai Thanh). |
Trước đây, hầu hết các bệnh nhân phát hiện ung thư vú ở giai đoạn muộn, khi các triệu chứng lâm sàng đã rõ ràng, khiến tiên lượng bệnh kém. Việc sàng lọc ung thư vú phát hiện những u nhỏ, tổn thương không sờ thấy giúp giảm tỷ lệ tử vong do ung thư vú. Các chuyên gia khẳng định: Ung thư vú nếu được phát hiện ở giai đoạn sớm có thể chữa khỏi hoàn toàn. Chụp Xquang tuyến vú là phương thức cơ bản nhất trong sàng lọc ung thư vú, đã được chứng minh làm giảm tỷ lệ tử vong do ung thư vú gây ra qua những thử nghiệm lâm sàng có đối chứng.
Chụp Xquang tuyến vú (Mammography) là kỹ thuật sử dụng chùm tia X cường độ thấp chiếu vào các mô tuyến vú để thu lại các hình ảnh tại tuyến vú. Phương pháp này giúp phát hiện các bất thường, khối u ở giai đoạn sớm ngay cả khi bệnh nhân chưa sờ và cảm nhận thấy. Chụp Xquang vú đã được chứng minh có hiệu quả trong phát hiện sớm ung thư vú, đặc biệt là loại carcinôm ống tuyến vú tại chỗ, nghĩa là chưa xâm lấn. Với giai đoạn này khả năng trị khỏi hoàn toàn là rất cao và trong đa số trường hợp có thể phẫu thuật bảo tồn tuyến vú cho người bệnh.
Đơn cử trường hợp bệnh nhân Nguyễn Thị T. (56 tuổi, ở Hà Nội) – một bệnh nhân đã được điều trị ung thư vú thành công tại Bệnh viện Bạch Mai nhờ điều trị sớm. Chị T. chia sẻ: “Tôi phát hiện bệnh hoàn toàn tình cờ, không có triệu chứng, biểu hiện gì. Đợt đó khi đến viện để kiểm tra sức khỏe, bác sĩ khuyên tôi nên chụp Xquang tuyến vú và không ngờ phát hiện có vấn đề. Sau khi được siêu âm 3D kiểm tra, sinh thiết và làm giải phẫu bệnh phát hiện chính xác khối u ở giai đoạn sớm, tôi đã được điều trị hóa chất và mổ cắt khối u tại bệnh viện Bạch Mai. Đến nay tôi hoàn toàn khỏe mạnh và bản thân không thấy sự thay đổi nào”.
Tại Trung tâm điện quang (TTĐQ) - Bệnh viện Bạch Mai, ngoài các kỹ thuật giúp chẩn đoán bệnh lý tuyến vú đã triển khai một số kỹ thuật can thiệp tuyến vú dưới hướng dẫn của hình ảnh như: Chọc hút tế bào kim nhỏ dưới siêu âm, sinh thiết kim lõi dưới Xquang và siêu âm, sinh thiết có thiết bị hút chân không dưới hướng dẫn của siêu âm và Xquang; và điều trị loại bỏ tổn thương tuyến vú bằng kỹ thuật sinh thiết có hỗ trợ hút chân không dưới hướng dẫn của siêu âm. Kỹ thuật này đã triển khai tại TTĐQ từ năm 2018, và đã thực hiện được trên hơn 100 bệnh nhân. Đây là một kỹ thuật hiện đại, có nhiều ưu điểm, ít xâm hại, giảm tối đa tổn thương nhu mô lành lân cận, giúp bệnh nhân phục hồi nhanh chóng.
Chị Trương Thị Minh T. (68 tuổi, ở Nghệ An) là bệnh nhân đã được hút bỏ u xơ bằng kỹ thuật sinh thiết hút chân không dưới hướng dẫn của siêu âm cho biết: “Thật tuyệt vời khi thực hiện kỹ thuật tôi không hề cảm thấy một chút đau đớn nào. Các bác sỹ tại TTĐQ đã tư vấn rất cẩn thận và đầy đủ, khối u của tôi đã được loại bỏ hoàn toàn, vết sẹo trên ngực nhỏ và hầu như không nhìn thấy. Bản thân tôi rất phấn khởi và không còn lo lắng”.
TS.BS Nguyễn Thu Hương, Trưởng nhóm chẩn đoán hình ảnh vú (TTĐQ) cho biết: Với phương pháp này, bác sĩ sử dụng kim sinh thiết dưới hướng dẫn siêu âm có đường kính lớn (11-8G), có thiết bị hỗ trợ hút chân không để lấy mẫu bệnh phẩm, cho kết quả giải phẫu bệnh tốt hơn hoặc để lấy toàn bộ tổn thương lành tính. Thời gian thực hiện nhanh, bệnh nhân có thể ra viện trong ngày, có thể sinh hoạt bình thường sau 1 ngày, chỉ gây tê tại chỗ, hầu như không để lại sẹo. Tất cả các tổn thương tuyến vú lành tính gây ảnh hưởng cho bệnh nhân đều có thể sử dụng phương pháp này, với kích thước khối u dưới 3cm có thể lấy bỏ toàn bộ tổn thương trong 1 lần can thiệp.
Chia sẻ thêm về kỹ thuật này, PGS.TS.BS Phạm Cẩm Phương, Phó Giám đốc Trung tâm Y học hạt nhân và ung bướu, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, trước đây khi chưa có phương pháp sinh thiết hút chân không, bệnh nhân phải trải qua cuộc tiểu phẫu với đường rạch ở vú bằng hoặc lớn hơn kích thước khối u. Vì thế, sẹo để lại ở ngực phụ thuộc kích thước khối u, thường từ 2-5 cm.
Hiện Bạch viện Bạch Mai đã thành lập một team work (các bác sĩ làm việc theo nhóm) chuyên về ung thư vú gồm bác sĩ chẩn đoán hình ảnh, bác sĩ giải phẫu bệnh, bác sĩ ngoại khoa và bác sĩ ung bướu. Các bệnh nhân có bệnh lý tuyến vú nghi ngờ ung thư hoặc có bệnh lý vú phức tạp đều được đa chuyên khoa hội chẩn, đánh giá giai đoạn bệnh để đưa ra phác đồ và phương pháp điều trị phù hợp nhất cho bệnh nhân.
Các bác sĩ cũng cho biết, tất cả phụ nữ trên 40 tuổi đều có chỉ định chụp Xquang để sàng lọc ung thư vú. Với những phụ nữ dưới 40 tuổi nhưng có nguy cơ cao (mang gen đột biến BRCA1, BRCA2, trong gia đình có người bị ung thư vú, phụ nữ béo phì, tiểu đường, không sinh con, không cho con bú): Nên chụp Xquang vú sớm hơn 5 năm so với khuyến cáo. Hàng tháng, sau khi sạch kinh, các chị em nên tự sờ hai tuyến vú của mình, nếu thấy có bất kỳ dấu hiệu gì bất thường thì cần đến cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám và điều trị kịp thời. |
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Tin khác
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết
Y tế 23/12/2024 16:40
"Quả ngọt" sau hành trình 11 năm mòn mỏi mong con
Y tế 22/12/2024 06:02
Hoàn thiện Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức và Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 trong năm 2025
Y tế 20/12/2024 20:37
Trang bị kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản cho vị thành niên, thanh niên
Xã hội 20/12/2024 09:58
Hạnh phúc của những cặp vợ chồng quân nhân hiếm muộn
Y tế 19/12/2024 17:38
Tình trạng các nạn nhân vụ cháy trên đường Phạm Văn Đồng đang điều trị tại Bệnh viện E
Y tế 19/12/2024 16:43
Sôi nổi Hội thi Rung chuông vàng tìm hiểu kiến thức về sức khỏe sinh sản vị thành niên
Y tế 17/12/2024 20:52
Thời tiết chuyển lạnh, nhiều người nhập viện vì mắc sởi
Y tế 17/12/2024 08:06
Nhiều người cần tham vấn tâm lý trong điều trị bệnh “khó nói”
Y tế 17/12/2024 06:39
Hà Nội ghi nhận thêm 44 trường hợp mắc sởi
Y tế 17/12/2024 06:38